Trong vài năm trở lại đây, New Zealand là một trong những quốc gia “hot” được nhiều du khách cũng như người dân Việt Nam lựa chọn làm điểm đến du lịch, học tập và định cư, cạnh tranh trực tiếp với người anh em láng giềng Úc. Vậy thì New Zealand là nước nào? Nước New Zealand nằm ở đâu? Và vì sao New Zealand lại thu hút được nhiều sự chú ý đến thế? Hãy cùng Catholic MTA tìm hiểu tất tần tật những thông tin thú vị về vị trí địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị, ẩm thực của quốc gia xinh đẹp này trong bài viết dưới đây nhé!
New Zealand là nước nào?
New Zealand là một quốc đảo xinh đẹp với thiên nhiên phong phú, không khí trong lành nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương. New Zealand bao gồm 2 vùng lãnh thổ chính là Bắc đảo và Nam đảo cùng với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác xung quanh.
Nhiều người thường hiểu lầm và đặt câu hỏi rằng New Zealand là thủ đô của nước nào? New Zealand là của nước nào? Hay New Zealand có thuộc EU không? Thì câu trở lời là New Zealand là một quốc gia độc lập và không nằm dưới sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào khác. Bên cạnh đó, New Zealand không thuộc EU (Liên minh châu Âu). Thủ đô của quốc gia này là Wellington, tọa lạc tại đảo Bắc và là vùng dân cư lớn nhất tại New Zealand.
Nơi đây được tạo hóa ưu ái ban tặng nhiều cảnh vật hùng vĩ và sự đa dạng sinh học, từ đó giúp cho xứ sở Kiwi trở thành một trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất phía Nam bán cầu. Bên cạnh đó, với bề dày lịch sử và nền văn hóa đậm đà bản sắc, du khách khi đặt chân đến đây như được ngược dòng thời gian trở về những cột mốc vàng son đã hình thành và gây dựng nên đất nước New Zealand ngày nay. Hãy xem đến cuối bài viết để khám phá chi tiết New Zealand là nước nào nhé!
Vị trí địa lý của New Zealand
Nước New Zealand ở châu nào? New Zealand - một quốc đảo tọa lạc tại Châu Đại Dương, phía Tây Nam Thái Bình Dương và cách Úc khoảng 1600km về phía Nam.
Quốc gia này sở hữu một vị trí địa lý đặc biệt với diện tích 268.021 km², New Zealand bao gồm hai hòn đảo chính là Bắc Đảo và Nam Đảo cùng nhiều đảo nhỏ khác. Nam Đảo là khu vực nổi tiếng với dãy núi Southern Alps hùng vĩ, nơi có đỉnh Mount Cook cao 3.754m - được mệnh danh là “nóc nhà” của New Zealand. Trong khi đó, Bắc Đảo lại mang một vẻ đẹp đối lập với các hoạt động địa chất mạnh mẽ từ đó hình thành nên nhiều núi lửa và hồ lớn. Sự khác biệt này đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và đa dạng sinh học phong phú cho New Zealand.
Ngoài ra, với chiều dài hơn 1600km nhưng chiều rộng chỉ khoảng 400km mang đến một đường bờ biển dài 115.134km. Điều này đã mang lại cho New Zealand những lợi thế vô cùng to lớn trong việc khai thác tài nguyên biển. Không ngoa khi nói vùng kinh tế đặc biệt của New Zealand được xem là rộng lớn nhất thế giới, với diện tích gấp 15 lần so với đất liền.
New Zealand có biên giới gần với nước Úc vì thế nhiều người thường lầm tưởng New Zealand là nước Úc. Tuy nhiên, cả 2 quốc gia này chỉ là “láng giềng” và có một số sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa nhất định.
Quốc kỳ New Zealand
Quốc kỳ New Zealand lấy cảm hứng từ Cờ hiệu hàng hải của Anh. Cờ New Zealand có màu xanh với quốc kỳ của Vương quốc Liên hiệp Anh ở góc trái phía bên trên và bốn ngôi sao màu đỏ viền trắng, tượng trưng cho chòm sao Nam Thập Tự.
Ý nghĩa cụ thể của quốc kỳ New Zealand là màu xanh đại diện cho bầu trời và biển, hình ảnh lá cờ của Liên hiệp Anh thể hiện quá khứ New Zealand từng là thuộc địa của Anh và chòm sao Nam Thập Tự chính là mô tả vị trí của New Zealand ở phía Nam bán cầu.
Múi giờ New Zealand
New Zealand áp dụng giờ mùa hè (NZDT) để tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời và cải thiện chất lượng cuộc sống. Theo quy định, vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 9 hàng năm, lúc 2:00 sáng (giờ chuẩn New Zealand - NZST), đồng hồ sẽ được chỉnh nhanh 1 giờ để chuyển sang giờ mùa hè (NZDT). Ngược lại, vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 3, đồng hồ sẽ được điều chỉnh lùi 1 giờ để quay trở lại giờ chuẩn. Việc điều chỉnh giờ theo mùa này nhằm kéo dài thời gian ban ngày, giúp người dân có thêm thời gian hoạt động ngoài trời và tiết kiệm năng lượng tiêu thụ cho việc chiếu sáng.
Múi giờ chuẩn của New Zealand là UTC+12 còn Việt Nam là UTC+7, thế nên New Zealand sẽ nhanh hơn Việt Nam 4 tiếng vào mùa Đông và 5 tiếng vào mùa hè.
Nhiệt độ khí hậu ở New Zealand
Khí hậu của New Zealand thuộc loại ôn đới với đặc trưng là sự mát mẻ, trong lành và lượng mưa khá nhiều. Vào mùa đông, nhiệt độ tại đây thường dao động trong khoảng 12°C đến 16°C, trong khi mùa hè nhiệt độ cao nhất trong khoảng 20°C đến 25°C. So với “người bạn hàng xóm” là Úc thì khí hậu New Zealand dễ chịu hơn. Đặc biệt, mùa đông ở đây không phải chịu cảnh buốt giá với nhiệt độ có thể giảm xuống âm độ như nhiều quốc gia khác như Canada, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của New Zealand sẽ dao động từ khoảng 10°C ở khu vực phía Nam đến 16°C ở phía Bắc. Tháng lạnh nhất trong năm sẽ là tháng 7 và tháng ấm áp nhất sẽ là tháng 1 hoặc 2. Nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông ở New Zealand không có sự biến động quá lớn. Sự tăng giảm nhiệt độ chủ yếu đến từ sự chênh lệch độ cao, mỗi khi độ cao tăng thêm 100m, nhiệt độ sẽ giảm khoảng 0,7°C.
Những khu vực được không chịu ảnh hưởng bởi gió Tây thường có nhiều giờ nắng hơn, và nhìn chung, New Zealand nhận ít nhất 2000 giờ nắng mỗi năm. Chỉ số bức xạ UV (UVI) vào giữa trưa trong mùa hè thường rất cao ở hầu hết các nơi và có thể đạt “đỉnh” ở phía Bắc và các vùng núi. Tuy nhiên, bức xạ UV vẫn có thể ở mức cao trong cả mùa thu và mùa xuân vì thế việc sử dụng kem chống nắng hoặc các vật dụng che chắn vẫn rất quan trọng khi bạn sinh hoạt ngoài trời.
Vào mùa Đông tại New Zealand, tuyết sẽ rơi chủ yếu ở các vùng núi và hiếm khi xuất hiện tại các khu vực ven biển của Đảo Bắc và phía tây Đảo Nam, đi kèm với tình trạng sương giá có thể ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực New Zealand.
Mùa xuân New Zealand (tháng 09 - tháng 11)
Trong khi phần lớn các quốc gia trên thế giới đang đắm mình trong không khí se lạnh của mùa Đông hoặc bắt đầu cảm nhận những hơi ấm đầu tiên của mùa xuân thì tại New Zealand một câu chuyện hoàn toàn khác đang diễn ra. Xứ sở Kiwi chào đón mùa xuân theo một cách rất riêng, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và khó quên.
Mùa Xuân tại New Zealand là lúc mà vạn vật trỗi dậy với một sức sống mãnh liệt. Những cánh đồng hoa tulip bung nở rực rỡ, những cây anh đào khoe sắc hồng đào và hàng ngàn loài hoa dại đua nhau khoe sắc, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Tại sao mùa xuân ở New Zealand lại bắt đầu sớm như vậy? Điều này có liên quan đến vị trí địa lý của New Zealand. Nằm ở Nam bán cầu, New Zealand trải nghiệm các mùa theo một chu kỳ ngược lại so với các quốc gia ở Bắc bán cầu. Khi mùa đông đến với Bắc bán cầu, thì ở New Zealand lại là mùa hè. Và ngược lại, khi Bắc bán cầu đón mùa xuân, thì Nam bán cầu lại bước vào mùa thu.
Mùa hè ở đất nước New Zealand (tháng 12 - tháng 02)
Xứ sở Kiwi chào đón mùa Giáng sinh theo một cách rất riêng - một mùa Giáng sinh tràn đầy nắng ấm. Thật vậy, khi các quốc gia ở Bắc bán cầu đang cuộn mình trong những chiếc áo khoác dày cộp, thì người dân New Zealand lại nô nức chuẩn bị cho những buổi tiệc ngoài trời, những chuyến đi biển và những hoạt động thể thao đầy thú vị.
Giáng sinh ở New Zealand chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó quên. Bạn sẽ được khám phá những bãi biển tuyệt đẹp, khu rừng xanh mát, ngọn núi hùng vĩ và những thành phố hiện đại. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực địa phương độc đáo và mua sắm những món quà lưu niệm ý nghĩa.
Mùa thu ở đất nước New Zealand (tháng 03 - tháng 05)
Khi những cơn gió heo may đầu mùa bắt thổi về là báo hiệu một mùa thu đang đến, New Zealand lại khoác lên mình một tấm áo mới với những sắc màu rực rỡ. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến để tận hưởng vẻ đẹp lãng mạn của mùa thu, thì New Zealand chắc chắn là một lựa chọn hoàn hảo.
Mùa thu ở New Zealand thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 5. Trong khoảng thời gian này, khí hậu sẽ trở nên mát mẻ hơn, nắng vàng dịu nhẹ và vô cùng phù hợp cho việc dạo quanh các tuyến đường hoặc “check in” tại các địa điểm nổi tiếng. Những cánh rừng xanh ngát bỗng chốc nhuộm đỏ bởi hàng ngàn chiếc lá phong, lá sồi tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, khiến nhiều người không khỏi say đắm, lưu luyến không rời.
Mùa đông ở New Zealand (tháng 06 - tháng 09)
Ẩn mình trong những màn tuyết trắng xóa, New Zealand hiện lên như một xứ sở băng giá với những dãy núi trùng điệp được phủ lên một lớp “chăn bông” bằng tuyết mềm mịn. Mùa Đông tại New Zealand tràn ngập những hoạt động ngoài trời thú vị như trượt tuyết, leo núi hay ngâm mình trong suối nước nóng để gột rửa hết mọi mệt mỏi.
Nhiều người trước đây không biết New Zealand là nước nào vì thế thường nghĩ quốc gia này vào mùa Đông sẽ rất lạnh. Tuy nhiên. bạn có thể yên tâm về vấn đề khí hậu và nhiệt độ, bởi nhiệt độ chỉ dao động trong khoảng 12 ºC - 16ºC, cao hơn nhiều so với các quốc gia ôn đới khác như Mỹ, Úc, Canada hay các quốc gia thuộc châu Âu.
Cảnh đẹp New Zealand
Nhiều người vẫn còn xa lạ và tự hỏi New Zealand là nước nào? Có những danh lam thắng cảnh hoặc địa điểm du lịch nổi tiếng nào hay không? Hãy khám phá ngay những điểm đến nhất định phải có trong “bucket list” khi bạn đặt chân đến quốc gia này nhé!
Vườn Quốc gia Abel Tasman
Ẩn mình tại vùng đảo phía Nam New Zealand, Vườn quốc gia Abel Tasman hiện lên với vẻ đẹp thiên nhiên đầy mê hoặc và hoang sơ. Tại đây, bạn có thể lựa chọn tham gia vào các hoạt động vô cùng thú vị như đi bộ đường dài hoặc chèo thuyền kayak.
Bên cạnh đó, những bãi biển cát trắng trải dài cùng làn nước biển xanh ngọc trong vắt cũng là điểm giúp nơi đây thu hút hàng ngàn khách du lịch ghé thăm mỗi năm. Đặc biệt, vào ban đêm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ ảo từ những đốm sáng lung linh của sinh vật phù du tạo nên một màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp.
Công viên Quốc gia Tongariro
Vườn quốc gia Tongariro là một trong những vườn quốc gia lâu đời và nổi tiếng nhất trên thế giới. Tọa lạc ngay tại trung tâm Bắc đảo của New Zealand, Tongariro là một “bảo tàng” trưng bày hàng trăm tác phẩm nghệ thuật được gọt giũa từ bàn tay của mẹ thiên nhiên với ba ngọn núi lửa hùng vĩ là Tongariro, Ngauruhoe và Ruapehu. Chính vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và giá trị văn hóa - lịch sử to lớn ấy đã giúp Tongariro được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Để khám phá mọi ngóc ngách kì ảo trong khu rừng tự nhiên vĩ đại này bạn sẽ phải băng qua con đường mòn vô cùng nổi tiếng chính là đường mòn Tongariro Alpine Crossing. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục, Tongariro còn mang đậm dấu ấn văn hóa của người dân bản địa Maori. Nhiều truyền thuyết và câu chuyện về người Maori đã gắn liền với hình ảnh ngọn núi lửa này, mang lại một bầu không khí linh thiêng tràn đầy hơi thở của thời đại.
Tongariro là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên cũng như đam mê khám phá và mạo hiểm. Bạn có thể thỏa sức chinh phục những đỉnh núi cao, đặt chân đến các thung lũng đầy mê hoặc hay đơn giản chỉ là thư giãn bên những hồ nước trong xanh.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chuyến hành trình tràn đầy những điều lý thú tại đây, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về thể lực, trang phục và các vật dụng cần thiết. Lưu ý rằng, thời tiết ở Tongariro luôn thay đổi thất thường, vì vậy hãy mang theo đủ áo ấm, quần áo giữ nhiệt, giày chống trơn và các thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho chuyến đi.
Vườn quốc gia Tongariro chắc chắn sẽ để lại trong lòng bạn những kỷ niệm khó quên thế nên hãy đến Tongariro và khám phá một trong những kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời nhất của New Zealand.
Công viên Quốc gia Aoraki
Với đỉnh Aoraki sừng sững giữa mây trời, Vườn quốc gia Aoraki hay Núi Cook là một trong những biểu tượng của New Zealand. Được công nhận là vườn quốc gia từ năm 1953, nơi đây đã thu hút du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ và hệ sinh thái đa dạng.
Tên gọi “Aoraki” mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Maori, thể hiện sự tôn kính của người dân đối với ngọn núi này. Đến với Aoraki/Núi Cook, bạn sẽ có cơ hội khám phá những con đường mòn ngoằn ngoèo, ngắm nhìn những hồ nước trong xanh, được chữa lành và tận hưởng không khí vô cùng mát mẻ, dễ chịu khi hòa mình vào thiên nhiên.
Bay of Island
Vịnh các đảo (Bay of Islands) với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, những bãi biển cát trắng trải dài và làn nước mát lạnh, trong xanh. Nơi đây không chỉ là thiên đường cho những hoạt động ngoài trời mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Đến với Vịnh các đảo, bạn có thể khám phá Waitangi Treaty House, nơi diễn ra lễ ký Hiệp ước Waitangi - một ngày lễ cực kỳ quan trọng đối với người dân nơi đây.
Ngắm nhìn ánh hoàng hôn dần buông trên những bãi cát vàng và đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng cùng với tiếng sóng vỗ rì rào là một trong những hoạt động không thể bỏ qua khi bạn ghé thăm nơi này. Đừng bỏ lỡ cơ hội được giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi sau những giờ học và làm việc căng thẳng tại Vịnh các đảo nhé!
Vịnh Milford Sound
Với những thác nước đổ ào từ các vách đá dựng đứng, Milford Sound như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Đến với Milford Sound, du khách sẽ có cơ hội khám phá những hang động bí ẩn, lặn ngắm san hô và thư giãn trên bãi biển đầy nắng ấm. Với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ, Milford Sound xứng đáng được mệnh danh là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới.
Vịnh Milford Sound hay còn gọi với cái tên Maori là Piopiotahi gắn liền với những câu chuyện huyền thoại về loài chim Piopio và vị anh hùng Mauri. Nơi đây không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên mà còn là một di sản văn hóa quý giá của người Maori.
Truyền thuyết kể rằng, Mauri một vị anh hùng của bộ tộc đã cố gắng ra đi tìm lấy vị thuốc trường sinh cho loài người. Nhưng không may thay khi đến khu vực vịnh này, anh đã hy sinh trên đường tìm kiếm. Lúc ấy chim Piopio đã bay đến và hót lên khúc hát bi tráng để ca ngợi và thể hiện sự biết ơn sự hy sinh của vị anh hùng Mauri. Tuy nhiên, loài chim này ngày nay đã tuyệt chủng còn vịnh Milford Sound vẫn mãi giữ tên gọi Piopiotahi.
Vườn Queenstown
Queenstown nằm bên hồ Wakatipu xanh ngát, được bao quanh bởi những dãy núi cao, thu hút du khách đến để thư giãn, ngắm cảnh, thưởng thức rượu vang và tham gia các hoạt động thể thao mạo hiểm. Bạn có thể ghé thăm Queenstown bốn mùa trong năm vì mỗi mùa đều mang đến những vẻ đẹp và không khí riêng biệt.
Vào mùa xuân, thung lũng đã bắt đầu xanh tươi trở lại sau quá trình “ngủ đông”, tạo điều kiện cho mọi hoạt động vui chơi và khám phá. Còn trong mùa hè, ánh nắng vàng rực rỡ chiếu rọi trên những tán cây là thời điểm tuyệt vời để tham quan cảnh vật nơi đây.
Đến mùa thu, thị trấn thay áo mới với những cánh rừng nhuộm vàng, nước hồ chuyển sang màu xanh thẫm tuyệt đẹp. Và vào mùa đông, tuyết sẽ phủ trắng xóa lên khắp cảnh vật, thu hút du khách đến trượt tuyết và tận hưởng những bữa ăn ấm cúng bên cạnh ánh lửa bập bùng.
Sở thú Wellington
Với hơn 500 cá thể đại diện cho hơn 100 loài từ khắp nơi trên thế giới, sở thú Wellington là ngôi nhà chung của những loài động vật quý hiếm như hổ Sumatra, mòng két Đảo Campbell và nhiều loài sinh vật bản địa New Zealand.
Tại đây, bạn có thể tương tác với các loài động vật thông qua các hoạt động thú vị như cho sư tử ăn, quan sát quá trình chăm sóc động vật hoặc lắng nghe những câu chuyện hấp dẫn từ các nhà bảo tồn. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá sở thú Wellington, nơi bạn có thể ngắm nhìn những loài động vật đa dạng và tìm hiểu về cuộc sống của chúng.
Hồ Tekapo
Nằm ẩn mình giữa những dãy núi hùng vĩ của đảo Nam New Zealand, hồ Tekapo tựa như một viên ngọc xanh quý giá, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Với màu nước xanh lam đặc trưng, hồ không chỉ là một danh thắng thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là một kiệt tác nghệ thuật do thiên nhiên ban tặng.
Vẻ đẹp của hồ Tekapo còn được tô điểm bởi những cánh đồng hoa Lupin rực rỡ sắc màu. Vào mùa xuân, khi những bông hoa Lupin đang khép mình dần bung nở, cả hồ Tekapo như được khoác lên một tấm áo mới, tươi tắn và rực rỡ hơn. Du khách đến đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một khung cảnh đầy mê hoặc kết hợp giữa hồ nước xanh mát, những dãy núi tuyết phủ trắng xóa và những cánh đồng hoa Lupin trải dài đến tận chân trời.
Đặc biệt, hồ Tekapo còn được UNESCO công nhận là một trong những Khu bảo tồn bầu trời đêm (DSP) quan trọng trên thế giới. Vào những đêm trời quang, du khách có thể ngắm nhìn bầu trời đêm đầy sao lung linh, với dải ngân hà trải dài như một dải lụa óng ánh. Đây là một trải nghiệm khó quên đối với những người yêu thiên văn học và nhiếp ảnh.
Màu xanh lam đặc trưng của hồ Tekapo là kết quả của quá trình bào mòn đá bởi các sông băng. Những hạt đá nhỏ li ti bị nghiền nát, sau đó chảy vào hồ, tạo nên màu xanh ngọc lam huyền ảo. Khi ánh mặt trời chiếu xuống, những hạt đá li ti này phản chiếu ánh sáng khiến cho cảnh sắc càng trở nên lấp lánh tựa như bức tranh được phát họa bởi bàn tay của các danh họa.
Hồ Tekapo không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn mà còn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ, nhà thơ và những tâm hồn yêu thiên nhiên. Đến với Tekapo, du khách sẽ được đắm mình trong vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên và tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Chính phủ và chế độ chính trị
New Zealand là nước nào? Có thể chế chính trị gì? Là một trong những điều mà nhiều người quan tâm. Bởi một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách ghé thăm hoặc định cư lâu dài sau này.
New Zealand vận hành một hệ thống chính trị độc đáo kết hợp giữa truyền thống quân chủ và hiện đại dân chủ. Đất nước này áp dụng chế độ quân chủ lập hiến, với quốc vương - hiện tại là Charles III - giữ vai trò nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, quyền lực thực tế nằm ở Nghị viện, nơi các đảng phái chính trị cạnh tranh để giành đa số và hình thành chính phủ.
Nguyên tắc “Nữ hoàng trị vì, nhưng chính phủ quy định” là nền tảng của hệ thống hành pháp New Zealand. Thủ tướng, người đứng đầu đảng đa số tại Hạ viện, nắm giữ vai trò quan trọng nhất trong chính phủ.
Thủ tướng sẽ chịu trách nhiệm thành lập nội các và bộ máy chính trị bao gồm các bộ trưởng được lựa chọn từ các thành viên của đảng cầm quyền. Nội các là cơ quan ra quyết định cao nhất của chính phủ, chịu trách nhiệm về việc xây dựng và thực thi chính sách.
Hệ thống đa đảng ở New Zealand tạo ra một môi trường chính trị năng động và cạnh tranh cao. Mặc dù có hai đảng chính là Đảng Lao động và Đảng Quốc gia, nhưng các đảng nhỏ hơn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách. Việc thành lập chính phủ liên minh hoặc thiểu số là khá phổ biến, đòi hỏi các đảng phái phải hợp tác và thỏa hiệp để đạt được sự đồng thuận.
Nền kinh tế New Zealand đứng thứ mấy thế giới?
Nền kinh tế New Zeland đứng thứ 52 trên thế giới dựa theo thước đo Tổng sản phẩm quốc nội (GPD) danh nghĩa và là nền kinh tế lớn thứ 63 trên thế giới nếu đo bằng sức mua tương đương (PPP).
New Zealand được biết đến là một trong những quốc gia có chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới. Nền kinh tế thị trường của đất nước này không chỉ đạt được mức tăng trưởng ấn tượng mà còn chú trọng đến sự phát triển bền vững.
Điều này được thể hiện rõ nét qua vị trí hàng đầu của New Zealand trong các bảng xếp hạng quốc tế về chỉ số phát triển con người và chỉ số tự do kinh tế. Với GDP bình quân đầu người cao và đồng đô la New Zealand (hay còn gọi là đô la Kiwi) đóng vai trò tiền tệ chính thức, người dân New Zealand được hưởng mức sống ổn định và hướng chế độ an sinh xã hội tốt.
Dân cư tại New Zealand
Với diện tích đất liền rộng lớn nhưng New Zealand lại có mật độ dân số tương đối thấp, chỉ khoảng 4,8 triệu người. Vì thế, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, chính phủ New Zealand đã và đang thực hiện các chính sách nhập cư linh hoạt, thu hút người dân từ khắp nơi trên thế giới đến sinh sống và làm việc.
Nhờ đó, đất nước này sở hữu một cộng đồng đa văn hóa sôi động, trong đó người châu Âu chiếm tỷ lệ lớn nhất, bên cạnh cộng đồng người Maori bản địa và các cộng đồng dân tộc nhỏ khác như châu Á và châu Phi.
New Zealand dùng tiền gì?
Đơn vị tiền tệ chính thức của New Zealand là Đô la New Zealand (NZD), được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch hàng ngày tại đất nước này cũng như một số quốc đảo lân cận như Quần đảo Cook, Niue. Để phân biệt với các đồng đô la khác, người ta thường viết tắt NZD NZ$.
Nguồn gốc cái tên “Kiwi”
Với ngoại hình xù xì, nhỏ bé và không cánh - Chim Kiwi là một trong những loài động vật đại diện cho New Zealand. Việc gọi đồng đô la New Zealand là “Kiwi” không chỉ đơn thuần là một biệt danh mà nó gắn liền với bản sắc của quốc gia này. Đồng thời, đây cũng là cách để thể hiện niềm tự hào dân tộc và sự độc đáo của nền văn hóa New Zealand.
Hệ thống tiền tệ đa dạng
Một điểm thú vị về đồng đô la New Zealand là hệ thống tiền tệ của quốc gia này khá đa dạng, bao gồm cả tiền xu và tiền giấy. Mỗi đồng xu hay tờ tiền đều được thiết kế với những hình ảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn văn hóa của New Zealand.
Các mệnh giá tiền New Zealand bao gồm:
- Tiền xu: 10 cents, 20 cents, 50 cents, $1, $2.
- Tiền giấy: $5, $10, $20, $50, $100.
Tỷ giá hối đoái và lưu ý
New Zealand là nước nào và tiền tệ quy đổi sang Việt Nam có mệnh giá bao nhiêu? Hãy cùng giải đáp ngay nhé!
Theo tỷ giá được tính đến ngày 11/12/2024, 1 đô la new zealand sẽ tương đương với 15,098 VNĐ. Tỷ giá này có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình chính trị và kinh tế của New Zealand nói riêng và thế giới nói chung. Do đó, khi có nhu cầu chuyển đổi tiền tệ, bạn nên tham khảo tỷ giá mới nhất từ các ngân hàng hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển tiền uy tín
- 1 NZD = 15,098 VNĐ
- 5 NZD = 75,491 VNĐ
- 10 NZD = 150,981 VNĐ
- 15 NZD = 226,472 VNĐ
- 20 NZD = 301,962 VNĐ
- 50 NZD = 754,905 VNĐ
- 100 NZD = 1,509,810 VNĐ
Tôn giáo của New Zealand
New Zealand là một quốc gia đa văn hóa, nơi tôn trọng sự khác biệt về tín ngưỡng. Mặc dù Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Công giáo, có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân tại quốc gia này nhưng nơi đây cũng là mái nhà chung của nhiều tôn giáo khác như Phật giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và các tín ngưỡng truyền thống của người Maori. Sự hòa hợp giữa các tôn giáo đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu và độc đáo cho New Zealand.
Ngoài ra, nơi đây còn kết hợp giữa giáo dục và tôn giáo một cách nhuần nhuyễn khi đưa tôn giáo vào trong giảng dạy tại cấp trung học. Một số trường trung học Công Giáo nổi tiếng tại New Zealand bao gồm:
- Liston College
- St.Dominic’s Girl’s Catholic College
- St Patrick College Wellington
Học tập tại các trường Công Giáo không chỉ giúp học sinh có thêm các kiến thức học thuật mà còn rèn giũa đạo đức cũng như kỹ năng mềm một cách hiệu quả. Bên cạnh các giáo án và chương trình học thông thường, học sinh sẽ có thêm các tiết học liên quan đến đạo Công Giáo và khung giờ để cầu nguyện. Một số trường sẽ có nhà nguyện hoặc nhà thờ được đặt ngay trong khuôn viên trường.
Hiện tại, nhu cầu du học tại các trường Công Giáo ngày càng tăng cao. Vì thế, Catholic MTA vẫn đang cố gắng tối đa để hỗ trợ hàng trăm học sinh nhập học thành công các ngôi trường Công Giáo tại New Zealand. Đăc biệt, chúng tôi cũng đang là đối tác chiến lược của rất nhiều trường Công Giáo và ngoài Công Giáo tại New Zealand. Vì thế, việc thụ lý hồ sơ và tuyển sinh được diễn ra vô cùng nhanh chóng.
Ngoài ra, để trao cơ hội học tập cho những bạn có thành tích học tập tốt nhưng điều kiện kinh tế khó khăn, Catholic MTA đã thành lập Quỹ học bổng Công Giáo (học bổng Catholic MTA) cùng với sự giúp sức của các mạnh thường quân.
Ẩm thực New Zealand
Ẩm thực New Zealand vô cùng đa dạng và là sự kết hợp giữa nhiều nền ẩm thực lâu đời trên thế giới. Qua thời gian, người dân nơi đây đã cải tiến và sáng tạo ra các món ăn mới dựa trên nền tảng đã có sẵn trước đó tạo thành nét ẩm thực đặc trưng của New Zealand. Những nguyên liệu được sử dụng chủ yếu đến từ các nông trại và trang trại địa phương giúp cho món ăn luôn giữ được sự tươi mới.
Hangi
Hangi là một món ăn đã có mặt từ lâu đời tại New Zealand, gắn liền với nền văn hóa Maori. Đây là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc truyền thống của người Maori và thường được chuẩn bị trong các dịp lễ hội đặc biệt của cộng đồng bản địa.
Quá trình chế biến món ăn này khá độc đáo. Các nguyên liệu như thịt, rau củ, khoai tây… được bọc trong lá cây, rồi đặt lên những viên đá nóng hổi trong một cái hố được đào sâu dưới đất. Sau khi phủ kín hố bằng đất cát, các đầu bếp sẽ chờ trong vài giờ để thức ăn chín nhừ.
Ban đầu, người Maori sử dụng phương pháp này với lò nướng cổ, nhưng ngày nay với sự phát triển của công nghệ và để đảm bảo vệ sinh, người dân New Zealand đã cải tiến phương pháp bằng cách xây dựng những hố nướng được lót đá hoặc tráng xi măng xung quanh.
Thịt cừu nướng
Món thịt cừu nướng cũng là một đặc sản vô cùng nổi bật của New Zealand, được biết đến với hương vị tuyệt vời và chất lượng cao.
Tại nhiều nơi trên thế giới, bạn có thể bắt gặp nhiều món ăn được chế biến từ thịt cừu, song tại New Zealand thịt cừu sẽ được chế biến với nhiều nguyên liệu tươi mới cùng với phương pháp chế biến độc đáo của người bản địa tạo nên một món ăn đặc trưng mà bất cứ du khách nào, kể cả những người khó tính nhất cũng phải nếm thử nếu có dịp ghé thăm nơi đây.
Bánh Pavlova
Bánh Pavlova là một món tráng miệng không thể thiếu khi du khách ghé thăm New Zealand. Bánh có lớp vỏ ngoài giòn tan, xốp, được tạo thành từ hỗn hợp lòng trắng trứng và đường đánh bông, trong khi lớp bên trong lại mềm mại, giống như marshmallow.
Những miếng bánh thường được phủ thêm trái cây tươi được thu hoạch từ các trang trại địa phương như dâu tây, việt quất hay đào để tăng thêm phần hấp dẫn và hài hòa về màu sắc lẫn hương vị.
Cá trắng nhỏ
Cá trắng nhỏ là một đặc sản nổi tiếng trong ẩm thực New Zealand, thường được đánh bắt vào mùa xuân, khi chúng tập trung theo đàn. Sau khi đánh bắt, cá được ướp gia vị, trộn bột và chiên giòn. Món ăn này thường được ăn kèm với nước sốt đặc biệt và người dân New Zealand thường thưởng thức cá chiên giòn với một ly rượu vang ngon để tăng thêm hương vị.
Hàu Bluff
Với đường bờ biển dài cùng với sự phát triển mạnh của ngành đánh bắt thủy sản tại New Zealand thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua những món ăn chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon được tuyển chọn bởi các ngư dân nơi đây.
Trong đó, hàu Bluff là món hải sản rất được yêu thích tại nhất. Với hương vị béo ngậy đặc trưng, những con hàu Bluff trở thành món ăn tuyệt vời dưới bàn tay khéo léo của các đầu bếp, mang lại trải nghiệm ẩm thực khó quên cho du khách.
Rượu vang từ Marlborough và Hawke’s Bay
Khi đến New Zealand, du khách nhất định không thể bỏ qua việc thưởng thức những loại rượu vang nổi tiếng của quốc gia này. Vùng Marlborough và Hawke’s Bay là hai khu vực trồng nho lâu đời, nổi bật với các loại rượu vang chất lượng cao, đặc biệt là vang trắng Sauvignon Blanc, một trong những loại rượu vang hàng đầu thế giới.
Cà phê Wellington
Wellington, thủ đô của New Zealand, được mệnh danh là “thủ phủ cà phê” của quốc gia. Cà phê ở đây không chỉ là một thức uống, mà là một phần trong văn hóa của người dân. Những quán cà phê ở Wellington như những nhà máy nhỏ, liên tục chế biến những hạt cà phê chất lượng thành những ly cà phê mang hương vị đặc trưng khiến du khách không thể nào quên khi thưởng thức.
Nền giáo dục New Zealand
Khi có ai hỏi New Zealand nổi tiếng về cái gì? Thì câu trả lời sẽ là nền giáo dục tiên tiến của quốc gia này. Giáo dục New Zealand chú trọng đến việc tự do phát triển tiềm năng và sự sáng tạo của trẻ đối lập với nền giáo dục khuôn khổ, hà khắc của một số quốc gia ở châu Á.
Đối với những ai đang có ý định du học và định cư tại New Zealand thì việc tìm hiểu New Zealand là nước nào và nền giáo dục New Zealand từng cấp bậc như thế nào là việc vô cùng quan trọng.
Hệ thống giáo dục của New Zealand
Theo đánh giá của tổ chức QS World University Rankings, hiện tại có tất cả 8 trường đại học của New Zealand đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng quốc tế. Điều này chứng minh chất lượng giáo dục ở quốc gia này không chỉ được công nhận trong nước mà còn được đánh giá cao trên thế giới, góp phần tạo nên một hệ thống giáo dục tiên tiến và chuẩn quốc tế.
Với một nền giáo dục chất lượng và hệ thống học thuật đáng tin cậy, New Zealand đã thu hút rất nhiều du học sinh quốc tế. Hệ thống giáo dục của New Zealand không chỉ nổi bật với các trường đại học hàng đầu mà còn được hỗ trợ bởi một bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt dành cho giảng viên và sinh viên quốc tế, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo ra môi trường học tập kỷ luật nhưng cũng không kém phần năng động, sáng tạo.
Cụ thể, các trường đại học tại New Zealand luôn giữ được những vị trí ấn tượng trên bảng xếp hạng thế giới.
- University of Auckland: Vị trí #1 tại New Zealand và #81 toàn cầu.
- University of Otago: Vị trí #2 trong nước và đứng thứ #194 trên thế giới.
- University of Canterbury: Xếp #3 tại New Zealand và hạng #258 toàn cầu.
- Victoria University of Wellington: Xếp #4 tại New Zealand và #236 thế giới.
- Auckland University of Technology: Xếp #5 trong nước, đứng thứ #451 trên thế giới.
- Massey University: Vị trí #6 tại New Zealand và #284 toàn cầu.
- University of Waikato: Xếp #7 tại New Zealand và thứ #373 trên thế giới.
- Lincoln University: Vị trí #8 trong nước và đứng #372 toàn cầu.
Điều này chứng tỏ rằng chất lượng giáo dục tại New Zealand có thể đặt ngang tầm với các quốc gia như Úc, Mỹ, Canada hay Anh. Các chương trình học tại trường đại học ở New Zealand cũng vô cùng đa dạng và phong phú, với mức học phí hợp lý, mang đến cơ hội học tập tuyệt vời cho du học sinh quốc tế.
Tiêu chuẩn giáo dục cao và hệ thống đánh giá chất lượng
Để duy trì được chất lượng giáo dục cao, New Zealand cũng đã xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng nghiêm ngặt.
Khung đánh giá bằng cấp của New Zealand - NZQF (New Zealand Qualifications Framework) - có 10 cấp độ, từ Level 1 (cấp độ thấp nhất) đến Level 10 (cấp độ cao nhất). Mỗi cấp độ yêu cầu một mức độ kiến thức và kỹ năng khác nhau. Các chương trình học ở các cấp độ cao sẽ tập trung nhiều vào học thuật và nghiên cứu.
Ngoài ra, các trường học cũng được đánh giá qua hệ thống NZQA (New Zealand Qualifications Authority), giúp đảm bảo rằng các bằng cấp do các cơ sở giáo dục cấp ra đều đạt chất lượng quốc tế và phù hợp với tiêu chuẩn giảng dạy tại New Zealand.
Chương trình giáo dục phổ thông
Hệ thống giáo dục phổ thông của New Zealand kéo dài 13 năm, khác với nhiều quốc gia chỉ có 12 năm học phổ thông. Tuy vậy, chương trình giáo dục ở đây được công nhận và đánh giá rất cao trên toàn cầu. Học sinh New Zealand bắt đầu đi học từ 5 - 6 tuổi và theo học chương trình tiểu học (Primary School) đến lớp 6, sau đó chuyển sang trường trung học (Secondary School) cho đến lớp 13.
Do sự khác biệt trong hệ thống giáo dục giữa Việt Nam và New Zealand, nhiều học sinh Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình THPT trong nước cần phải học thêm một khóa dự bị đại học hoặc một chương trình học nghề ngắn hạn để đủ điều kiện nhập học vào các trường đại học tại New Zealand. Điều này đảm bảo rằng sinh viên sẽ có nền tảng vững chắc trước khi bắt đầu học đại học chính thức.
Hệ thống giáo dục sau trung học
Một trong những điểm mạnh của hệ thống giáo dục New Zealand là sự linh hoạt trong các lựa chọn học tập sau khi tốt nghiệp THPT. Sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông, học sinh có thể chọn học tiếp lên đại học/ cao đẳng hoặc theo học các chương trình nghề để có thể đi làm ngay. Điều này mang lại cho sinh viên sự linh hoạt trong việc lựa chọn lộ trình học tập và phát triển nghề nghiệp của chính mình.
Mặc dù vậy, học sinh sau khi hoàn thành chương trình học nghề vẫn có thể quay lại học đại học sau một thời gian làm việc, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Điều này rất khác biệt so với nhiều quốc gia khác, nơi mà học sinh sau khi đã học nghề thường phải thi lại vào đại học từ đầu.
Hệ thống giáo dục sau đại học tại New Zealand
Các chương trình sau đại học tại New Zealand, bao gồm thạc sĩ và tiến sĩ thường kéo dài từ 1-2 năm đối với thạc sĩ và 3-4 năm đối với tiến sĩ. Du học sinh có thể học các khóa thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại các trường đại học công lập và trường nghề, trường cao đẳng có liên kết với các đại học.
Đặc biệt, New Zealand có chính sách tạo điều kiện cho du học sinh quốc tế mang theo gia đình, trong đó vợ/chồng có thể làm việc toàn thời gian và con cái được hướng nền giáo dục chất lượng cao miễn phí.
Chương trình đào tạo sau đại học tại New Zealand rất đa dạng giúp sinh viên có thể phát triển sự nghiệp nghiên cứu và học thuật theo như khả năng và nhu cầu của bản thân. Đây là một trong những lý do khiến New Zealand trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên quốc tế khi muốn tiếp tục nâng cao trình độ sau bậc đại học.
Ưu điểm của hệ thống giáo dục New Zealand
Hệ thống giáo dục của New Zealand nổi bật với chất lượng đào tạo cao và sự công nhận quốc tế. Các trường học luôn tạo ra một môi trường học tập thân thiện, cởi mở và đa dạng đồng thời bảo vệ tối đa quyền lợi cho sinh viên bất kể sinh viên trong nước hay quốc tế.
Hệ thống đào tạo của New Zealand được xây dựng theo hướng linh hoạt, giúp sinh viên dễ dàng chuyển tiếp giữa các bậc học khác nhau và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.
Ngoài ra, chi phí du học tại New Zealand được xem là hợp lý so với các quốc gia khác, với mức học phí dao động từ 15.000 đến 35.000 NZD mỗi năm. Chi phí sinh hoạt tại New Zealand cũng rất phải chăng, đặc biệt là so với các quốc gia phát triển khác như Mỹ, Úc hay Canada giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên đến từ Việt Nam.
Chính sách nhập cư của New Zealand
Chính sách định cư New Zealand diện tay nghề
Điều kiện xin visa tay nghề
Để xin visa tay nghề tại New Zealand, đương đơn cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể như sau:
- Đảm bảo sức khỏe tốt.
- Không có vấn đề về tư cách đạo đức.
- Đạt ít nhất 100 điểm theo thang điểm định cư của New Zealand.
- Trình độ tiếng Anh tối thiểu là IELTS 7.5 hoặc PTE Academic 74. Nếu có người phụ thuộc đi cùng thì người phụ thuộc phải từ 16 tuổi trở lên và có trình độ tiếng Anh tối thiểu là IELTS 5.0 hoặc PTE Academic 36.
Quy trình xin định cư diện tay nghề
- Bước 1: Đương đơn nộp đơn bày tỏ sự quan tâm (EOI) lên Bộ di trú New Zealand. Đơn này là một bản tóm tắt (khoảng 600 từ) giới thiệu về bản thân, gia đình, kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Để nộp EOI, đương đơn cần:
- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản để xin visa thường trú.
- Đạt ít nhất 100 điểm theo thang điểm định cư.Sau khi đủ điều kiện, đương đơn sẽ được đưa vào danh sách EOI.
- Bước 2: Đơn EOI sẽ được xét duyệt và nếu đủ điều kiện, đương đơn sẽ nhận được lời mời nộp đơn xin visa định cư. Nếu đạt trên 160 điểm theo thang điểm định cư, bạn sẽ được mời nộp đơn mà không cần qua bước xét duyệt này.
- Bước 3: Khi đơn xin định cư đã được nộp, Bộ di trú New Zealand sẽ mời người nộp đơn và người phụ thuộc tham gia phỏng vấn. Các câu hỏi sẽ xoay quanh công việc, nghề nghiệp, bằng cấp và mối quan hệ gia đình.
- Bước 4: Chờ kết quả xét duyệt. Có thể có ba kết quả sau:
- Đơn được chấp thuận, đương đơn sẽ nhận visa định cư.
- Đơn được chấp thuận, đương đơn nhận visa làm việc tại New Zealand.
- Đơn bị từ chối.
Chính sách định cư New Zealand theo diện du học
Chương trình cao đẳng và đại học
Sau khi hoàn thành chương trình cao đẳng (tối thiểu Diploma Level 5 và 6) hoặc đại học (Diploma Level 7) tại New Zealand, bạn có thể nhận visa làm việc mở (Open Working Visa) trong 1 năm để tìm kiếm việc làm. Sau khi có công việc ổn định và nhận được sự bảo lãnh từ công ty, bạn có thể xin visa làm việc thêm từ 1 đến 2 năm. Sau thời gian làm việc này, bạn có thể nộp đơn xin định cư nếu đáp ứng đủ điều kiện và có thể xin visa thường trú sau 3 năm.
Chương trình sau đại học
Với các chương trình sau đại học, bạn có thể xin định cư sau chỉ 1 năm làm việc tại New Zealand. Nếu bạn thuộc nhóm ngành có nhu cầu cao theo danh sách Long Term Skills Shortage List (bậc học từ Diploma Level 8 trở lên), vợ/chồng bạn cũng sẽ nhận visa làm việc và con cái đi cùng sẽ được hưởng các phúc lợi như những đứa trẻ bản địa khác.
Một số ngành nổi bật nằm trong Long Term Skills Shortage List:
- Phân tích lập trình
- Điện ô tô
- Đầu bếp
- Kỹ sư hóa học
- Kỹ thuật xây dựng dân dụng
- Tâm lý học lâm sàng
- Kỹ sư mạng và hệ thống máy tính
- Quản trị cơ sở dữ liệu
- Chẩn đoán và xạ trị can thiệp (Diagnostic and Interventional Radiologist)
- Kỹ sư điện
- Kỹ sư môi trường
- Công nghệ thực phẩm
- Bác sĩ đa khoa
- Địa kỹ thuật
- Khoa học kỹ thuật vật liệu
- Mỹ thuật đa phương tiện
- Chuyên viên diễn hoạt (thiết kế hình ảnh hoạt hình)
- Bác sĩ sản phụ khoa
- Điều dưỡng chính quy (Chăm sóc người già)
- Bác sĩ thú y
Chính sách định cư New Zealand theo diện đầu tư
Chính sách định cư New Zealand theo diện nhà đầu tư
- Để xin visa tạm trú theo diện đầu tư, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Độ tuổi từ 65 trở xuống.
- Đầu tư ít nhất 1.5 triệu đô la tại New Zealand trong 4 năm.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, với doanh nghiệp có ít nhất 5 nhân viên toàn thời gian hoặc doanh thu trên 1 triệu đô la New Zealand mỗi năm.
- Cần có ít nhất 1 triệu đô la New Zealand để duy trì cuộc sống.
- Trình độ tiếng Anh IELTS 3.0 hoặc có kinh nghiệm sống ở các quốc gia nói tiếng Anh.
- Cư trú tại New Zealand ít nhất 146 ngày mỗi năm trong 3 năm cuối của kỳ đầu tư 4 năm.
- Đảm bảo yêu cầu về lý lịch và sức khỏe.
Chú ý: Chính phủ New Zealand giới hạn số lượng visa đầu tư mỗi năm (tối đa 300 suất), và những người có điểm số cao trong EOI sẽ được ưu tiên xét duyệt.
Quy trình xin visa đầu tư
- Giai đoạn 1: Đương đơn nộp hồ sơ trình bày nguyện vọng định cư diện đầu tư (Expression of Interest) trong khoảng 2-3 tháng.
- Giai đoạn 2: Sau khi nhận được lời mời từ Bộ di trú, đương đơn sẽ nộp hồ sơ visa đầu tư. Nếu được chấp thuận, đương đơn phải chuyển tiền đầu tư trong vòng 12 tháng.
Chính sách định cư New Zealand theo diện kinh doanh
1. Lợi ích của nhà đầu tư
- Được tự do đi lại, sinh sống và làm việc tại New Zealand.
- Con cái dưới 18 tuổi được học miễn phí tại các trường công lập.
- Nhà đầu tư có thường trú nhân sẽ hưởng đầy đủ quyền lợi về an sinh xã hội và có cơ hội nhập quốc tịch New Zealand.
2. Điều kiện yêu cầu
- Tài sản phải trên 5 tỷ đồng và phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp.
- Đầu tư tối thiểu 2.5 tỷ đồng vào doanh nghiệp tại New Zealand, có thể là mua lại hoặc thành lập mới.
- Có phương án kinh doanh khả thi và hiểu rõ về môi trường kinh doanh ở New Zealand.
3. Quy trình xin visa kinh doanh
- Đầu tiên, đương đơn xin visa doanh nghiệp (Long Term Business Visa - LTBV) sẽ được cấp visa trong 9 tháng.
- Trong 9 tháng, đương đơn phải thành lập hoặc mua lại doanh nghiệp tại New Zealand. Sau đó, visa LTBV sẽ được gia hạn trong 3 năm.
- Sau khi hoàn thành cam kết kinh doanh trong 2 năm, đương đơn sẽ được chuyển sang diện thường trú nhân New Zealand (Entrepreneur hoặc Entrepreneur Plus).
Có nên du học ở New Zealand?
New Zealand đang trở thành một trong những điểm đến du học ngày càng phổ biến và thu hút đối với sinh viên Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Giáo dục New Zealand, cộng đồng du học sinh Việt tại đất nước này đã và đang có sự tăng trưởng đáng kể.
Năm 2021, đã có hơn 1.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục khác ở New Zealand, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số du học sinh quốc tế tại quốc gia này. Điều này chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của nền giáo dục tại sở kiwi đối với các bạn trẻ Việt Nam.
Đăc biệt, du học bậc trung học tại New Zealand không yêu cầu bằng cấp hay chứng chỉ tiếng Anh vì thế quá trình chuẩn bị trước khi đi du học không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Tại Catholic MTA, chúng tôi hỗ trợ khách hàng từ bước tìm trường học, săn học bổng, làm hồ sơ, chứng minh tài chính, tìm nơi lưu trú đến lúc học sinh nhập học thành công. Chúng tôi luôn cố gắng để tạo cơ hội cho tất cả các bạn học sinh có nhu cầu du học mà chưa có khả năng tài chính. Thế nên, Catholic MTA đồng hành cùng học sinh trong quá trình săn học bổng từ trường, chính phủ New Zealand và cả Quỹ học bổng Công Giáo.
Chất lượng giáo dục cao
Nền giáo dục của New Zealand luôn được đánh giá cao trên trường quốc tế và theo bảng xếp hạng của US News & World Report năm 2021, quốc gia này đứng thứ 11 trong danh sách các hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới. Nếu bạn đang cân nhắc có nên chọn New Zealand là điểm đến du học hay không, câu trả lời chắc chắn là có.
Tính đến năm 2024, tất cả 8 trường đại học tại New Zealand đều nằm trong top 500 trường đại học tốt nhất toàn cầu, theo bảng xếp hạng QS World University. Đặc biệt, 4 trong số các trường đại học tại quốc gia này đã vinh dự đạt được danh hiệu Triple Crown, một chứng nhận uy tín quốc tế về chất lượng đào tạo trong lĩnh vực Kinh doanh từ ba tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới.
Hệ thống đại học tại New Zealand chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và điều này một phần nhờ vào việc mô phỏng theo mô hình giáo dục của Anh. Cả hai hệ thống giáo dục này có nhiều điểm tương đồng, đặc biệt là trong phương pháp giảng dạy. Các giảng viên tại các trường đại học New Zealand không chỉ là những nhà sư phạm giỏi mà còn là những nhà nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn của họ.
Điều này giúp đảm bảo rằng sinh viên không chỉ được học các kiến thức học thuật vững chắc mà còn tiếp cận được những thông tin và xu hướng mới nhất trong ngành học của mình. Nếu bạn vẫn đang do dự và tự hỏi liệu có nên du học New Zealand không, thì đây là thời điểm lý tưởng để bạn đưa ra quyết định.
Môi trường học tập tốt
Nhiều người đang phân vân liệu có nên du học New Zealand hay không, đặc biệt là về mức độ an toàn tại đây. Câu trả lời là hoàn toàn có, vì New Zealand đã được công nhận là quốc gia yên bình nhất trong nhóm các quốc gia nói tiếng Anh trong suốt 10 năm liên tiếp, theo báo cáo Global Peace Index 2019. Điều này chứng tỏ rằng New Zealand không chỉ nổi bật về môi trường sống mà còn là một lựa chọn an toàn cho du học sinh.
Ngoài ra, New Zealand còn nổi bật với các chính sách chăm sóc sức khỏe tinh thần, điều này càng quan trọng đối với du học sinh, đặc biệt là những người mới từ môi trường học đường cấp 3 chuyển sang đại học, khi họ phải sống xa gia đình và đối mặt với nhiều thách thức mới.
Chính phủ New Zealand đã đầu tư hàng tỷ đô la mỗi năm vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân, trong đó có sinh viên quốc tế. Các trường đại học tại đây cũng cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho sinh viên, giúp họ dễ dàng vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và hòa nhập.
Trong giai đoạn vừa đặt chân đến New Zealand, các bạn học sinh sẽ không còn sự hỗ trợ trực tiếp từ gia đình và phải sống tự lập. Sự quan tâm và hỗ trợ về mặt tinh thần từ các trường đại học sẽ rất hữu ích và giúp các du học sinh cảm thấy yên tâm hơn trong suốt quá trình học tập tại New Zealand.
Chi phí sinh hoạt vừa phải
Khi băn khoăn về việc liệu có nên du học New Zealand hay không, một yếu tố quan trọng mà các du học sinh thường cân nhắc đến là chi phí. Thực tế, học phí và chi phí sinh hoạt ở New Zealand thường rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác như Mỹ, Canada, Anh hay Úc. Theo thông tin từ trang giáo dục Studyinnewzealand của Chính phủ New Zealand, học phí tại các trường đại học ở đây thay đổi tùy theo bậc học. Cụ thể:
- Học phí cho bậc đại học (cử nhân) thường dao động từ 20,000 đến 40,000 NZD mỗi năm.
- Với bậc sau đại học, học phí có thể từ 20,000 đến 45,000 NZD, trong đó các ngành như Y khoa và Khoa học thú y thường có mức học phí cao hơn so với mức trung bình.
- Đối với bậc Tiến sĩ, sinh viên quốc tế sẽ phải trả học phí tương đương với sinh viên bản địa, khoảng từ 6,500 đến 7,500 NZD mỗi năm. Ngoài ra, sinh viên Tiến sĩ còn có thể làm việc toàn thời gian trong thời gian học.
Về chi phí sinh hoạt, New Zealand cũng không quá đắt đỏ so với các quốc gia du học phổ biến khác. Nếu khóa học kéo dài trên một năm, bạn cần chứng minh có ít nhất 20,000 NZD cho năm học đầu tiên. Đối với khóa học dưới một năm, bạn cần phải có ít nhất 1,250 NZD mỗi tháng để trang trải sinh hoạt phí.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm thêm chi phí, một lựa chọn khác là du học chuyển tiếp. Đây là mô hình cho phép sinh viên học tại Việt Nam trong 1 - 2 năm đầu, sau đó tiếp tục chuyển sang New Zealand để hoàn tất chương trình học. Việc du học chuyển tiếp giúp bạn không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn có thêm thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng về quyết định du học của mình. Đây có thể là một lựa chọn phù hợp, giúp bạn trả lời câu hỏi “Có nên du học New Zealand?” và đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai.
Bạn có thể đi làm thêm khi du học tại New Zealand
New Zealand là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ muốn vừa học vừa làm. Chính sách cho phép sinh viên làm thêm 20 giờ/tuần trong thời gian học và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ đã tạo điều kiện thuận lợi để các bạn trẻ có thể cân bằng giữa việc học và làm việc. Thị trường việc làm tại đây rất đa dạng, từ các công việc bán thời gian tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cafe đến các công việc mùa vụ như hái trái cây, đóng gói hàng hóa.
Việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như rèn luyện kỹ năng mềm, mở rộng mạng lưới quan hệ và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn đang cân nhắc du học New Zealand, đừng bỏ qua cơ hội tuyệt vời để vừa học vừa làm và khám phá một đất nước xinh đẹp.
Cơ hội có việc làm và định cư dễ dàng
New Zealand, với chính sách nhập cư ưu đãi và nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du học sinh quốc tế. Đất nước này không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là nơi cung cấp nhiều cơ hội việc làm và định cư.
Chính phủ New Zealand đã và đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi định cư dành riêng cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là những sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề mà đất nước đang thiếu hụt nhân lực. Với chương trình làm việc sau tốt nghiệp lên đến 3 năm, sinh viên có đủ thời gian để tích lũy kinh nghiệm làm việc, khám phá văn hóa và tìm hiểu về thị trường lao động tại New Zealand.
Bên cạnh đó, nền kinh tế đa dạng của New Zealand cũng mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế. Từ các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch đến các ngành công nghiệp hiện đại như công nghệ thông tin, tài chính, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc phù hợp với chuyên môn và sở thích của mình. Với chất lượng cuộc sống cao, môi trường làm việc thân thiện và cơ hội định cư rộng mở, New Zealand là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn xây dựng một tương lai tươi sáng ở nước ngoài.
Kết luận
New Zealand luôn gây ấn tượng với du khách bởi những nét đẹp thiên nhiên độc đáo và kỳ bí. Nơi đây là địa điểm lý tưởng để bạn có thể thỏa mãn đam mê khám phá đồng thời là quốc gia phù hợp để bạn học tập và định cư. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vị trí địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị, ẩm thực để giải đáp được câu hỏi New Zealand là nước nào? New Zealand là đất nước như thế nào? Đừng quên đón chờ thêm thật nhiều bài viết thú vị khác về chủ đề du học cũng như du lịch tại catholicmta.edu.vn nhé!
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Mọi thông tin được chia sẻ trên catholicmta.edu.vn đều mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp thông tin chính xác và cập nhật nhất tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, người dùng không nên dựa hoàn toàn vào những thông tin này để đưa ra quyết định quan trọng, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư hay sức khỏe. catholicmta.edu.vn không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin trên trang web.