Các cách trị tê tay tại nhà thường được áp dụng là massage bàn tay, chườm nóng, kết hợp dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học. Trường hợp tê tay kéo dài, người bệnh cần đi khám, can thiệp kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Bài viết được tư vấn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Gợi ý cách trị tê tay tại nhà, hỗ trợ giảm bệnh
Tê tay là tình trạng tay bị tê yếu, có thể kèm ngứa ran, nóng dưới da hoặc cảm giác như kim châm nhẹ. Nguyên nhân chủ yếu do tổn thương, chèn ép/ kích ứng dây thần kinh ở cánh tay và cổ tay. Ngoài ra, các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, hay các vấn đề ở não, tuỷ sống cũng có thể gây ra triệu chứng này. Tuỳ vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Các cách trị tê tay tại nhà là góp phần hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị tê tay, xoa dịu triệu chứng. Dưới đây là một số gợi ý cách chữa tê tay tại nhà giúp hỗ trợ cải thiện bệnh, người bệnh có thể tham khảo bên cạnh tư vấn, điều trị theo chỉ định của bác sĩ. (1)
1. Massage bàn tay
Biện pháp cơ bản thường dùng khi bị tê tay là massage nhẹ nhàng bàn tay theo hình vòng tròn bằng các loại tinh dầu như dầu nóng, dầu ô liu, dầu hoa oải hương… Công dụng chính là giúp giảm đau, hạn chế tình trạng tê cứng, ngứa ran do một số bệnh lý gây ra, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay.
Một số loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ phục hồi tổn thương. Ngoài ra, các động tác massage còn giúp kích thích dây thần kinh, thúc đẩy lưu thông máu để hỗ trợ chức năng thần kinh. Đây là cách trị tê tay tại nhà thường gặp, có thể hỗ trợ cho người bệnh giảm triệu chứng tê tay.

2. Chườm nóng
Một trong số cách trị tê tay tại nhà khác giúp hỗ trợ giảm bệnh là chườm nóng. Lúc này, nhiệt và hơi ấm sẽ giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến các mô, giảm áp lực cho các cơ, khớp để tăng cường khả năng chuyển động. Ngoài ra, trong quá trình chườm, chức năng của dây thần kinh cũng được cải thiện đáng kể, làm giảm triệu chứng tê tay, ngứa ran và nhức mỏi.
Tuy nhiên, người bệnh nên cẩn thận khi chườm để tránh gây sưng, bỏng da, chỉ nên chườm tối đa 15 phút/ lần và sử dụng mức nhiệt vừa phải.
3. Đeo nẹp tay
Đeo nẹp tay là cách chữa trị tê tay, có thể hỗ trợ giảm bệnh với các trường hợp tê tay, ngứa ran, nóng rát ở cổ tay do mắc hội chứng ống cổ tay từ nhẹ đến trung bình. Nẹp sẽ giữ cho bộ phận này ở tư thế thẳng, không bị uốn cong khi ngủ, từ đó làm giảm áp lực lên dây thần kinh.
Ngoài ra, biện pháp này cũng có thể hữu ích với những ai đang bị tê tay nhưng vẫn phải làm việc, thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại. Việc sử dụng nẹp cho thấy hiệu quả cải thiện tích cực trong vòng từ 3 - 4 tuần, tuy nhiên cần tư vấn bác sĩ về cách áp dụng.
4. Bài tập hỗ trợ chữa trị tê tay
Phác đồ điều trị tình trạng tê tay, đặc biệt là tê tay do bệnh thần kinh ngoại biên thường không thể thiếu tập vật lý trị liệu. Các bài tập thường được bác sĩ hay kỹ thuật viên tư vấn cụ thể với các công dụng có thể gồm:
- Cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh của hệ thống dây thần kinh, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương.
- Giảm đau và giảm viêm
- Cải thiện phạm vi chuyển động và sức mạnh của tay
- Duy trì sự linh hoạt của cơ, khớp
- Ngăn ngừa tổn thương thêm ở dây thần kinh
Các bài tập cụ thể sẽ được chỉ định tùy vào từng trường hợp.
5. Ngủ đủ giấc - hỗ trợ trị tê tay tại nhà
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ tổng thể. Việc thiếu ngủ, đặc biệt trong trường hợp đang bị tê tay có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại, làm trầm trọng thêm triệu chứng đang gặp phải như:
- Cản trở quá trình trao đổi chất
- Gây căng thẳng cho hệ thần kinh
- Làm suy yếu chức năng não
- Tăng huyết áp
- Tăng lượng đường trong máu
- Tăng cortisol (cortisol là một loại hormone gây căng thẳng mạnh)
6. Tránh đè lên tay khi ngủ
Một số tư thế ngủ như đè lên tay khi ngủ có thể gây chèn ép thêm các dây thần kinh ở bàn tay, cổ tay, cánh tay hoặc khuỷu tay, gây ra triệu chứng tê và ngứa ran. Người bệnh cần tránh:
- Đặt tay dưới mặt hoặc đầu
- Đầu đè lên cẳng tay
- Thân người đè lên cánh tay
Đặc biệt, tê tay khi nằm sấp xảy ra rất phổ biến. Tư thế này gây chèn ép dây thần kinh, thậm chí làm giảm/ cắt đứt lưu lượng máu đến tay, ức chế quá trình truyền tín hiệu đến hệ thống dây thần kinh ở tay, khiến tình trạng tê, ngứa ran càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh đang có triệu chứng này cần cân nhắc điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp, cũng là cách trị tê tay tại nhà hiệu quả.
7. Nghỉ ngơi
Khi bị tê tay bởi bất kỳ nguyên nhân nào, người bệnh cũng cần dành thời gian nghỉ ngơi; hạn chế các chuyển động lặp lại ở bàn tay, cổ tay. Đây là điều quan trọng trong cách trị tê tay tại nhà nhằm hỗ trợ giảm bệnh, tránh gây căng thẳng cho cơ, khớp, dây thần kinh, khiến triệu chứng tê càng trở nên nghiêm trọng.

8. Hạn chế rượu bia
Rượu bia có khả năng kích thích cơ thể tiết ra hormone gây căng thẳng, từ đó làm trầm trọng thêm triệu chứng tê tay. Do đó, người bệnh đang bị tê tay cần tránh dùng loại đồ uống này.
9. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn cho người bị tê nên tư vấn cụ thể với bác sĩ điều trị hay bác sĩ dinh dưỡng. Có thể tham khảo ưu tiên các loại/nhóm thực phẩm sau:
- Các loại cá béo: Cá hồi, cá ngừ và các loại cá béo khác cũng chứa đầy đủ hai loại chất béo omega-3 quan trọng là EPA và DHA, giúp giảm viêm, giảm đau và tê ở tay.
- Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như hạt óc chó, rau bina, cam, chanh, rau mùi, nghệ, các loại quả mọng, dứa… có tác dụng giảm viêm nhờ chứa enzyme bromelain. Người bệnh bị tê tay nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12: Nhóm thực phẩm này gồm cá ngừ, cá hồi, trứng, gan, nghêu… giúp giảm tổn thương thần kinh và cải thiện hiệu quả triệu chứng tê, nhức mỏi tay.
- Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ rất giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng tê tay do viêm, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay… Ngoài ra, cà chua, cà rốt cũng có lợi ích tương tự.
Điều trị tê tay tại bệnh viện
Trong mọi trường hợp, người bệnh tê tay nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Các cách trị tê tay tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ, nếu bệnh kéo dài người bệnh cần tiến hành điều trị tê tay tại bệnh viện.
Bác sĩ có thể chỉ định dùng các thuốc giảm viêm, giảm đau tê liên quan. Một số loại thuốc điều trị có thể được chỉ định sử dụng bao gồm: (2)
- Thuốc không kê đơn: Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác có tác dụng giảm đau.
- Thuốc chống trầm cảm và chống co giật: Điều trị chứng đau thần kinh.
- Điều trị tại chỗ: Sử dụng miếng dán lidocaine và kem capsaicin để giảm đau, tê tay do bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Người bệnh cũng sẽ được điều trị bằng vật lí trị liệu, tập phục hồi chức năng… Phẫu thuật thường được chỉ định khi tê tay do thoát vị đĩa đệm, hội chứng ống cổ tay nặng, u nang hạch hoặc chèn ép dây thần kinh.

Tình trạng tê tay khi nào cần đến bệnh viện điều trị?
Tê tay nhẹ, tạm thời và nhanh khỏi thường không đáng lo ngại, có thể do thói quen hoặc tư thế không đúng. Người bệnh có thể tạm tự xử lý tại nhà kết hợp nghỉ ngơi. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc các trường hợp tê tay nghiêm trọng, tê tay do bệnh lý, tê nhức dai dẳng có thể cảnh báo các nguyên nhân nguy hiểm, do đó người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm. Trong đó, một số triệu chứng đáng chú ý gồm:
- Tê yếu tay kéo dài, mức độ nặng
- Tê yếu ở các bộ phận khác trên cơ thể
- Chóng mặt
- Lú lẫn
- Nói lắp bắp
- Mất khả năng kiểm soát ruột và/hoặc bàng quang
- Phát ban
Điều trị chứng tê tay ở đâu uy tín hiện nay?
Bệnh nhân khi phát hiện có dấu hiệu tê tay, tốt hơn hết nên đi thăm khám sớm và chữa trị tại cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa thần kinh để nhận được phác đồ điều trị tối ưu, hiệu quả. Hiện nay, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là lựa chọn được nhiều người bệnh ưu tiên. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nội và ngoại thần kinh, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thăm khám, chẩn đoán, điều trị nhiều năm và không ngừng tận tâm trong công tác khám chữa bệnh.
Trung tâm Khoa học Thần kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị, ứng dụng các máy móc hiện đại, nhằm hỗ trợ tối ưu cho quá trình thăm khám, chữa trị các bệnh lý về thần kinh gây tê tay. Quy trình thăm khám, điều trị nhanh chóng, tiện lợi, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian. Người bệnh có thể chủ động đặt lịch hẹn trước qua Hotline 024 3872 3872 - 024 7106 6858 (Hà Nội) hoặc 028 7102 6789 - 093 180 6858 (TP.HCM).
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin chi tiết về các cách trị tê tay tại nhà, hỗ trợ giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh. Người bệnh vẫn nên đi khám theo bác sĩ, điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.