
Kem chống nắng vật lý là gì?

Các loại kem chống nắng vật lý nổi tiếng hiện nay
Kem chống nắng vật lý (tên tiếng Anh: Sunblock/Physical Sunscreen/Mineral Sunscreen) là sản phẩm chống nắng vô cơ, thường chứa các thành phần khoáng chất là Titanium Dioxide và Zinc Oxide, giúp chống nắng, bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời.
Kem chống nắng hoá học là gì?

Một số sản phẩm chống nắng hóa học nổi tiếng hiện nay
Kem chống nắng hoá học (tên tiếng Anh: Sunscreen) là kem chống nắng hữu cơ, giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời. Thành phần trong kem chống nắng hoá học thường là các chất như: Oxybenzone, Avobenzone, Sulisobenzone, Homosalate, Octisalate, Octinoxate, Octocrylene,...
Phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học
Ưu điểm và nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học

Ưu điểm và nhược điểm của hai dòng kem chống nắng
Dựa trên những khác biệt của kem chống nắng vật lý và hoá học, có thể suy ra ưu và nhược điểm của hai loại kem chống nắng này như sau:
Kem chống nắng vật lý
Ưu điểm
- Chống nắng hiệu quả: Có khả năng chống nắng phổ rộng, bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB từ ánh nắng mặt trời.
- Khả năng thẩm thấu nhanh: Có tác dụng tức thì nên có thể ra ngoài nắng ngay sau khi bôi kem chống nắng.
- Khả năng bám dính tốt: Lớp chống nắng bền vững lâu trôi, bảo vệ da trong thời gian dài.
- Không gây kích ứng: Hầu như không gây kích ứng da.
- Công thức chứa các thành phần lành tính: An toàn cho da, phù hợp với mọi làn da, kể cả da nhạy cảm và da trẻ em.
- Sử dụng lâu dài: Hạn sử dụng lâu dài.
Nhược điểm
- Kết cấu dạng kem đặc, dày: Khó tệp màu da, dễ để lại vệt trắng trên da.
- Có thể làm lớp trang điểm mất tự nhiên: Nếu bôi kem chống nắng vật lý quá dày sẽ gây nặng mặt, bí da. Đối với các bạn có trang điểm sẽ khiến cho lớp nền trên da trở nên dày cộm, mất tự nhiên.
- Nâng tone: Thường có khả năng nâng tông, trắng da do có chứa thành phần Titanium Dioxide và Zinc Oxide (những bạn không thích nâng tông có thể không thích sản phẩm).
- Dễ trôi: Khả năng chống thấm nước không cao, dễ bị trôi khi tiếp xúc với nước, mồ hôi hoặc ma sát.
Kem chống nắng hoá học
Ưu điểm
- Kết cấu mỏng nhẹ: Không gây bết dính, không làm bít tắc lỗ chân lông.
- Không để lại vệt trắng trên da: không gây nhờn rít, không gây bóng nhờn.
- Không nâng tone quá nhiều: Giúp tạo lớp nền tự nhiên.
- Dễ dàng tệp vào da: có thể dùng thay thế lớp lót trang điểm.
- Chỉ số chống nắng cao: Chỉ số chống nắng thường cao hơn kem chống nắng vật lý.
Nhược điểm
- Cần thời gian phát huy tác dụng: Cần thời gian khoảng 15-20 phút để kem chống nắng hóa học phát huy công dụng, vì thế, không nên ra ngoài ngay sau khi dùng sản phẩm.
- Có thể gây kích ứng: Có các thành phần dễ gây kích ứng da, người có làn da nhạy cảm nên cân nhắc sử dụng.
- Kém bền: Cần bôi lại sau 2-3 giờ sử dụng nếu hoạt động ngoài trời nhiều.
- Có thể làm đổi màu da: gây gia tăng các đốm màu trên da do kem chống nắng hoá học hoạt động theo cơ chế chuyển hoá tia UV thành nhiệt và giải phóng nhiệt từ da.
Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học
Mặc dù kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhưng đều có điểm chung là có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB gây hại đến làn da. Vì vậy, việc lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng da, sở thích và nhu cầu sử dụng của bạn. Thêm vào đó, bạn cũng cần đối chiếu với những ưu, nhược điểm của hai loại kem chống nắng này để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Hiện nay, các hãng mỹ phẩm chăm sóc da còn nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm chống nắng vật lý lai hoá học. Đây là sản phẩm sở hữu những ưu điểm của cả kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học như kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh, không để lại vệt trắng trên da, không gây bít tắc lỗ chân lông,...Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không thể đưa ra lựa chọn sử dụng loại vật lý hay hoá học.
Cách dùng kem chống nắng vật lý và hoá học
Hai loại kem chống nắng có cách dùng cơ bản giống nhau
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học cơ bản có cách dùng giống nhau.
- Đối với chống nắng dạng sữa, kem, tinh chất:
- Chấm kem chống nắng lên 5 điểm trên da: trán, mũi, cằm và hai bên má.
- Dùng tay tán đều và thoa nhẹ sao cho kem chống nắng tán đều trên toàn bộ khuôn mặt. Sau đó vỗ đều để kem thấm nhanh lên da.
- Đối với dạng xịt:
- Lắc xịt chống nắng trước khi sử dụng.
+ Đối với vùng da mặt, không nên xịt trực tiếp mà xịt ra lòng bàn tay và xoa đều. Sau đó, apply đều lên mặt.
+ Đối với vùng cổ, cũng dùng xịt chống nắng xịt ra lòng bàn tay và xoa đều. Sau đó, thoa đều và cẩn thận lên vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
+ Đối với những vùng da khác (như chân tóc, tay, chân,...), xịt trực tiếp ở khoảng cách từ 10-15cm lên da.
Lưu ý:
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, bất kể là bạn hoạt động ở trong nhà hay ngoài trời.
- Bôi kem chống nắng lượng vừa đủ (với da mặt với lượng kem khoảng 1 đồng xu, với da body là lượng kem bằng chén rượu nhỏ), tránh bôi kem quá dày vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông.
- Nên bôi kem chống nắng trước 20 phút nếu bạn phải đi ra ngoài.
- Bôi lại kem chống nắng sau 2-3 tiếng/lần, đặc biệt là khi bạn phải hoạt động ngoài trời lâu, khi đi bơi,...
- Ngoài sử dụng kem chống nắng, nên dùng thêm mũ, nón, áo chống nắng, kính râm,...để bảo vệ làn da trước khi đối diện với ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế ra ngoài trong thời gian ánh nắng mặt trời hoạt động mạnh (từ 10 giờ đến 16 giờ).
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học, cũng như dễ dàng phân biệt hai loại chống nắng này. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm mua kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học chất lượng, chính hãng, nhiều ưu đãi, đến Cocolux và mua ngay bạn nhé!