13 năm dốc hết gia tài để ‘tìm con’

Vợ chồng anh Khuyên đều làm công nhân, sống trong căn phòng trọ nhỏ, 13 năm qua tất cả tiền bạc dành dụm được đều dồn vào ước mơ có con.

13 năm dốc hết gia tài tìm con

Hôm 5/11, trong căn phòng trọ nhỏ ở Bình Dương, anh Phạm Đình Khuyên (41 tuổi) lóng ngóng bế con gái chưa trong một tháng tuổi vào lòng. Anh đưa đôi bàn tay chai sần lau nước mắt rồi vỗ về vợ là chị Nguyễn Thị Bình (36 tuổi) đang ngồi cạnh.

“Chúng tôi đặt tên con là Phạm Hải Yến, theo tên bác sĩ đã biến ước mơ làm cha mẹ của mình thành hiện thực sau 13 năm”, anh nói.

Bé Phạm Hải Yến
Vợ chồng anh Khuyên có con sau 13 năm kết hôn.

Kết hôn năm 2010, không tránh thai nhưng hai năm sau anh Khuyên chị Bình vẫn chưa có con. Đi khám, người đàn ông mới biết mình không có tinh trùng trong tinh dịch.

Tiết kiệm nhiều năm được gần 60 triệu đồng, đôi vợ chồng công nhân dốc hết để chạy chữa bằng Đông y. Dùng thuốc 3 năm, tiền hết, nhưng giấc mơ có con vẫn chưa thành hiện thực. Khi trở lại bệnh viện vào năm 2015, mọi thông tin trong xét nghiệm tinh dịch đồ vẫn là những số 0. Bác sĩ một lần nữa khuyên vợ chồng anh xin tinh trùng để thực hiện thụ tinh ống nghiệm (IVF), nhưng họ tiếp tục từ chối.

Để có tiền điều trị, hai vợ chồng ăn trưa ở công ty, cố gắng tằn tiện mọi chi phí, hạn chế mua sắm quần áo và đồ dùng không cần thiết. Ngoài tiền thuê trọ 2 triệu đồng, phần lớn lương và phụ cấp tăng ca khoảng 15 triệu mỗi tháng được họ “bỏ heo” nuôi ước mơ có con. Nhiều đồng nghiệp, hàng xóm biết hoàn cảnh của hai vợ chồng đều khuyên từ bỏ, xin con nuôi nhưng họ vẫn kiên trì.

“Mỗi lần gom hòm hòm 60-80 triệu, vợ chồng tôi lại khăn gói lên TP HCM chạy chữa”, anh Khuyên kể.

Năm 2017 và đầu năm 2021, anh hai lần mổ mở bìu lấy tinh trùng (TESE) ở hai bệnh viện khác nhau. Một lần tìm được tinh trùng, thụ tinh ống nghiệm tạo được 3 phôi nhưng chuyển phôi đều thất bại. Chu kỳ IVF đó của vợ chồng anh là tốn kém nhất, với chi phí phẫu thuật, thụ tinh ống nghiệm, chuyển phôi gần 150 triệu đồng.

Ngày nhận tin thất bại chuyển phôi cuối cùng, họ tình cờ thấy Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đang khai trương chi nhánh TP HCM và lại thắp lên hy vọng. Một năm sau gom đủ tiền, họ đèo nhau đến đây.

Theo ThS.BSCKI Phạm Thị Bảo Yến, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, xét nghiệm tinh dịch đồ của anh Khuyên không có tinh trùng. Sức khỏe sinh sản của chị Bình cũng gặp hàng loạt bất thường do tuổi tác ngày càng lớn, chỉ dự trữ buồng trứng thấp (chỉ còn 0.5), tiền sử tạo phôi xấu do chất lượng trứng kém, viêm nội mạc tử cung nặng.

Với chiến lược “kiềng 3 chân” gồm điều trị vô sinh nữ - vô sinh nam - lab hiện đại, bác sĩ Yến cùng các cộng sự lên phác đồ điều trị toàn diện cho vợ chồng bệnh nhân. Anh Khuyên được ThS.BS Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản cùng ekip thực hiện kỹ thuật vi phẫu tìm tinh trùng (micro-TESE) vào cuối năm 2021. 70% thời lượng đầu của cuộc mổ không tìm thấy tinh trùng. Ở những phút cuối các bác sĩ tìm kiếm được một ống sinh tinh tiềm năng, chuyển sang labo phôi học sát bên. Các chuyên gia phòng lab thận trọng xé mô, soi tìm kỹ lưỡng dưới kính hiển vi tìm được 9 tinh trùng đang di động, toàn bộ được trữ đông.

Ở góc độ điều trị vô sinh nữ, ThS.BSCKI Phạm Thị Bảo Yến chỉ định phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ và gom trứng hai chu kỳ cho chị Bình, thu được 9 trứng. Trong hệ thống lab chuẩn ISO 5, các chuyên gia thực hiện rã đông tinh trùng và trứng của chu kỳ đầu tiên, cùng tách rửa trứng tươi của chu kỳ thứ hai, để tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) tạo phôi. Phôi được nuôi bằng hệ thống tủ Time-lapse với môi trường sạch như tử cung của người mẹ, các điều kiện nhiệt độ, môi trường, độ pH, độ ẩm, ánh sáng, chất lượng không khí tối ưu giống với tự nhiên giúp nâng cao khả năng sống của phôi. Hệ thống tủ nuôi phôi cũng trang bị camera quan sát liên tục, kịp thời phát hiện những bất thường phân chia của phôi.

Vợ chồng anh Khuyên có được 4 phôi ngày 3. Với công nghệ nuôi phôi hiện đại, phôi được tiếp tục nuôi lên ngày 5 ở giai đoạn phôi nang nở rộng cho tỷ lệ đậu thai cao hơn, được một phôi ngày 5 chất lượng tốt.

Chị Bình được bác sĩ Bảo Yến điều trị dứt điểm tình trạng viêm nội mạc tử cung và chuẩn bị nội mạc đủ điều kiện. Sau 3 chu kỳ canh niêm mạc, bác sĩ Yến thận trọng chuyển phôi duy nhất vào tử cung giúp chị Bình đậu thai, thai kỳ an toàn và sinh con khỏe mạnh. vượt cạn sinh mổ con gái khỏe mạnh, nặng 2,7 kg vào tối 19/10.

Bé gái được vợ chồng chị Bình đặt tên là Phạm Hải Yến, theo tên của bác sĩ Bảo Yến như một sự tri ân.

“Giây phút được da kề da với con tôi đã rơi nước mắt vì ước mơ có con đã thành sự thật, không còn là mơ”, chị Bình xúc động nói.

Ở tuổi 41 và có con sau 13 năm chạy chữa vô sinh, anh Khuyên lần đầu tiên được chạm tay vào niềm hạnh phúc có con. Được vợ tập cho cách bế con, anh vội vòng đôi tay thô ráp chai sần thành nôi, ôm con vào lòng.

Kinh phí cho hành trình 13 năm ngược xuôi “tìm con” thất bại có thể đủ để xây được căn nhà ở quê để hai vợ chồng an cư. Thế nhưng, với vợ chồng anh Khuyên, có con mới là niềm hạnh phúc nhất.

Gia đình anh Khuyên và bé Hải Yến
Bé Phạm Hải Yến ngủ ngoan trong vòng tay vất vả nhưng vững vàng của bố.

Theo bác sĩ Lê Đăng Khoa, vô sinh nam do không có tinh trùng chiếm tỷ lệ khoảng 1% dân số và 10% trong số những bệnh nhân khám hiếm muộn. Trước đây, người bệnh thường được chỉ định xin tinh trùng, chọc hút tinh trùng hoặc mổ TESE (mở bìu lấy tinh trùng từ tinh hoàn). Tuy nhiên, mổ TESE có khá nhiều hạn chế: tỷ lệ tìm được tinh trùng chỉ đạt 50%, cần lấy nhiều mô tinh hoàn gửi vào lab để tìm kiếm tinh trùng, điều này có thể ảnh hưởng tới nội tiết của người bệnh.

Vi phẫu micro-TESE (vi phẫu trích mô tinh hoàn tìm tinh trùng) ra đời đã hạn chế được những điểm yếu của TESE truyền thống, như khả năng tìm được ống sinh tinh giãn, tăng khả năng thu được tinh trùng khỏe mạnh lên đến 80%, đặc biệt là những trường hợp nam giới có tinh hoàn rất nhỏ, hạn chế trường hợp mổ lại, tốn kém thời gian, chi phí và sức khỏe người bệnh.

Theo ThS.BSCKI Phạm Thị Bảo Yến, từ khi Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2021, các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận điều trị cho những trường hợp khó như vợ chồng lớn tuổi, vô sinh nhiều năm, giảm dự trữ buồng trứng, chồng không có tinh trùng và nhiều bệnh lý kèm theo phức tạp.

“Vợ chồng chị Bình là trường hợp khó điển hình do tập trung tất cả các yếu tố tuổi tác, cả vợ và chồng đều gặp những cản trở lớn trong sức khỏe sinh sản. Chính thế mạnh “kiềng 3 chân” đã chắt chiu từng cơ hội và tạo nên kỳ tích cho vợ chồng chị Bình, giúp đậu thai và sinh con khỏe mạnh dù chỉ với phôi duy nhất. Bên cạnh đó sự phối hợp đa chuyên khoa trong Hỗ trợ sinh sản - Sản Phụ khoa - Nhi Sơ sinh giúp chị Bình được theo dõi thai kỳ sát sao, an toàn và mẹ tròn con vuông”, ThS.BSCKI Phạm Thị Bảo Yến chia sẻ.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cứ 6 người trên toàn cầu có một người bị vô sinh, tỷ lệ vô sinh ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, có khoảng 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh (khoảng một triệu vợ chồng). Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản cho những vợ chồng vô sinh như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh ống nghiệm (IVF). Ngoài chuẩn bị về mặt tài chính tùy thuộc phương pháp, việc tìm hiểu để lựa chọn kỹ thuật phù hợp, thăm khám như thế nào, cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện… sẽ giúp vợ chồng vô sinh sớm có con, giảm những khó khăn và chi phí thấp hơn.

GLTT Cần chuẩn bị gì trước khi làm IVF, IUI

20h thứ Tư, 08/11, chương trình giao lưu trực tuyến “Cần chuẩn bị gì trước khi làm IVF, IUI” được phát trên fanpage VnExpress, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Các bác sĩ tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM sẽ tư vấn những việc nên và không nên làm trong hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn. Độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/mo-thay-minh-co-con-khi-chua-chong-a78895.html