Khi đội nón bảo hiểm, da đầu thường xuyên phải tiếp xúc với lớp lót bên trong nón. Thời gian sử dụng lâu dài thì càng dễ tích tụ nhiều vi khuẩn dễ gây nấm da đầu, nón có mùi hôi. Đây cũng chính là lý do bạn nên định kỳ vệ sinh mũ bảo hiểm. Giặt mũ bảo hiểm vừa là cách tăng tuổi thọ cho nón, đảm bảo thoải mái khi đội, không lo gây hại cho da đầu.
Sử dụng dụng cụ, chất tẩy rửa gì để giặt nón bảo hiểm đảm bảo an toàn? Đây có lẽ là câu hỏi của nhiều bạn vì sợ dùng sai đồ tẩy rửa có thể làm hư nón hoặc thậm chí ảnh hưởng đến người giặt.
Trường hợp tự vệ sinh nón bảo hiểm tại nhà, bạn có thể sử dụng bột giặt hoặc nước rửa chén để giặt mũ bảo hiểm. Đây đều là những chất tẩy rửa quần áo, chén bát dùng hàng ngày nên được đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể mua các chai vệ sinh mũ bảo hiểm chuyên dụng để giặt nón. Ưu điểm của chai vệ sinh chuyên dụng là làm sạch sâu, phù hợp với chất liệu nón, không sợ hư hỏng. Song, giá của nó khá đắt, dao động từ 100.000 đến 200.000 VNĐ nếu là hàng chính hãng.
Mũ bảo hiểm nửa đầu có thiết kế dễ tháo rời các bộ phận để vệ sinh. Trước khi bắt đầu giặt mũ bảo hiểm 1/2 đầu, hãy chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như chất tẩy rửa (bột giặt/ nước rửa chén/ chất vệ sinh chuyên dụng), thau, khăn lau, cọ/ bàn chải…
Nón sơn là thương hiệu mũ bảo hiểm nổi tiếng tại Việt Nam, có số lượng người dùng nón sơn khá nhiều. Vậy vệ sinh nón bảo hiểm hơn hay các mũ có gáo tương tự nón sơn như nào mới đúng cách?
Nón sơn thuộc mũ bảo hiểm thiết kế nửa đầu, nên cách tháo nón bảo hiểm sơn tương tự như các loại mũ 1/2 đầu khác. Cẩn thận tiến hành tháo rời các phụ kiện, bộ phận của nón như kết mũ, kính (nếu có), quai nón, lớp vải đệm rồi đến lớp xốp bên trong.
Cách vệ sinh nón sơn không có quá nhiều khác biệt với mũ bảo hiểm nửa đầu. Sau khi tháo rời nón sơn, ngâm vào dung dịch giặt rửa một khoảng thời gian để các vết bẩn được làm mềm. Sau đó, dùng bàn chải hoặc cọ để rửa sạch bụi bẩn.
Chú ý ở các cạnh, vành nón, nơi tiếp xúc giữa các bộ phận với nhau đều dễ tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn. Dùng vòi xịt hoặc thau nước ấm để dội sạch phần nước giặt sau khi vệ sinh nhé.
Song, vì gáo nón có sự mới lạ, nhiều người không rành nên chưa quen cách tháo rời hay vệ sinh nón sơn. Bạn có thể xem trực tiếp video hướng dẫn cách giặt mũ bảo hiểm nón sơn từ chính thương hiệu này tại các trang web, fanpage chính của nón sơn.
Giặt mũ bảo hiểm 3/4 khá tương tự với loại mũ bảo hiểm 1/2. Điểm khác biệt là phần lớn các mũ bảo hiểm 3/4 hiện nay đều không có lớp lót mũ tháo rời được. Thay vào đó, bạn chỉ có thể tháo rời các phụ kiện như kính… rồi nhúng trực tiếp phần mũ vào dung dịch giặt rửa.
Điểm cần lưu ý thứ 2, trước khi ngâm mũ và giặt thì nên dùng vòi xịt nước làm sạch bụi bẩn trên nón trước. Phần làm sạch trước giúp đánh bay bớt các phần vết bẩn lớn.
Sau khi vệ sinh nón bảo hiểm 3/4, lưu ý phơi nón thật khô rồi đã lắp lại các phụ kiện như ban đầu.
Giặt nón bảo hiểm Fullface phức tạp hơn so với mũ nửa đầu hay 3/4. Để vệ sinh nón Fullface, cần phải làm sạch tấm kính chắn mũ trước, sau đó đánh giá nón là loại tháo lớp lót được hay không sẽ có cách giặt mũ bảo hiểm thích hợp.
Tấm chắn kính nón Fullface là phần tiếp xúc trực tiếp vớ mưa, gió, bụi bẩn bên ngoài, bảo vệ mắt cũng như tầm nhìn của người mang nón.
Vì kính dễ bị trầy xước nên khi vệ sinh không nên dùng các vật nhọn hay bàn chải để làm sạch. Thay vào đó, bạn chỉ cần sử dụng 1 khăn mềm, nước ấm và dụng dịch tẩy rửa để làm sạch bề mặt tấm kính.
Đối với dạng mũ Fullface này thuận tiện hơn cho việc vệ sinh. Trước khi làm sạch, chỉ cần tháo các phụ kiện kèm lớp lót nón để giặt riêng.
Phần lớp lót nón nhiều bụi bẩn, mồ hôi nên cần ngâm trực tiếp vào bên trong dung dịch giặt rửa khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó dùng bản chải chà sạch và rửa lại bằng nước ấm.
Phần vỏ nón có thể dùng khăn thấm nước và lau sạch nhiều lần.
Nón Fullface không tháo được lớp lớt nên khá bất tiện cho việc vệ sinh bên trong. Bạn nên ngâm cả nón ngập sâu vào dung dịch giặt rửa, để lớp lót bên trong thấm nước và dùng bàn chải để làm sạch.
Với dạng mũ này không nên cố tháo rời nón. Bởi nếu không nắm rõ kết cấu rất dễ làm hư, bể nón.
Một số lưu ý khi giặt mũ bảo hiểm, tự vệ sinh nón tại nhà:
Giặt mũ bảo hiểm đơn giản tại nhà chỉ với vài dụng cụ, thao tác cơ bản. Quà tặng Quang Vũ hy vọng những thông tin được cung cấp ở trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nhanh chóng vệ sinh chiếc nón bảo hiểm của mình nhé! Vệ sinh định kỳ, tránh mùi hôi, bụi bẩn không an toàn khi đội nón.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/cach-ve-sinh-non-bao-hiem-son-a73419.html