Lịch tiêm chủng

Tiêm chủng vắc xin là “lá chắn” bảo vệ sức khỏe trọn đời, giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giảm thiểu rủi ro nghiêm trọng do bệnh tật gây ra. Để phát huy tối đa hiệu quả, vắc xin cần được tiêm đúng lịch tiêm chủng, đủ mũi theo khuyến cáo, tại các cơ sở tiêm chủng an toàn, uy tín.

Đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tiết kiệm và đơn giản nhất, không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân mà còn tăng cường miễn dịch cộng đồng, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch bệnh và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân cần ý thức chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

lịch tiêm chủng

Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 8 tuổi

Trẻ từ 0 - 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nhưng mỗi ngày lại phải đối mặt với nhiều tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này khiến nhóm tuổi này dễ mắc bệnh và chịu nhiều hệ lụy y tế. Giai đoạn 2 năm đầu đời, trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin quan trọng để xây dựng hệ miễn dịch chủ động.

Mặc dù trẻ nhận được kháng thể thụ động từ mẹ qua nhau thai và sữa, nhưng lượng kháng thể này giảm nhanh và khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi thì nhiều kháng thể thụ động này đã giảm xuống dưới ngưỡng bảo vệ. Do đó, bố mẹ cần chủ động cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch để bổ sung lượng kháng thể cần thiết.

Từ 3 - 8 tuổi, trẻ bước vào thời kỳ tiền học đường và giai đoạn khám phá thế giới. Đây là lúc trẻ cần tiêm thêm một số vắc xin mới cũng như liều nhắc lại các vắc xin trước đó để duy trì sức đề kháng. Môi trường học đường tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao, nếu không được bảo vệ kịp thời, sức khỏe và sự phát triển của trẻ có thể bị đe dọa nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây là lịch tiêm chủng đầy đủ và mới nhất cho trẻ từ 0 - 8 tuổi mà bố mẹ cần phải nắm để chủ động sắp xếp thời gian và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch:

Vắc xin phòng bệnh Tháng Tuổi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 15 18 2 - 3 4 - 8 Lao Mũi 1 Viêm gan B** Mũi sơ sinh (24h) Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi sơ sinh (24h) Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Bạch hầu, ho gà, uốn ván Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5 Bại liệt Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5 Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 1 mũi (nếu chưa tiêm chủng) Tiêu chảy do Rotavirus (Uống) Liều 1 Liều 2 Liều 3* Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Nếu chưa tiêm ở giai đoạn trước, trẻ cần tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B, C Mũi 1 Mũi 2 Cúm mùa Mũi 1 Mũi 2 Tiêm nhắc 1 mũi mỗi năm Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm A,C,Y,W-135 2 Mũi 1 Mũi (nếu trước đó chưa tiêm) Viêm não Nhật Bản (Vắc xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp) Mũi 1 Mũi 2 Viêm não Nhật Bản (Vắc xin bất hoạt) Mũi 1 + Mũi 2 Mũi 3 Sởi, quai bị, rubella (Vắc xin Priorix) Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3

(khuyến cáo)

Sởi, quai bị, rubella (MMR II) Mũi 0 (tiêm khi có dịch) Mũi 1 Mũi 2 Thủy đậu Mũi 1 Mũi 2 Viêm gan A Mũi 1 Mũi 2 Viêm gan A + B Mũi 1 Mũi 2 Thương hàn 1 Mũi, tiêm nhắc mỗi 3 năm Tả Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần Sốt xuất huyết 2 Mũi cách nhau 3 tháng Dại Tiêm dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi và các mũi nhắc (đối với người có nguy cơ cao). Tiêm bắt buộc khi phơi nhiễm (3 - 5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng (tùy thuộc vào tình trạng động vật cắn và đường tiêm…), 2 Mũi nếu đã tiêm dự phòng)

(*) Lịch tiêm có thể thay đổi tùy theo loại vắc xin, sự tuân thủ phác đồ tiêm chủng và cập nhật hướng dẫn của cơ quan y tế

(**) Viêm gan B liều sơ sinh để phòng lây truyền bệnh từ mẹ sang con. Nếu tiêm vắc xin phối hợp có thành phần viêm gan B thì theo lịch của vắc xin phối hợp

nhóm trẻ em
Trẻ trong giai đoạn từ 0 - 8 tuổi dễ lây nhiễm các tác nhân gây bệnh, mắc bệnh và nguy cơ cao biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển, thậm chí tính mạng của trẻ.

Lịch tiêm chủng cho tuổi vị thành niên và người lớn

Trẻ vị thành niên, thanh thiếu niên và người lớn thường rơi vào “khoảng trống miễn dịch” do tâm lý chủ quan, thờ ơ, dẫn đến bỏ lỡ các mũi tiêm nhắc lại. Điều này khiến nồng độ kháng thể từ các vắc xin trước đây suy giảm, làm hệ miễn dịch yếu đi. Kết quả là nhóm đối tượng này dễ mắc bệnh, đối mặt với nguy cơ bệnh tật nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt, công việc và cản trở thành công trong tương lai.

Để khắc phục, người ở độ tuổi này cần chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ, thực hiện tiêm nhắc, tiêm bù hoặc tiêm vét các loại vắc xin quan trọng càng sớm càng tốt.

Dưới đây là lịch chủng cho các đối tượng là trẻ tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên và người lớn chú ý tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch:

Vắc xin phòng bệnh Tuổi Lịch tiêm 9 - 10 11 -12 13 - 15 16 - 18 Cúm mùa Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần Bạch hầu, ho gà, uốn ván * Đã hoàn thành lịch cơ bản: Ung thư cổ tử cung & các bệnh đường sinh dục do HPV Tiêm 2 - 3 liều trong 6 tháng (tùy theo độ tuổi bắt đầu tiêm mũi 1) Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tai giữa và các bệnh lý khác do phế cầu khuẩn. Nên tiêm phối hợp vắc xin phế cầu cộng hợp (Prevenar 13) và phế cầu polysaccharide (Pneumovax 23) để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Sởi, quai bị, rubella Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng Thủy đậu Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 - 3 tháng tùy theo độ tuổi tiêm chủng Viêm não Nhật Bản Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev tiêm 2 liều cách nhau 1 năm. Các vắc xin JEEV và Jevax có lịch tiêm tùy từng loại vắc xin Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm A,C,Y,W-135 Tiêm 1 liều. Có thể tiêm nhắc cho người từ 15 - 55 tuổi nếu tiếp tục có nguy cơ (Cách mũi trước đó ít nhất 4 năm) Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B,C Tiêm 2 liều cách nhau 6 - 8 tuần Viêm gan A Tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 - 12 tháng Viêm gan B Tiêm 3 liều trong 6 tháng Viêm gan A + B Tiêm 2 - 3 liều trong 6 tháng tùy theo độ tuổi bắt đầu Tả Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần. Uống nhắc khi có dịch Thương hàn Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm nếu tiếp tục có nguy cơ Sốt xuất huyết Tiêm 2 liều cách nhau 3 tháng Dại Tiêm dự phòng 3 liều và những liều nhắc (cho người có nguy cơ). Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (3 - 5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng (tùy thuộc vào tình trạng con vật cắn/cào, đường tiêm và mức độ vết thương), tiêm 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng. Sốt vàng Tiêm 1 liều khi đi du lịch đến những vùng có nguy cơ cao

Ghi chú:

Lịch tiêm chủng tiêu chuẩn Khuyến cáo tiêm chủng nếu chưa được chủng ngừa trước đó Khuyến cáo tiêm chủng cho đối tượng có nguy cơ cao

nhóm người lớn
Vắc xin rất quan trọng trong từng cột mốc cuộc đời của mỗi người, kể cả người lớn. Tất cả trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ theo khuyến cáo để bảo vệ tốt bản thân và gia đình.

Lịch tiêm phòng cho các nhóm đối tượng đặc biệt

1. Lịch tiêm ngừa cho phụ nữ mang thai

Thai kỳ khiến hệ miễn dịch của người mẹ suy giảm do những thay đổi của cơ thể khi mang thai và việc hạn chế dùng thuốc, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh và bệnh thường tiến triển nặng, làm tăng nguy cơ biến chứng, việc điều trị thì phức tạp hơn do hạn chế dùng thuốc. Thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào kháng thể từ mẹ, có thể phải đối mặt với nguy cơ dị tật, ngừng phát triển, sinh non hoặc thai lưu nếu mẹ mắc bệnh truyền nhiễm.

Tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch trước và trong thai kỳ là giải pháp hiệu quả để tăng cường miễn dịch, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có liên quan.

Dưới đây là lịch chủng ngừa vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai:

STT PHÒNG BỆNH TÊN VẮC XIN ĐỐI TƯỢNG LỊCH TIÊM CHUẨN BỊ MANG THAI ĐANG MANG THAI 1 Cúm - Influvac Tetra

- Vaxigrip Tetra

Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần. Nếu tiêm trong thai kỳ, nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. 2 Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Adacel

- Boostrix

- Nếu phụ nữ chưa hoàn thành lịch tiêm cơ bản:

- Nếu phụ nữ đã hoàn thành lịch tiêm cơ bản: Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

- Nếu tiêm trong thai kỳ: Nên tiêm vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

3 Uốn ván - TT - Phụ nữ mang thai chưa tiêm/ không rõ tiền sử tiêm/ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 2 mũi trong thai kỳ và các mũi nhắc lại sau đó.

- Phụ nữ mang thai đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 2 mũi trong thai kỳ và các mũi nhắc lại sau đó.

- Phụ nữ mang thai đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: Tiêm 1 mũi trong thai kỳ và 1 mũi nhắc lại.

4 Sốt xuất huyết - Qdenga - Tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng

- Hoàn thành phác đồ trước khi mang thai 3 tháng

5 Ung thư cổ tử cung & Các bệnh đường sinh dục do HPV - Gardasil

- Gardasil 9

Đối với vắc xin Gardasil: Phụ nữ chuẩn bị mang thai (≤ 26 tuổi) tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng:

+ Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

+ Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1

+ Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2

Lưu ý: Nên hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tốt nhất 1 tháng.

Đối với vắc xin Gardasil 9: Phụ nữ chuẩn bị mang thai (≤ 45 tuổi) tiêm 3 mũi:

+ Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

+ Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1

+ Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2

Lưu ý: Nên hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tốt nhất 1 tháng.

6 Các bệnh do phế cầu khuẩn - Prevenar 13

- Pneumovax 23

Nên tiêm phối hợp vắc xin phế cầu cộng hợp (Prevenar 13) và phế cầu polysaccharide (Pneumovax 23) để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. 7 Viêm màng não và các bệnh do não mô cầu khuẩn nhóm B gây ra - Bexsero Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng. 8 Viêm màng não và các bệnh do não mô cầu khuẩn nhóm B, C gây ra - VA- Mengoc-BC Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 2 tháng. 9 Viêm màng não và các bệnh do não mô cầu khuẩn nhóm A, C, Y, W-135 gây ra - Menactra Tiêm 1 liều 10 Vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh Sởi - Quai bị - Rubella - MMR II

- MMRI

- Priorix

- Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.

- Hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tốt nhất 3 tháng.

- Không được tiêm khi đang mang thai.

11 Thuỷ đậu - Varivax

- Varilrix

- Varicella

- Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.

- Hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tốt nhất 3 tháng.

- Không được tiêm khi đang mang thai

12 Viêm não Nhật Bản - Imojev

- Jeev

- Jevax

Lịch tiêm sẽ thay đổi theo từng loại vắc xin. 13 Viêm gan A + B - Twinrix - Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.

- Mũi 2: sau mũi 1 một tháng.

- Mũi 3: sau mũi 2 khoảng năm tháng.

Cần xét nghiệm trước khi tiêm.

14 Viêm gan B - Engerix B

- Heberbiovac

- Gene Hbvax

- Euvax B

- Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm, trước khi có thai 7 tháng.

- Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.

- Mũi 3: Cách mũi 1 sáu tháng.

Cần xét nghiệm trước khi tiêm.

15 Bệnh dại - Verorab - Tiêm dự phòng 3 liều và những liều nhắc lại (đối với người có nguy cơ).

- Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (3 - 5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng (tùy theo tình trạng của con vật cắn/cào, đường tiêm và tình trạng vết thương), 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng).

- Abhayrab 16 Sốt vàng - Stamaril Tiêm 1 liều khi đi du lịch đến những vùng có nguy cơ cao.

Chú thích lịch tiêm chủng:

Lịch tiêm chủng tiêu chuẩn Khuyến cáo tiêm chủng nếu chưa được chủng ngừa trước đó Khuyến cáo tiêm chủng cho đối tượng có nguy cơ cao Không tiêm

tiêm chủng cho phụ nữ
Tiêm vắc xin cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết để phòng các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

2. Lịch chủng ngừa cho người bị bệnh tim mạch, tuyến giáp, bệnh đái tháo đường

Người mắc bệnh tim mạch như rung nhĩ, đau thắt ngực, bệnh cơ tim, suy tim, đột quỵ hoặc các bệnh lý khác như đái tháo đường và bệnh tuyến giáp thường có sức đề kháng kém trước các mầm bệnh truyền nhiễm. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin quan trọng là cách hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh, nhập viện và tử vong.

Nếu không tiêm phòng, khi nhiễm thêm bệnh truyền nhiễm, tình trạng bệnh lý tim mạch có thể trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây tổn thương viêm trực tiếp lên tim. Hãy thực hiện tiêm vắc xin kịp thời để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

STT PHÒNG BỆNH TÊN VẮC XIN LỊCH TIÊM 1 Cúm - Influvac Tetra

- Vaxigrip Tetra

Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần. 2 Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Adacel

- Boostrix

Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm (đã hoàn thành lịch cơ bản). 3 Uốn ván - TT 3 mũi (nếu trước đó chưa tiêm chủng) 4 Sốt xuất huyết - Qdenga Tiêm 2 liều cách nhau 3 tháng 5 Ung thư cổ tử cung & Các bệnh đường sinh dục do HPV - Gardasil

- Gardasil 9

Đối với vắc xin Gardasil: Phụ nữ chuẩn bị mang thai (≤ 26 tuổi) tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng:

+ Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

+ Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1

+ Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2

Lưu ý: Nên hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tốt nhất 1 tháng.

Đối với vắc xin Gardasil 9: Phụ nữ chuẩn bị mang thai (≤ 45 tuổi) tiêm 3 mũi:

+ Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên

+ Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1

+ Mũi 3: 4 tháng sau mũi 2

Lưu ý: Nên hoàn thành phác đồ tiêm trước khi mang thai tốt nhất 1 tháng.

6 Các bệnh do phế cầu khuẩn - Prevenar 13

- Pneumovax 23

Nên tiêm phối hợp vắc xin phế cầu cộng hợp (Prevenar 13) và phế cầu polysaccharide (Pneumovax 23) để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. 7 Vắc xin 3 trong 1: Sởi - Quai bị - Rubella - MMR II/MMRI/Priorix Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. 8 Viêm gan A + B - Twinrix - Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.

- Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.

- Mũi 3: Cách mũi 2 khoảng năm tháng.

Cần xét nghiệm viêm gan B trước khi tiêm vắc xin

9 Viêm gan B - Engerix B

- Heberbiovac

- Gene Hbvax

- Euvax B

- Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.

- Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.

- Mũi 3: Cách mũi 1 sáu tháng.

Cần xét nghiệm viêm gan B trước khi tiêm vắc xin

10 Thủy đậu - Varilrix

- Varivax

- Varicella

2 mũi cách nhau 1 - 3 tháng tuỳ theo độ tuổi (nếu chưa tiêm chủng). Phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 3 tháng 11 Zona thần kinh (giời leo) - Shingrix Đối với người bị suy giảm miễn dịch/ức chế miễn dịch hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch do dùng thuốc: 2 liều có thể cách nhau 1 - 2 tháng. 12 Bệnh dại - Verorab

- Abhayrab

- Tiêm dự phòng 3 liều và những liều nhắc lại.

- Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (3 - 5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng (tùy theo tình trạng miễn dịch của khách hàng, tình trạng con vật, đường tiêm), 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng).

tiêm chủng cho người lớn tuổi
Người bị bệnh tim mạch, tuyến giáp, bệnh đái tháo đường là nhóm đối tượng yếu thế, cần được ưu tiên trong chiến dịch tiêm chủng các loại vắc xin, đồng thời kiểm soát các bệnh lý nền và nâng cao thể trạng để phòng bệnh truyền nhiễm an toàn, hiệu quả.

3. Lịch chủng ngừa cho người đi du lịch, du học và công tác nước ngoài

Tiêm chủng trước khi đi du lịch, đi học hay công tác ở nước ngoài nhằm ngăn ngừa một số dịch bệnh lưu hành tại địa phương ở nước sở tại; đồng thời thi hành điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế, đó là du khách phải thực hiện việc tiêm chủng vắc xin một cách tự giác để bảo vệ mình và phòng chống sự lây nhiễm các dịch bệnh đang lưu hành ở những quốc gia này.

Dưới đây là lịch tiêm chủng cho người đi du lịch, du học và công tác nước ngoài:

STT PHÒNG BỆNH TÊN VẮC XIN LỊCH TIÊM 1 Cúm - Influvac Tetra

- Vaxigrip Tetra

Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần. 2 Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Adacel

- Boostrix

Tiêm 1 liều và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm (đã hoàn thành lịch cơ bản). 3 Uốn ván - TT

- Td

3 mũi (nếu trước đó chưa tiêm chủng) 4 Sốt xuất huyết - Qdenga Tiêm 2 liều cách nhau 3 tháng 5 Các bệnh do phế cầu khuẩn - Prevenar-13

- Pneumovax 23

Nên tiêm phối hợp vắc xin phế cầu cộng hợp (Prevenar 13) và phế cầu polysaccharide (Pneumovax 23) để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. 6 Vắc xin 3 trong 1: Sởi - Quai bị - Rubella - MMR II/MMRI/Priorix Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. 7 Viêm gan A + B - Twinrix - Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.

- Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.

- Mũi 3: Cách mũi 2 khoảng năm tháng.

Cần xét nghiệm viêm gan B trước khi tiêm

8 Viêm gan B - Engerix B

- Heberbiovac

- Gene Hbvax

- Euvax B

- Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm, trước khi có thai 7 tháng.

- Mũi 2: Cách mũi 1 một tháng.

- Mũi 3: Cách mũi 1 sáu tháng.

Cần xét nghiệm viêm gan B trước khi tiêm

9 Bệnh dại - Verorab

- Abhayrab

- Tiêm dự phòng 3 liều và những liều nhắc lại. 10 Viêm màng não và các bệnh do não mô cầu khuẩn nhóm B gây ra - Bexsero - Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng. 11 Viêm màng não và các bệnh do não mô cầu khuẩn nhóm B,C gây ra - VA- Mengoc-BC - Tiêm 2 liều cách nhau 6 - 8 tuần 12 Viêm màng não do mô cầu nhóm A,C,Y,W-135 - Menactra Tiêm 1 liều, sau đó tiêm nhắc theo quy định của nước sở tại 13 Thuỷ đậu - Varivax

- Varilrix

- Varicella

Tiêm 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng. 14 Viêm não Nhật Bản - Imojev

- Jeev

- Jevax

Lịch tiêm sẽ thay đổi theo từng loại vắc xin. 15 Tả - mORCVAX - Uống 2 liều cách nhau 14 ngày.

đi du lịch
Việc đi tới nhiều vùng, quốc gia khác nhau có thể khiến người đi du lịch, du học hay công tác ở nước ngoài nhiễm nhiều virus, vi khuẩn khác nhau gây nguy hiểm cho bản thân, đồng thời cũng là nguồn lây nhiễm cho người khác sau khi trở về nhà hay cộng đồng.

Tầm quan trọng của lịch tiêm chủng đối với trẻ em và người lớn

Lịch tiêm chủng được xác định dựa trên các khuyến cáo và quy định của nhà sản xuất và các cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền đối với mỗi loại vắc xin nhất định.

Lịch tiêm chủng giúp chúng ta xác định chính xác lộ trình tiêm chủng vắc xin trọn đời của bản thân, con trẻ và cả gia đình trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, đảm bảo chúng ta biết rõ về thời điểm cần tiêm vắc xin, biết được các vắc xin có cùng lịch tiêm và có thể được tiêm vào cùng một thời điểm để chủ động sắp xếp lịch tiêm chủng tối ưu về mặt thời gian, tiết kiệm công sức và các chi phí cho việc tiêm chủng.

Các cơ quan y tế, các chuyên gia luôn khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra lịch tiêm chủng, đặc biệt là trước những thay đổi về sức khỏe hoặc trước các giai đoạn đặc biệt như thời kỳ mang thai để thay đổi và thiết lập lộ trình tiêm chủng mới phù hợp với nhu cầu miễn dịch và nhu cầu về mặt sinh lý ở giai đoạn tương ứng.

Tiêm ngừa ở đâu có đầy đủ vắc xin theo lịch tiêm chủng hiện hành?

VNVC - Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin hàng đầu Việt Nam, với mạng lưới hàng trăm trung tâm hiện đại phân bố khắp cả nước, cung cấp đầy đủ các loại vắc xin chính hãng, bao gồm cả những vắc xin khan hiếm và thế hệ mới với số lượng lớn. Là đối tác chiến lược của các tập đoàn vắc xin và dược phẩm lớn trên thế giới như GSK, Sanofi Pasteur, Pfizer, MSD, Abbott, Takeda, AstraZeneca…, VNVC có khả năng nhập khẩu trực tiếp và đảm bảo nguồn cung liên tục, sớm mang về Việt Nam các loại vắc xin hiện đại nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hàng triệu người dân.

Đi đầu tại Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống dây chuyền lạnh đạt chuẩn quốc tế và kho lạnh GSP lớn nhất cả nước, VNVC đảm bảo vắc xin luôn được bảo quản ở nhiệt độ tối ưu từ 2 - 8 độ C. Đội ngũ hơn 10.000 nhân viên y tế, bác sĩ, điều dưỡng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo thường xuyên và sở hữu chứng chỉ an toàn tiêm chủng, cùng quy trình tiêm chủng nghiêm ngặt, đã mang đến cho VNVC sự tin cậy từ cộng đồng.

Ngoài ra, VNVC còn cam kết minh bạch giá, duy trì bình ổn ngay cả trong thời điểm khan hiếm vắc xin, miễn phí khám sàng lọc trước tiêm cho mọi khách hàng, đồng thời triển khai nhiều ưu đãi như trả góp không lãi suất. Những ưu điểm vượt trội này giúp VNVC không chỉ cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà còn mang lại trải nghiệm tiết kiệm và tiện lợi nhất cho người dân.

Để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin, đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:

Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.

tiêm ngừa cho bé
VNVC được nhiều chuyên gia trong lịch vực y tế dự phòng đánh giá là “hình mẫu” tiêu chuẩn cho tiêm chủng vắc xin dịch vụ toàn diện về chất lượng tiêm chủng và dịch vụ Khách hàng.

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến lịch tiêm chủng

1. Lợi ích khi chích ngừa đúng lịch là gì?

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn tạo nên lá chắn vững chắc cho cả cộng đồng, mang lại lợi ích y tế vượt trội. Việc tiêm đúng thời gian và đủ mũi theo khuyến cáo giúp cơ thể sinh miễn dịch bền vững, giảm thiểu nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và hình thành “miễn dịch cộng đồng,” đặc biệt bảo vệ những người không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh, người cao tuổi hoặc bệnh nhân mạn tính.

Bên cạnh đó, chích ngừa đúng lịch còn giúp tiết kiệm chi phí y tế, giảm đáng kể gánh nặng điều trị bệnh tật, khi một mũi vắc xin thường rẻ hơn nhiều so với chi phí điều trị các bệnh mà nó phòng ngừa. Theo UNICEF, mỗi đồng đầu tư vào vắc xin mang lại hiệu quả tiết kiệm gấp 26 lần cho chi phí y tế, đồng thời giảm áp lực tài chính lên ngân sách quốc gia.

Không chỉ vậy, tiêm phòng đúng lịch giúp duy trì nhịp sống ổn định khi hạn chế tối đa sự gián đoạn do bệnh tật gây ra, đảm bảo trẻ em không ngừng học tập và người lớn duy trì công việc ổn định. Việc này còn xây dựng thói quen chăm sóc sức khỏe chủ động, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng bệnh, hướng tới một xã hội lành mạnh và chất lượng sống cao hơn.

Chích ngừa đúng lịch là khoản đầu tư không thể thiếu cho một sức khỏe cộng đồng khỏe mạnh và phát triển, không chỉ bảo vệ cá nhân và cộng đồng khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm, giảm chi phí y tế, duy trì hoạt động sinh hoạt và học tập liên tục, mà còn tạo dựng một thói quen chăm sóc sức khỏe lâu dài và bền vững.

2. Tiêm vắc xin trễ lịch có sao không?

Việc tiêm chủng không đủ liều và đúng lịch sẽ khiến hiệu quả đáp ứng miễn dịch của cơ thể không đầy đủ hoặc thậm chí không có hiệu quả, ngoài ra, hiệu quả miễn dịch chống lại bệnh được tạo ra bởi vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cơ chế miễn dịch, độ tuổi tiêm phòng, đáp ứng của cơ thể… Khi đến một thời điểm nào đó, lượng kháng thể này giảm đi khiến cơ thể không đủ sức chống lại với sự tấn công của mầm bệnh.

Do đó, nếu vì một lý do bất kỳ, trẻ bị bỏ lỡ lịch tiêm hoặc tiêm trễ lịch sẽ làm giảm cơ hội phòng bệnh cho trẻ mà trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để trẻ được tiêm tiếp tục sớm nhất có thể nhằm “nhắc nhớ” hệ miễn dịch tái sản xuất lượng kháng thể mới bảo vệ trẻ tốt hơn.

3. Trường hợp nào cần trì hoãn lịch tiêm chủng?

Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin nhằm phát hiện các chống chỉ định là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho người nhận vắc xin. Dưới đây là những trường hợp cần trì hoãn việc tiêm chủng:

tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh
Ngay khi các triệu chứng bệnh chấm dứt, cần tiếp tục tiêm chủng càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo miễn dịch đầy đủ cho trẻ.

4. Những ai không nên tiêm chủng?

Để đảm bảo an toàn tối đa cho người tiêm, có những trường hợp cụ thể mà việc tiêm chủng nên được tránh hoặc thận trọng thực hiện. Dưới đây là các trường hợp không nên tiêm chủng:

Ngoài lịch tiêm chủng, hãy quan tâm những vấn đề sau

1. Các tiêu chí an toàn tiêm chủng

Ngoài lịch tiêm chủng, các tiêu chí về an toàn tiêm chủng cũng cần được quan tâm:

  1. Kho lạnh bảo quản vắc xin phải đạt chuẩn GSP theo tiêu chuẩn Quốc tế, được trang bị đầy đủ thiết bị làm lạnh, hệ thống giám sát nhiệt độ tự động, cùng hệ thống đa dạng các phương tiện tiếp nhận cảnh báo và các thiết bị chuyên dụng khác. Kho lạnh cũng phải được đặt ở vị trí phù hợp, cách xa khu dân cư và các kho chứa khác.
  2. Đơn vị tiêm chủng cần trang bị xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên dụng, đạt chuẩn GDP, có hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động và phần mềm quản lý chuyên nghiệp. Nhân viên vận hành xe lạnh cũng được đào tạo chuyên sâu về bảo quản vắc xin và xử lý các sự cố trong suốt quá trình vận chuyển.
  3. Đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế chuyên nghiệp, có đầy đủ chứng chỉ An toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, thường xuyên được đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng dịch vụ khách hàng toàn diện. Quy trình tiêm chủng được thực hiện theo 1 chiều khép kín, độc lập, đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt theo đúng quy định an toàn.
  4. Hệ thống kiểm soát chất lượng và hạn dùng của vắc xin phải nghiêm ngặt, với sự phối hợp của các bộ phận liên quan, nhằm theo dõi và xử lý kịp thời các vắc xin sắp hết hạn.
  5. Trước khi tiêm, điều dưỡng cần kiểm tra, đối chiếu kỹ thông tin trên lọ vắc xin và tính toàn vẹn của vắc xin, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “3 đúng” - Đúng loại vắc xin, đúng đường tiêm, đúng liều lượng sử dụng.
  6. Theo dõi và xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm trong 30 phút tại điểm tiêm, đồng thời hướng dẫn người tiêm tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng ít nhất 48 giờ tiếp theo.
kho bảo quản vắc xin của vnvc
Hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) cùng hệ thống kho lạnh GSP đạt tiêu chuẩn Quốc tế, bảo quản vắc xin trong điều kiện tối ưu, góp phần đảm bảo hiệu quả và an toàn của quy trình tiêm chủng đạt mức tối ưu.

2. Những phản ứng bình thường và bất thường sau tiêm chủng

Những phản ứng bình thường sau tiêm chủng Những phản ứng bất thường sau tiêm chủng - Sốt nhẹ (38 - 38,5°C);

- Quấy khóc và ăn uống kém hơn bình thường (ở trẻ em);

- Vết tiêm đỏ, sưng nhẹ. Sau khi tiêm phòng lao có thể sưng tạo thành cục tại vùng tiêm;

- Phát ban nhẹ (sau khi tiêm phòng sởi);

Những triệu chứng trên là bình thường và sẽ tự hết sau 1 - 2 ngày…

- Sốt trên 39°C;

- Co giật hay mệt lả, không có phản ứng khi được gọi;

- Tím tái, khó thở, thở rít, rút lõm lồng ngực khi thở;

- Trẻ quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ;

- Trẻ bú kém, phát ban cùng các phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày…

Bài viết trên đây, chuyên gia VNVC đã đưa ra lịch tiêm chủng vắc xin đầy đủ, chi tiết và mới nhất dành cho trẻ em và người lớn, thậm chí là các đối tượng đặc biệt như phụ nữ chuẩn bị và đang mang thai, người có bệnh lý nền mạn tính như tim mạch, tuyến giáp, bệnh đái tháo đường và người đi du lịch, du học và công tác nước ngoài. Bố mẹ hoặc người tiêm chủng có thể tham khảo các loại vắc xin và lịch tiêm phù hợp cho con trẻ hoặc bản thân.

Chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình khỏi các nguy cơ bệnh tật luôn tiềm ẩn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về lịch tiêm chủng vắc xin, có thể đến ngay các trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhà để được các bác sĩ thăm khám và vạch ra lộ trình tiêm chủng phù hợp.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/trung-tam-tiem-chung-vnvc-quan-7-a71865.html