Trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư, y học hiện đại đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị tiên tiến, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng loại ung thư và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vậy có bao nhiêu cách điều trị bệnh ung thư? Có tác dụng phụ không? Bài viết dưới đây sẽ khái quát một số cách điều trị loại bệnh nguy hiểm này.
Mục tiêu của điều trị ung thư là loại bỏ bệnh ung thư, hạn chế khả năng bệnh tái phát, giúp người bệnh quay trở lại cuộc sống bình thường. Mục tiêu này được áp dụng ở những người bệnh ung thư ở giai đoạn còn có thể chữa khỏi bệnh. Nếu không thể chữa khỏi, mục tiêu điều trị lúc này là thu nhỏ khối u, làm chậm sự phát triển của bệnh, điều trị các triệu chứng để kéo dài thời gian sống cho người bệnh. (1)
Có 3 hướng chính trong điều trị ung thư:
Điều trị bước đầu trong điều trị ung thư với mục đích loại bỏ triệt để khối tế bào ung thư ra khỏi cơ thể.
Có nhiều cách điều trị bệnh ung thư được xem là phương pháp điều trị bước đầu và phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật. Nguyên tắc quan trọng nhất trong phẫu thuật loại bỏ triệt để tế bào ung thư là cắt bỏ khối u cùng với một phần mô lành xung quanh. Nhờ đó đảm bảo không còn sót lại tế bào ung thư.
Việc tiến hành cắt bỏ mô lành xung quanh tế bào ung thư được thực hiện dựa trên biên an toàn của từng loại ung thư. Một số bệnh ung thư nhạy với xạ trị hay hoá trị cũng có thể được điều trị bước đầu bằng các liệu pháp này.
Mục tiêu của cách điều trị bệnh ung thư này là loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình điều trị bước đầu. Nhờ đó giảm nguy cơ ung thư tái phát và tăng khả năng điều trị triệt để.
Các liệu pháp điều trị hỗ trợ phổ biến bao gồm: hóa trị, xạ trị liệu pháp nội tiết, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch… Liệu pháp tân hỗ trợ cũng tương tự, được sử dụng trước điều trị bước đầu, giúp điều trị bước đầu được thực hiện thuận lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Phương pháp điều trị giảm nhẹ tập trung vào việc giúp đỡ người bệnh giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và tác dụng phụ từ các điều trị gây ra bằng cách sử dụng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu, thay đổi chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra cách điều trị bệnh ung thư này còn giúp giảm căng thẳng và buồn phiền; giải tỏa những vấn đề về tâm lý xã hội và tâm linh cho người bệnh; khuây khỏa nỗi đau tinh thần, hỗ trợ cho người chăm sóc và thân nhân của người bệnh.
Các cách điều trị bệnh ung thư phổ biến hiện nay: (2)
Mục tiêu của cách điều trị bệnh ung thư bằng phẫu thuật là loại bỏ khối tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Cụ thể, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối ung thư và một phần mô khỏe mạnh xung quanh khối u nhằm đảm bảo không còn sót lại tế bào ung thư. Cách tiến hành cắt bỏ mô lành xung quanh khối u được thực hiện dựa trên biên an toàn của từng loại ung thư. (3)
Nạo hạch là thuật ngữ chỉ phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ các hạch bạch huyết lân cận quanh vùng chứa khối u. Quá trình nạo hạch sẽ lấy đi các hạch bạch huyết lân cận khối u. Các hạch nghi ngờ di căn thường được xét nghiệm trước khi thực hiện nạo hạch. Với hạch di căn, bác sĩ phẫu thuật thường nạo nhiều hạch nhất có thể.
Xạ trị là cách điều trị bệnh ung thư sử dụng tia X năng lượng cao (tia xạ) để điều trị ung thư. Tia xạ gây tổn thương tế bào ung thư, làm cho chúng không thể sinh sản và chết đi. Xạ trị có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, có thể phối hợp với phẫu thuật và hóa trị. Ở một vài trường hợp, xạ trị có thể tiến hành sau phẫu thuật nhằm loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại ở gần vị trí khối u. Xạ trị có thể kết hợp với hóa trị, còn gọi là hóa xạ đồng thời.
Hóa trị là cách điều trị ung thư sử dụng thuốc, hóa chất. Thuốc hóa trị thường nhắm đến các tế bào ung thư dựa trên tốc độ sinh sản nhanh của chúng, vì vậy thuốc không thể phân biệt được giữa tế bào ung thư và những tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Do đó, thuốc có thể ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.
Cách điều trị bệnh ung thư này thường được tiến hành theo đợt, theo sau bằng một khoảng nghỉ, như vậy cơ thể có thời gian phục hồi và chuẩn bị cho lần hóa trị kế tiếp. Hóa chất được truyền chậm qua tĩnh mạch, nhờ đó được đến khắp các bộ phận của cơ thể người bệnh. Hóa trị có thể được dùng kết hợp với các liệu pháp khác như liệu pháp miễn dịch, xạ trị…
Tác dụng phụ của hóa trị ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: liều lượng, loại thuốc, thời gian điều trị và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm: mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và nôn, suy giảm hệ miễn dịch, rụng tóc, lở miệng, tổn thương thần kinh (gây tê bì tay, chân). Ngoài ra, hóa trị cũng có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như: suy tủy, vấn đề tim mạch, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Đây là phương pháp chữa ung thư đầy tiềm năng, sử dụng chính hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư. Khác với các phương pháp truyền thống như hóa trị và xạ trị, liệu pháp miễn dịch không tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư mà hoạt động bằng cách kích thích hoặc phục hồi khả năng tự nhiên của hệ miễn dịch nhằm nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Có 3 cơ chế hoạt động chính của liệu pháp miễn dịch:
Cách chữa ung thư này mang đến nhiều hy vọng trong điều trị ung thư bởi những ưu điểm vượt trội. Liệu pháp miễn dịch có thể nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư cụ thể, giảm thiểu tác hại đến các tế bào khỏe mạnh, đồng thời đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư da, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư bàng quang…
Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch cũng có một số hạn chế như: liệu pháp miễn dịch có thể tốn kém hơn các phương pháp điều trị ung thư truyền thống. Một số tác dụng phụ phổ biến của cách điều trị bệnh ung thư này bao gồm: mệt mỏi, phát ban, tiêu chảy, viêm gan, viêm phổi… Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch không hiệu quả với tất cả người bệnh và tất cả các bệnh ung thư, một số người bệnh có thể không đáp ứng với điều trị.
Nhìn chung, liệu pháp miễn dịch là một lĩnh vực nghiên cứu đầy hứa hẹn với tiềm năng hiệu quả cao trong điều trị ung thư.
Một số loại ung thư được thúc đẩy bởi hormone của chính cơ thể người bệnh (ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt). Ngăn chặn nguồn nội tiết tố khiến các các tế bào ung thư ngừng phát triển, liệu pháp nội tiết là cách điều trị bệnh ung thư được ứng dụng nhiều trong ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tuyến tiền liệt…
Liệu pháp nội tiết là phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc hoặc các thủ thuật y tế để ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư bị ảnh hưởng bởi hormone.
Có 3 cách chính mà liệu pháp nội tiết hoạt động:
Liệu pháp nội tiết có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác như: phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Hiệu quả của liệu pháp nội tiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: loại ung thư, giai đoạn ung thư, tình trạng thụ thể hormone của tế bào ung thư, sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tác dụng phụ của cách điều trị bệnh ung thư này bao gồm: bốc hỏa, khô âm đạo, loãng xương, mệt mỏi, đau khớp, buồn nôn…
Cách điều trị bệnh ung thư này sử dụng các loại thuốc nhắm mục tiêu vào thành phần bên trong hoặc bề mặt tế bào ung thư, gây gián đoạn tín hiệu phân chia tế bào mà protein truyền đi, ức chế và kiểm soát ung thư phát triển. (4)
Cơ chế hoạt động của liệu pháp nhắm mục tiêu như sau:
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể loại bỏ ung thư: nguyên nhân khiến tế bào ung thư phát triển nhanh và khỏe mạnh là nhờ sự ẩn mình khỏi sự kiểm soát và phát hiện của hệ thống miễn dịch cũng như khả năng bất hoạt tạm thời. Liệu pháp nhắm mục tiêu đánh dấu các tế bào ung thư, giúp hệ miễn dịch tìm và tiêu diệt tế bào ung thư dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Ngăn tế bào ung thư phát triển: các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể thường phân chia khi nhận được tín hiệu, từ đó tạo ra các tế bào mới thay thế cho tế bào cũ hoặc mất đi. Tín hiệu này liên kết với những protein bề mặt tế bào, có chức năng thông báo cho tế bào phân chia.
Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khiến quá trình truyền tín hiệu bị rối loạn, những thay đổi protein trên bề mặt tế bào làm cho tế bào phân chia mất kiểm soát và hình thành ung thư. Cách điều trị bệnh ung thư này can thiệp vào các loại protein, ngăn tín hiệu phân chia tế bào, từ đó kiểm soát quá trình phát triển khối u.
Ngăn tín hiệu hình thành mạch máu: các khối u cần mạch máu mới để tạo mạch, nhờ đó ung thư tiến triển và phân chia. Liệu pháp nhắm trúng đích có khả năng can thiệp vào luồng tín hiệu tạo mạch máu mới, nhờ đó ức chế quá trình hình thành mạch, kiểm soát kích thước khối u.
Cung cấp các chất loại bỏ tế bào ung thư: một số kháng thể đơn dòng kết hợp với các chất loại bỏ tế bào ung thư có trong thuốc xạ trị hoặc hóa trị. Các kháng thể đơn dòng gắn vào các mục tiêu trên bề mặt tế bào ung thư, làm cho tế bào ung thư hấp thụ các chất tiêu diệt tế bào và bị loại bỏ. Các tế bào không có mục tiêu không bị ảnh hưởng.
Làm chết tế bào ung thư: các tế bào bình thường sẽ hư hại hoặc mất đi nếu không cần thiết cho cơ thể nữa. Tuy nhiên, các tế bào ung thư có khả năng lẩn tránh quá trình này. Vì vậy, liệu pháp nhắm trúng đích có khả năng khiến các tế bào ung thư mất đi như các tế bào bình thường.
Ngăn quá trình tạo hormone nuôi ung thư: một số loại ung thư cần hormone nhất định cho quá trình phát triển. Liệu pháp nhắm mục tiêu ngăn cơ thể tạo ra những loại hormone mà tế bào ung thư cần để duy trì và tiến triển.
Chăm sóc giảm nhẹ trong điều trị ung thư là phương pháp điều trị hỗ trợ người bệnh ở bất kỳ giai đoạn nào của ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ là cách điều trị bệnh ung thư có thể áp dụng ngay từ đầu, giúp người bệnh dễ tiếp cận, lên kế hoạch điều trị sớm và xuyên suốt các giai đoạn bệnh, chứ không phải chỉ áp dụng riêng cho giai đoạn cuối.
Chăm sóc giảm nhẹ hay đi kèm với điều trị đặc hiệu (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, miễn dịch…) giúp điều trị các triệu chứng và làm giảm tác dụng phụ, nâng cao hiệu quả điều trị.
Phương pháp này còn được áp dụng đặc biệt trong trường hợp phương pháp điều trị đặc hiệu không hiệu quả, người bệnh mắc các bệnh mãn tính như: suy tim giai đoạn cuối, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối, suy thận giai đoạn cuối…
Một số cách điều trị bệnh ung thư khác:
Liệu pháp quang động (PDT) sử dụng loại thuốc được kích hoạt bởi chất nhạy cảm quang để tiêu diệt tế bào ung thư. Ánh sáng có thể đến từ laser hoặc nguồn khác, chẳng hạn như đèn LED. Liệu pháp quang động thường được sử dụng như phương pháp điều trị tại chỗ, nghĩa là điều trị 1 phần của cơ thể. (5)
Khi các tế bào (đã hấp thụ chất nhạy sáng) tiếp xúc với một bước sóng ánh sáng cụ thể, chất nhạy cảm quang tạo ra gốc tự do, gốc tự do này sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, liệu pháp quang động còn phá huỷ các mạch máu trong khối u, ngăn các tế bào ung thư không thể nhận lượng máu cần thiết để tiếp tục phát triển. Ngoài ra, liệu pháp này còn kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư, gián tiếp trở thành biện pháp điều trị toàn thân.
Đốt sóng cao tần là cách điều trị bệnh ung thư mang tính chất xâm lấn tối thiểu, sử dụng năng lượng điện và nhiệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bác sĩ nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, sử dụng 1 loại kim xuyên qua da hoặc vết mổ và vào mô ung thư. Năng lượng sóng cao tần đi qua kim và làm cho các mô xung quanh nóng lên, giúp loại bỏ các tế bào ung thư nhờ năng lượng điện và nhiệt.
Đốt sóng cao tần được sử dụng phổ biến trong điều trị một vị trí ung thư gây các triệu chứng cho người bệnh và thường ít được sử dụng làm phương pháp điều trị chính cho các bệnh ung thư. Đốt sóng cao tần được sử dụng để điều trị ung thư với các tổn thương di căn đến phổi, gan, tuyến thượng thận, thận…
Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh không thể phẫu thuật vì một số lý do như: tổng trạng sức khỏe yếu, có nhiều khối u nhỏ trong 1 cơ quan. Đốt sóng cao tần cũng có thể điều trị các tổn thương tiền ung thư tại thực quản, liên quan đến bệnh thực quản Barrett.
Áp lạnh là cách điều trị bệnh ung thư sử dụng nitơ lỏng hoặc khí argon để loại bỏ các tế bào ung thư và mô bất thường. Áp lạnh là phương pháp điều trị tại chỗ, hướng tới 1 phần nhất định của cơ thể. Phương pháp này được sử dụng để điều trị các khối u trên da và một số khối u bên trong cơ thể.
Phẫu thuật áp lạnh giúp đóng băng mô, khiến các tế bào trong khu vực cần điều trị bị chết đi.
Với các khối u bên trong cơ thể, bác sĩ có thể sử dụng 1 thiết bị dẫn đường để đóng băng mô khối u. Thiết bị này có thể được đưa vào cơ thể trong khi phẫu thuật hoặc thông qua 1 vết cắt nhỏ trên da. Khí nitơ lỏng hoặc khí argon chảy qua thiết bị dẫn đường, sau đó sẽ được đặt trực tiếp lên khối u.
Trong quá trình thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể sử dụng siêu âm hoặc MRI để hướng dẫn thiết bị dẫn đường đến đúng vị trí, giúp hạn chế ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh gần đó. Đôi khi, nhiều hơn một thiết bị dẫn đường có thể được sử dụng để đóng băng các phần khác nhau của khối u.
Iod phóng xạ (RAI) có thể được sử dụng để điều trị cường giáp và một số loại ung thư tuyến giáp. Thuật ngữ “phóng xạ” nghe có vẻ đáng sợ nhưng RAI là phương pháp điều trị an toàn, dung nạp tốt và đáng tin cậy. Iod phóng xạ nhắm vào các tế bào tuyến giáp và ít tiếp xúc với các tế bào khác của cơ thể. (6)
Các loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất (nhú và nang) thường được điều trị bằng liều lượng lớn Iod phóng xạ (cao hơn nhiều so với điều trị cường giáp). Cách điều trị bệnh ung thư này thường được áp dụng sau khi cắt bỏ tuyến giáp để loại bỏ các mô tuyến giáp còn sót lại.
Những cách điều trị bệnh ung thư trên có thể gây ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ là những vấn đề xảy ra khi điều trị, ảnh hưởng đến các mô hoặc cơ quan khỏe mạnh. Một số tác dụng phụ phổ biến khi điều trị ung thư: (7)
Các tác dụng phụ khác nhau giữa người này và người khác, ngay cả khi được điều trị cùng 1 phương pháp.
Lựa chọn cách điều trị bệnh ung thư phụ thuộc vào các yếu tố như: (8)
Trong tương lai, khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh hướng tới mục tiêu:
Bài viết đã khái quát một số cách điều trị bệnh ung thư phổ biến. Với sự phát triển và tiến bộ của y học, các phương pháp điều trị ung thư ngày càng đa dạng, góp phần điều trị khỏi, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/dieu-tri-ung-thu-a69388.html