Hướng dẫn cách thổi sáo trúc cơ bản cho người mới học

Sáo là loại nhạc khí rất được ưa chuộng vì âm điệu thánh thót, trong trẻo. Chơi sáo cũng là cách để chúng ta được thư giãn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thổi sáo trúc vì cần áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Bài viết này, Nhạc Cụ Center sẽ giúp bạn học thổi sáo đúng cách, đơn giản nhất cho người mới bắt đầu.

8 Bước quan trọng trong cách thổi sáo trúc cho người mới

Để giúp bạn nhanh chóng chơi được sáo trúc, Nhạc Cụ Center sẽ hướng dẫn chi tiết qua từng bước trong phần nội dung sau đây:

Bước 1: Chọn mua sáo chất lượng

Việc lựa chọn một loại sáo chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng sẽ giúp bạn tối ưu chi phí, tránh mua phải hàng kém chất lượng, nhanh hỏng. Hơn nữa, việc chọn mua một loại sáo chất lượng cho người mới sẽ giúp quá trình tập luyện được dễ dàng, đúng thanh điệu hơn.

Chọn mua sáo chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng

Chọn mua sáo chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng

Khi mua sáo, bạn cần quan tâm đến các đặc điểm sau đây:

Trong giai đoạn mới học cách thổi sáo trúc, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại sáo có âm trầm vì dễ thổi. Sau một thời gian, bạn có thể lựa chọn loại sáo có tone phù hợp.

Bước 2: Nắm bắt tone sáo

Một trong những điều quan trọng nhất đối với những người đang muốn tìm cách thổi sáo dọc, sáo trúc 8 lỗ, 6 lỗ, 10 lỗ,… chính là hiểu về tone sáo. Tone sáo cũng có 7 âm cơ bản trong nhạc lý, bạn cần ghi nhớ các nốt ở mỗi lỗ bấm để tạo ra âm thanh chuẩn.

Bước 3: Xác định vị trí lỗ thổi và vị trí đặt môi khi thổi

Thông thường, với cây sáo trúc 6 lỗ sẽ có 1 lỗ thổi và 6 lỗ bấm. Các lỗ thổi và lỗ bấm nằm thẳng hàng nhau. Tuy nhiên, lỗ thổi được thiết kế nằm xa các lỗ bấm.

Kỹ thuật đặt môi sẽ được thực hiện như sau: Tay cầm sáo ngửa, không quá úp. Sau đó, đặt sáo lên môi sao cho lỗ thổi, nhân trung và tim môi thẳng hàng với nhau.

Xác định chính xác lỗ thổi và đặt môi đúng chuẩn

Xác định chính xác lỗ thổi và đặt môi đúng chuẩn

Bước 4: Cách cầm sáo

Bạn cần chú ý đến cách cầm sáo, không nên quá úp hoặc quá ngửa mà nên đặt vuông góc khoảng 90 độ so với môi. Bởi vì nếu sáo quá úp thì âm thanh bị bí và không vang sáng. Nếu ngửa sáo thì tiếng sáo sẽ bị xì và khi thổi sẽ rất mệt.

Cách cầm sáo đúng chuẩn mà bạn bắt buộc phải nhớ nếu muốn học cách thổi sáo trúc nhanh và thành thạo hơn:

Tay cầm sáo đúng chuẩn để tạo ra các âm thanh hài hoà

Tay cầm sáo đúng chuẩn để tạo ra các âm thanh hài hoà

Bước 5: Thổi ra tiếng sáo

Cách thổi sáo trúc chuẩn là chúng ta cần thổi chếch xuống 45 độ, không thổi lên cao hay thổi ngang cây sáo. Lúc này, bạn hãy lưu ý, tay cầm 2 bên thân sáo, cầm chắc chắn và để sát vào môi thì mới có thể tạo ra âm thanh đúng chuẩn.

Bước 6: Tạo khẩu hình khi thổi sáo

Khẩu hình chuẩn khi thổi sáo là cần đẩy hàm dưới ra một chút để đẩy môi sát với thân sáo, giúp môi và sáo sát nhau, chắc chắn hơn. Điều này giúp sáo không bị xê dịch khi thổi.

Âm thanh sáo phát ra chính là nhờ việc tạo khẩu hình, bạn nên tạo khẩu hình như đang mỉm cười khi thổi.

Bước 7: Thổi các nốt cơ bản

Sau khi thổi sáo thành tiếng được, điều mà bạn cần học chính là thổi sáo thành các nốt cơ bản và tập luyện để tay linh hoạt hơn. Bạn có thể bắt đầu từ những bài nhạc đơn giản để tập luyện trước.

Thổi sáo đúng các nốt cơ bản và tập luyện với bài nhạc đơn giản

Thổi sáo đúng các nốt cơ bản và tập luyện với bài nhạc đơn giản

Một số bài sáo cho người mới tập mà bạn có thể áp dụng tập luyện tại nhà như:

Bước 8: Tập thêm nhiều kỹ năng khác

Một trong những điều đặc biệt, tạo nên những bản nhạc du dương khi học thổi sáo là kỹ thuật rung hơi sáo trúc, đánh lưỡi, luyến láy,… Đây là những kỹ thuật khó, bạn cần kiên trì tập luyện thì mới tiến bộ nhanh.

Xem thêm: Cách thổi sáo recorder cho người mới bắt đầu

Kỹ thuật thổi sáo trúc cơ bản

Một số kỹ thuật quan trọng mà bạn cần học trong cách cách thổi sáo trúc 8 lỗ, 6 lỗ, 10 lỗ như: kỹ thuật lấy hơi, đánh lưỡi, láy, rung, reo lưỡi,…

Kỹ thuật lấy hơi

Khi học thổi sáo, bạn cần lấy hơi đúng lúc, nhanh. Bạn cần tập lấy hơi vào bụng thay vì vào ngực và kết hợp lấy hơi bằng mũi và miệng. Nếu hơi yếu thì bạn có thể lấy nhiều lần và giữ nhịp chính xác để tránh làm ngắt quãng bài sáo.

Lấy hơi thổi sáo nhanh và đúng lúc

Lấy hơi thổi sáo nhanh và đúng lúc

Kỹ thuật vuốt hơi, vuốt ngón và kỹ thuật hốt

Bạn hãy hít vào một hơi dài, sau đó thổi ra một cách đều đặn, không ngắt quãng. Kết hợp đóng mở các lỗ ngón một cách nhịp nhàng, đều đặn để tạo ra âm thanh mềm mại, lả lướt.

Kỹ thuật hốt là kỹ thuật kết hợp giữa vuốt hơi và vuốt ngón. Khi thổi, cần chú ý lực thổi và lực nhấn ngón sao cho âm thanh phát ra mượt mà, không bị ngắt quãng. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải học cách chạy ngón linh hoạt.

Kỹ thuật láy

Khi học cách thổi sáo trúc, bạn không thể bỏ qua kỹ thuật láy vì điều này sẽ giúp bản nhạc du dương hơn. Láy là việc thổi 1 nốt chính là có một hoặc một vài nốt phụ theo cùng. Có các loại láy như:

Áp dụng kỹ thuật láy để bản nhạc hay và êm dịu hơn

Áp dụng kỹ thuật láy để bản nhạc hay và êm dịu hơn

Kỹ thuật rung

Đây là kỹ thuật tạo ra âm thanh rung, bằng cách thay đổi luồng hơi mạnh mẽ theo tần số nhanh chậm khác nhau. Điều này sẽ tạo nên sự ngân nga cho bài nhạc. Để thực hiện kỹ thuật này, cần thổi sáo một cách nhẹ nhàng và rung lưỡi.

Kỹ thuật đánh lưỡi

Trong cách thổi sáo trúc, đánh lưỡi là kỹ thuật khó, phức tạp, cần kiên trì tập luyện.

Kỹ thuật reo lưỡi - phi lưỡi

Kỹ thuật reo lưỡi tạo ra âm thanh rít, thường được sử dụng trong các bài nhạc dân ca. Bạn có thể nhấn nhá bằng cách làm lưỡi rung lên khi thổi hơi ra như khi đọc chữ R.

Tập reo lưỡi hoặc phi lưỡi khi thổi sáo

Tập reo lưỡi hoặc phi lưỡi khi thổi sáo

Cách tập luyện thổi sáo trúc hay

Dưới đây là những lưu ý hữu ích, giúp những người mới học sáo trúc có thể áp dụng để nhanh chóng thành thạo:

Cần kiên trì tập luyện sáo trúc để nhanh tiến bộ

Cần kiên trì tập luyện sáo trúc để nhanh tiến bộ

Trên đây là các thông tin hữu ích về cách thổi sáo trúc mà bạn có thể áp dụng. Nhạc Cụ Center chúc bạn sớm tập luyện thành công và tự tạo nên những bản nhạc hay.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/huong-dan-lam-sao-truc-a68249.html