(*) Bài viết này của Minh Châu, mình đọc thấy hay nên đẫ biên tập lại và chia sẻ lên đây
-
Thời đại ngày nay, khi thế giới thay đổi nhanh chóng hàng ngày hàng giờ, việc người trẻ chỉ học một kỹ năng và gắn chặt sự lựa chọn cuộc đời của mình với một sự nghiệp nhất định đã gần như không còn nữa.
Thị trường đòi hỏi những người lao động có khả năng rộng hơn là một người chỉ biết những kiến thức trong ngành mà họ học. Các bạn học sinh cấp III khi bước vào ngưỡng cửa thi đại học đều rất khó khăn và hoang mang trong việc xác định xem mình muốn học ngành học nào, nhất là khi hệ thống đào tạo đại học tại Viêt Nam phân ngành ngay từ năm nhất. Việc bạn thi vào một trường đại học và bỏ ngang khi nhận ra mình không thực sự thích làm toán chẳng hạn, đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu lại từ đầu.
Bạn băn khoăn ngành học nào có thể để cho bản thân tìm kiếm những lựa chọn phù hợp nhưng đồng thời cũng tạo dựng một nền tảng kiến thức, kỹ năng đủ để đương đầu với mọi thách thức?
Có thể Xã hội học sẽ là câu trả lời cho bạn, vậy:
-
Đó là một ngành khoa học cơ bản trong tổng thể của Khoa học Xã hội. Xã hội học đi tìm câu trả lời cho các (1) hiện tượng xã hội, (2) “mặt xã hội” của một vấn đề, (3) mối liên kết và tương tác con người trong xã hội.
Nói cách khác, ngay cả việc bạn băn khoăn lựa chọn ngành để thi đại học, đó có phải chỉ là câu chuyện lựa chọn cá nhân hay không? Xã hội học sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Câu hỏi nhiều bạn sinh viên Xã hội học luôn hỏi chúng tôi chính là công việc các bạn có thể làm khi ra trường.
Và câu trả lời chính là các bạn có những lựa chọn rộng mở, không giới hạn. Xã hội học cho phép các bạn thử thách và tìm kiếm tiềm năng của chính mình, từ đó có sự lựa chọn cho công việc phù hợp mà các bạn muốn làm trong tương lai.
Nghe thì có vẻ mơ hồ, nhưng đây chính là xu hướng giáo dục của thời đại mới, giáo dục khai phóng, nền giáo dục cho phép con người khai thác khả năng bản thân và mở rộng các cơ hội lựa chọn.
-
Xã hội học với đặc thù ngành học của mình, cung cấp cho các bạn cử nhân một nền tảng kiến thức và kỹ năng phù hợp với nhiều ngành nghề.
Từ kiến thức xã hội nền tảng, các kỹ năng xã hội học chính yếu như kiến thức về các hiện tượng xã hội, mối quan hệ giữa con người với xã hội… tới nền tảng kiến thức về chính sách, luật pháp, quan hệ quốc tế.
Ngoài ra học Xã hội học sẽ xây dựng cho các bạn sinh viên (1) khả năng tư duy phản biện, kỹ năng phân tích vấn đề, (2) kỹ năng giao tiếp, (3) thu thập và xử lý thông tin, (4) kỹ năng làm việc với cộng đồng và quan trọng nhất là (5) thế giới quan và cách đánh giá các vấn đề một cách hợp lý và đa chiều.
Với các kiến thức và kỹ năng mà Xã hội học mang lại, các bạn sinh viên khi ra trường có thể tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân ở các nhóm ngành sau:
-
-
Có thể thấy sự lựa chọn ngành nghề việc làm của cử nhân Xã hội học là rất rộng. Tại sao lại có được sự lựa chọn này, và điều gì làm nên sự khác biệt của một nhà Xã hội học? Với cử nhân Xã hội học, công việc các bạn sẽ thường làm sẽ bao gồm:
-
-
Có thể thấy rằng, bất kỳ một nhóm ngành nghề nào, thì những kiến thức về xã hội và kỹ năng kể trên đều rất cần thiết để tạo ra tính chiến lược, chiều sâu và đo lường được các vấn đề có thể xảy ra.
Với nhà Xã hội học, một quyết định giải quyết một vấn đề, hay đưa ra hoạch định chiến lược cho tương lai đều không dựa trên cảm tính hay một số dữ liệu bề nổi, nếu muốn giải quyết một vấn đề xã hội, bạn phải điều tra nguyên nhân gốc rễ của nó.
Ví dụ: Nếu bạn nghĩ cách để học sinh không còn chọn ngành học không phù hợp với khả năng bản thân nữa, điều cần làm không phải là làm việc với từng người gặp vấn đề với nó, mà chính là giải quyết nguyên nhân dẫn đến học sinh chọn sai ngành học, có thể nguyên nhân là do (1) định hướng của gia đình, (2) môi trường sinh sống, (3) có thể đó là do ảnh hưởng từ truyền thông trong việc xây dựng hình ảnh nghề nghiệp… việc tìm ra căn nguyên và đưa giải pháp phù hợp với thực tế đó chính là công việc của một nhà Xã hội học.
Nhà Xã hội học luôn luôn tâm niệm rằng hành vi của con người luôn nằm trong bối cảnh của xã hội.
-
Xã hội học còn là nền tảng quan trọng và giúp ích rất nhiều cho các bạn muốn phát triển về con đường học vấn. Du học thạc sĩ, tiến sĩ với bằng cử nhân Xã hội học sẽ cho phép các bạn mở rộng nhóm ngành học của mình. Các ngành học các bạn có thể lựa chọn là:
-
-
Trong suốt quãng thời gian sinh viên, một sinh viên Xã hội học sẽ được thực hiện rất nhiều (1) đề tài nghiên cứu từ cá nhân đến nhóm, (2) các chuyến đi thực địa khảo sát thực tế, làm việc và (3) thu thập thông tin từ cộng đồng.
Các bạn cũng sẽ được kì vọng vào việc tham gia các công việc tình nguyện, các hoạt động thanh niên để có thể xây dựng cho bản thân những kĩ năng cần thiết trong thời đại mới.
-
Một sinh viên Xã hội học sẽ được làm quen với việc tiếp cận người dân, đối tượng nghiên cứu, đối thoại và tìm kiếm thông tin để trả lời câu hỏi họ đặt ra.
Trong 4 năm học, các bạn sẽ học các (1) kiến thức cốt lõi của ngành, (2) các vấn đề đang tồn tại trong thực tế dưới góc nhìn xã hội (Xã hội học về giới, truyền thông, văn hoá, đô thị, nông thôn, thanh niên…), (3) phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học, sẽ làm các bài nghiên cứu độc lập cho kì thực tập và một nghiên cứu cho khoá luận cuối kì.
Một sinh viên Xã hội học sẽ phải tập cách cân bằng thời gian cho việc học, thực tập nghề nghiệp, trải nghiệm thực tế, tự tổ chức các chương trình sự kiện và còn nhiều điều nữa bạn sẽ có thể khám phá khi tham gia cùng chúng tôi.
-
Vậy nếu bạn quyết định gia nhập vào gia đình của chúng tôi, thì điều gì sẽ chờ đón bạn?
Trở thành một thành viên trong gia đình Xã hội học, có nghĩa là bạn sẽ (1) phải thử thách chính bản thân mình, (2) mở rộng góc nhìn của bản thân, và (3) học cách nhìn nhận thế giới xung quanh với sự hiểu kỳ, thấu hiểu và khách quan của một nhà Xã hội học.
Bạn có muốn thử thách chính mình?
-
Huế, 9:57 AM 9/13/2023
-
Chú thích:
(*) Tác giả Đoàn Lê Minh Châu, Giảng viên khoa Xã hội học & Công tác xã hội. Bạn đồng hành, đồng môn và ... đồng phạm của mình
-
Media Team, Sociology Hue - HUSC
Editor: Tuấn Long | tuanlong.dhkh@gmail.com
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/xa-hoi-hoc-la-nganh-gi-a67421.html