Mướp đắng (khổ qua) là một loại rau ăn quả quen thuộc có vị đắng, được dùng để chế biến các món như canh khổ qua dồn thịt, khổ qua xào trứng, khổ qua trộn chà bông, khổ qua muối chua… Không những thế, mướp đắng còn được biết đến với công dụng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng liệu mẹ cho con bú ăn mướp đắng được không?
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn vấn đề cho con bú ăn mướp đắng được không hay mẹ cho con bú có ăn khổ qua được không.
Trước khi khám phá câu trả lời cho thắc mắc mẹ cho con bú ăn mướp đắng được không, mời bạn cùng tìm hiểu những lợi ích sức khỏe của quả mướp đắng.
Mướp đắng (khổ qua) có tên khoa học là Momordica charantia, còn được gọi bởi các tên khác như lương qua, cẩm lệ chi… là một loại cây thuộc họ Cucurbitaceae. Cây được trồng khắp các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam, được thu hái quanh năm nhưng phổ biến nhất là vào mùa hè, tháng 5, 6, 7.
Mướp đắng được xem như một loại rau có nhiều tác dụng tốt lên sức khỏe con người nhờ những lợi ích sau:
Bạn đang băn khoăn không biết cho con bú ăn khổ qua được không hay mẹ sau sinh ăn mướp đắng được không? Những thông tin dưới đây sẽ bật mí câu trả lời cho bạn về vấn đề cho con bú ăn mướp đắng được không.
Đối với câu hỏi cho con bú ăn mướp đắng được không hay bà đẻ ăn mướp đắng được không thì câu trả lời là mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn loại quả này.
Nguyên nhân là vì khi cho bé bú, mẹ cần đảm bảo có chế độ ăn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản xuất sữa. Thế nhưng, mướp đắng lại là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp và quá ít chất béo, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và trẻ bú mẹ.
Không những thế, nhu cầu năng lượng của mẹ trong giai đoạn cho con bú rất cao. Tuy nhiên, mướp đắng lại chứa rất ít calo, khi ăn vào chỉ có thể làm cho mẹ no nhưng không đủ năng lượng để cơ thể hoạt động và sản xuất đủ lượng sữa cần thiết cho bé bú.
Để có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề đang cho con bú có ăn được mướp đắng không, bạn cần hiểu rõ theo y học cổ truyền mướp đắng có vị đắng, tính hàn.
Bên cạnh đó, cơ thể phụ nữ sau sinh cũng là tính hàn do khí huyết hư tổn lúc sinh đẻ. Khi mẹ cho con bú ăn nhiều mướp đắng, đặc tính hàn của loại quả này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy… Những vấn đề về hệ tiêu hóa có thể gây mất nước trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.
Không những thế, tình trạng rối loạn tiêu hóa còn tác động tiêu cực đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể. Điều này khiến cho chất lượng sữa mẹ không được đảm bảo.
Mặc dù trong thời gian đầu sau khi ăn mướp đắng, mẹ có thể chưa nhận ra những vấn đề này. Tuy nhiên, về lâu dài, việc thường xuyên ăn mướp đắng sẽ khiến cơ thể mẹ không đủ dinh dưỡng để sản sinh thêm sữa mới có chất lượng cao.
Bạn đang thèm ăn canh khổ qua hay khổ qua trộn chà bông, nhưng lại không biết cho con bú ăn khổ qua được không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm lời giải đáp cho băn khoăn “Cho con bú ăn mướp đắng được không?” nhé!
Việc ăn khổ qua trong quá trình cho con bú có thể gây nguy hiểm cho trẻ bú mẹ. Nguyên nhân là vì trong hạt mướp có chứa các chất có hại cho sức khỏe, điển hình nhất là vicine. Đây là một loại độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây nhức đầu, đau bụng, hôn mê nếu bạn ăn phải một lượng lớn và có cơ địa nhạy cảm.
Những chất độc này có thể truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ. Lúc này, vì hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, độc tố của mướp đắng có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của bé.
Mướp đắng nổi tiếng với vị đắng đặc trưng khiến nhiều người e ngại. Do đó, nếu con bạn nằm trong danh sách những người không thích mùi vị lạ của mướp đắng hay trẻ có cơ địa nhạy cảm với những gì mẹ ăn, bé có thể quấy khóc khi bú sữa mẹ. Dần dần, tình trạng này sẽ dẫn đến việc bé bỏ bú, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Hy vọng những thông tin trên mà Hello Bacsi cung cấp đã giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề cho con bú ăn mướp đắng được không, bà đẻ ăn mướp đắng được không. Bên cạnh đó, các mẹ bỉm đừng quên tham gia vào Cộng đồng Nuôi dạy con của Hello Bacsi để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con và đặt câu hỏi để các bác sĩ giải đáp nhé!
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/an-kho-qua-co-bi-mat-sua-khong-a67305.html