Kinh doanh F&B
25 Tháng Tám, 2024
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngành F&B (thực phẩm và đồ uống) đã đóng góp 17,2% vào tổng GDP quốc gia trong năm 2023. Qua đó, F&B là một trong những ngành trụ cột, là động lực để phát triển kinh tế không thể thiếu của quốc gia. Cùng tìm hiểu chi tiết kinh doanh F&B là gì, đặc điểm, vai trò và xu hướng phát triển trong tương lai của ngành này ra sao trong tương lai nhé.
F&B là tên viết tắt của cụm từ Food and Beverage Service, là một loại hình kinh doanh ẩm thực và dịch vụ ăn uống. Trong đó ngành F&B bao gồm các mô hình như nhà hàng, quán ăn, quán cafe, cửa hàng thức ăn nhanh, quán rượu, các khu nghỉ dưỡng,…
Xét về nguồn gốc, thì đã từ rất lâu về trước, xa tít tận thời Trung Cổ, lúc ấy đã không thiếu các hình thức kinh doanh như nhà trọ, quán rượu, quán ăn,… Dù ở bất cứ đâu, trên bất kỳ thị trấn hay vùng miền nào thì các hình thức kinh doanh này sẽ luôn dễ dàng được tìm thấy.
Và khái niệm cho ngành F&B mới chính thức được hình thành kể từ thế kỷ 19, khi Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur phát minh ra “Pasteurisation” (kỹ thuật thanh trùng). Kể từ lúc ấy, thức ăn và đồ uống sử dụng thường ngày có thể được bảo quản, cất trữ với thời gian sử dụng lâu hơn, an toàn hơn. Rồi dần dần các hàng quán lần lượt ra đời, các cửa tiệm bắt đầu phục vụ món ăn, yêu cầu về thực phẩm sử dụng của người dùng cũng lên tầm cao mới.
Đỉnh cao nhận diện của ngành phải kể đến khoảng đầu thế kỷ 20, khi các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald’s, KFC, Burger King ra đời, góp phần thay đổi thói quen ăn uống của con người cũng như làm cho các cụm từ “Fast Food” “F&B” được nhắc đến với tần suất dày đặc và trở nên phổ biến.
Cho đến hiện tại, ngành F&B vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ với sự bùng nổ của công nghệ, sự đa dạng về ẩm thực và sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngành F&B tại Việt Nam bên cạnh những khó khăn chung đang đối mặt thì vẫn còn nhiều cơ hội phát triển.
Theo kết quả của nhiều khảo sát trả về, có khoảng 80% doanh nghiệp tại Việt Nam đang có động lực phát triển và mở rộng mô hình kinh doanh trong ngành F&B. Việc này bất chấp luôn cả những đợt khủng hoảng kinh tế đang diễn ra đa ngành.
Một khảo sát với sự tham gia của hơn 4000 nhà hàng lớn nhỏ, cho thấy mức chi của người dân cho dịch vụ ăn uống có xu hướng tăng nhẹ. Điển hình có hơn 8% doanh thu ngành F&B đến từ dịch vụ nhà hàng.
Trong tương lai con số này sẽ tăng nhanh hơn nữa khi nhu cầu chi tiêu cho việc ăn ngoài của người dân có thể tăng thêm từ 5-10%.
Tổng kết năm 2023, doanh thu ngành F&B ghi nhận con số tăng trưởng khổng lồ với hơn 590 nghìn tỷ đồng (23,6 tỷ USD). Ghi nhận tăng 10,87% so với năm 2022. Cũng theo đó, mặc dù kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đổi mặt với nhiều thách thức nhưng thị trường F&B sẽ luôn tăng trưởng, khi phần lớn khách hàng đang và sẽ mở rộng hầu bao cho ngành.
>>> Tham khảo: Brunch là gì? Mô hình kinh doanh nhà hàng hút khách hiện nay
Trong suốt những năm qua, phát triển kinh doanh F&B luôn là khát khao của nhiều nhà khởi nghiệp. Thị trường ngành luôn sôi động, theo ghi nhận trung bình tại Việt Nam, cứ mỗi năm sẽ có từ 4000 - 7000 nhà hàng, quán ăn đăng ký mới và mở cửa kinh doanh.
Nhưng với một mảnh đất màu mỡ mà lắm kẻ gieo trồng, thì liệu hạt giống của bạn có thể thoải mái đâm chồi và vươn mình phát triển?
Nhân lực
Với số lượng nhà hàng, quán ăn đang hoạt động khổng lồ như hiện nay thì cần lắm việc bổ sung một nguồn nhân lực dồi dào.
Sự việc chỉ trở nên khó khăn khi nhân lực trong ngành lúc này đây đang rất khan hiếm, một phần do tình trạng người lao động bỏ việc hoặc chuyển ngành, điều này đã gây áp lực lên cho nhà tuyển dụng. Và để đáp ứng cho đủ số lượng nhân viên, việc tuyển dụng nhanh, qua loa, thiếu sự đầu tư đã diễn ra.
Và bạn cũng biết, bộ mặt của ngành dịch vụ chính là nằm ở người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một lỗi sai nhỏ cũng kéo theo cả một hệ quả khôn lường.
Khẩu vị
Để kinh doanh thành công, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống thì cốt lỗi vẫn cần sự hợp gu trong vấn đề hương vị. Bạn phải thừa nhận rằng, đầu lưỡi của số đông người Việt vẫn còn quyến luyến hương vị của những món ăn truyền thống, mang đặc văn hoá ẩm thực Á Đông và điều này đã đi sâu vào trong tìm thức, khiến người ta không phải muốn đổi là đối. Và sẽ là vô ích nếu món ăn bạn phục vụ không đủ hấp dẫn để tạo được sự tò mò hay vui thích của phần đông khách hàng.
Có không ít trường hợp các thương hiệu F&B mới ra mắt, dù phục vụ những món ăn đẹp mắt, có đầu tư bài bản nhưng vẫn thất bại, lý do hương vị món ăn mang đến không có nhiều đặc sắc, cũng như còn lẫn vào đó đặc trưng phong cách ẩm thực phương Tây.
Tài chính
Để một thương hiệu phát triển hay mở rộng ngành, tiên quyết điều họ cần là vốn, nhưng để có vốn thì hoạt động kinh doanh phải phát triển. Nhượng quyền hiện nay được tận dụng nhiều vì được xem là cách thức mở rộng chuỗi nhanh với chi phí hợp lý. Nhưng thực tế, một vấn đề nhức nhối mà các chuỗi nhượng quyền hiện nay khó làm được, đó là sự đồng nhất trải nghiệm khách hàng. Trên hết là mang đến cho khách hàng chất lượng phục vụ tương đồng nhau ở các chuỗi khác nhau, đảm bảo hương vị, thái độ và giá trị thương hiệu.
>>> Xem thêm: Những mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất hiện nay
Ngành F&B hiện nay đóng vai trò cực kỳ quan trọng mà không thể thay thế bởi bất cứ ngành nào khác. Lý do bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
Có thể khẳng định rằng, F&B chính là “linh hồn”, là “bộ mặt” của bất kỳ nhà hàng, khách sạn nào. Trên thực tế, đã có không ít đơn vị kinh doanh khách sạn thu hút lượng lớn khách hàng đến ghé thăm, chỉ đơn giản bởi nơi đây sở hữu thực đơn ấn tượng với những món ăn ngon, nổi tiếng.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi theo tháp nhu cầu Maslow, “ăn ngon, mặc đẹp” là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, các nhà hàng, khách sạn tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu này một cách xuất sắc sẽ ghi điểm mạnh mẽ trong lòng du khách, từ đó góp phần gia tăng vị thế và đẳng cấp của thương hiệu.
Hơn cả việc cung cấp những bữa ăn ngon miệng, ngành F&B còn đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa độc đáo. Thông qua các món ăn đặc trưng của địa phương, du khách có cơ hội khám phá và hòa mình vào bản sắc văn hóa nơi họ đặt chân đến.
Chính vì vậy, đầu tư vào F&B không chỉ đơn thuần là nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn là thể hiện sự tôn trọng đối với văn hóa bản địa và cam kết mang đến cho du khách những trải nghiệm trọn vẹn nhất.
Hoạt động kinh doanh ngành F&B vô cùng đa dạng với sự hỗ trợ liên kết với nhiều bộ phận. Cùng việc mở rộng kinh doanh trong ngành, liên tục các vị trí với nhiều cấp bật khác nhau được tuyển dụng, mở ra cơ hội việc làm cho nhiều độ tuổi, giới tính và các năng lực chuyên môn khác nhau.
Trong năm 2023, riêng ngành F&B đã đóng góp 17.2% vào trong GDP quốc gia và con số này sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong năm 2024.
Nhìn chung, với sự mở cửa và gia tăng nhanh chóng các mô hình nhà hàng, quán ăn, điều này đã cung cấp một lượng công việc nhất định cho người lao động, đặc biệt khi làn sóng thất nghiệp nước ta vẫn chưa bao giờ thôi nhức nhối.
Mặc khác, F&B phát triển, đã làm rạng danh thêm cho quê nhà, cho con người, cho văn hoá và cho ẩm thực Việt Nam. Các du khách nước ngoài chưa bao giờ thôi kinh ngạc về mùi vị tuyệt hảo của món ăn Việt, họ ấn tượng hương vị, cách chế biến, cho đến cả màu sắc mà khó lẫn vào đâu. Điều này cũng không quá bất ngờ khi Phở, Bánh mì, Gỏi cuốn,… đã “xuất ngoại” và chinh phục thành công vị giác của hàng triệu du khách ngoài kia.
Ngày càng nhiều các nhà hàng, khách sạn hiện nay đẩy mạnh việc tối ưu các dịch vụ khách hàng mục đích làm tăng nguồn thu ngân sách. Những hình thức thường được áp dụng như mở rộng dịch vụ, áp dụng công nghệ mới…
>>> Xem thêm: Các mô hình kinh doanh Buffet hải sản lợi nhuận cao
Ngành F&B hiện nay bao gồm các loại dịch vụ phổ biến như:
Dịch vụ bàn trong nhà hàng bao gồm hai hình thức chính:
Hình thức nổi bật nhất của loại dịch vụ này là Buffet. Dịch vụ Buffet cho phép khách hàng tự lấy đĩa và đến các quầy tự chọn để tự chọn và lấy thực phẩm từ các khay lớn. Khách có thể tự phục vụ hoặc yêu cầu sự hỗ trợ từ nhân viên để lấy món ăn theo ý thích của mình.
Trong dịch vụ này, khách hàng vào khu vực ăn uống để lựa chọn các món ăn. Sau đó, họ thanh toán và nhận các phiếu giảm giá tương ứng với từng món thực phẩm. Khách hàng đến quầy thực phẩm và sử dụng các phiếu giảm giá để lấy các món ăn đã chọn. Họ tự lấy đĩa và sắp xếp món ăn ra bàn để thưởng thức.
Trong loại hình dịch vụ này, khách hàng đặt hàng và thanh toán tại một điểm duy nhất và được phục vụ ngay tại đó. Có các phương thức khác nhau:
Dịch vụ đặc biệt trong ngành F&B cung cấp thức ăn và đồ uống tại các nơi không có khu vực ăn uống trực tiếp. Các phương pháp bao gồm:
>>> Xem thêm: Lounge là gì? Những điều thú vị mà bạn nên biết về Lounge
Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), Việt Nam của chúng ta là một trong những quốc gia có đủ khả năng phát triển kinh tế vượt trội trong 5 năm tới.
Với những động lực về đầu tư, tiêu dùng, du lịch cùng sự thúc đẩy về hoạt động xuất nhập khẩu, những điều này đã mang đến hi vọng mạnh mẽ cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như là ngành F&B nói riêng.
Năm 2024, giá trị thị trường ngành F&B nói chung tại Việt Nam được dự báo tăng trưởng thêm 10,92% so với năm 2023, chạm mốc hơn 655 nghìn tỷ đồng.
Và cũng trong năm nay, những xu hướng nổi bật nhất trong ngành F&B gồm có:
Các mô hình bán đồ uống mang đi trong những năm gần đây nổi lên như một xu hướng. Với chi phí đầu tư hợp lý, vị trí thuận tiện, menu phong phú,… phù hợp với người mua mang đi vào người giao hàng.
Kể từ sau Covid19, người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề sức khoẻ. Họ cẩn trọng trong cách lựa chọn đồ ăn uống, cùng ưu tiên sử dụng những thực phẩm hữu cơ sạch, lành mạnh, không chất độc hại, hạn chế các món ăn được chế biến nhiều dầu mỡ. Điều này về lâu dài đã hình thành nên các xu hướng về tên gọi là “ ăn sạch, uống sạch”.
Ngay trong năm 2023, trên nền tảng TikTok triệu người dùng, các trend ăn uống nổi lên cũng theo xu hướng này. Các loại thực phẩm được đẩy top tìm kiếm có thể kể đến như “bánh ăn kiêng”, “trà sữa keto”, “bánh healthy”,… Và các nhãn hàng nếu muốn “sống tốt” bắt buộc họ phải theo trend, tận dụng sức nóng để thu hút sự chú ý cho sản phẩm của mình. Và trong năm 2024, xu hướng “ ăn sạch, uống sạch” vẫn sẽ còn tiếp tục kéo dài và gây bùng nổ.
Việc cạnh tranh để tranh giành giải thương danh giá này đang là một xu hướng nổi bật trong ngành. Các thương hiệu F&B đang cùng nhau dốc sức, cải thiện món ăn, nâng cấp dịch vụ và hoàn thiện trải nghiệm khách hàng để làm sao có công nhận Mechelin. Và cuộc đua Michelin không chỉ mang đến lợi ích cho khách hàng Việt mà xa hơn nữa, còn là cách để các nhà hàng khẳng định được tên tuổi của mình trên đấu trường ẩm thực quốc tế.
Công tác tập trung nâng cấp chất lượng và không ngừng cải sản phẩm, dịch vụ luôn là xu hướng mà nhiều đơn vị theo đuổi. Chỉ có như thế mới có thể thu hút và giữ chân khách hàng ở lại.
Thị trường ngành F&B năm 2023 chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng thanh toán không tiền mặt. Trong đó hình thức chuyển khoản/quét mã QR ghi nhận 61% lượng người dùng tham gia, tiếp tục là ví điện tử (11,8%), thẻ ngân hàng/thẻ tín dụng (7,2%), cùng với đó là hình thức thanh toán NFC, dù mới ra mắt những vẫn có 1,1% người sử dụng.
Kể từ sau đại dịch, thói quen đặt đồ ăn online của thực khách ngày càng phổ biến, nhiều doanh nghiệp F&B cũng xem đây là thời cơ tốt để đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh song song việc offline và online.
Việt Nam vẫn luôn được chọn là một trong những đối tác kinh doanh tiềm năng mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn hợp tác, đặc biệt là dưới hình thức nhượng quyền thương mại.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, đã có hơn 50% thương vụ nhượng quyền được ký kết tại Việt Nam. Qua đó, quốc gia của chúng ta đứng trong top các nước có sự phát triển ngành F&B vượt trội.
Cùng các tiềm năng về việc chuyển đổi số, nâng cấp và trải nghiệm chất lượng dịch vụ tăng cao, cùng sự hiểu biết với các xu hướng và tư duy liên tục đổi mới trong kinh doanh ngành F&B, nếu vẫn được duy trì tốt trong tương lai, thị trường ngành F&B tại Việt Nam vẫn sẽ được xem là miếng bánh béo bở thu hút tốt nhà đầu tư.
Thị trường ngành F&B luôn mở ra nhiều cơ hội cho nhà kinh doanh mới. Để thành công và thu được các kết quả như mong đợi, bạn cần phải có kế hoạch triển khai rõ ràng cũng như tham khảo các giải pháp hỗ trợ kinh doanh tiện ích. Trong đó, chúng tôi tin chắc rằng GoF&B, giải pháp kinh doanh dành cho các chủ nhà hàng/quán ăn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
GoF&B là phần mềm quản lý bán hàng lĩnh vực F&B ra đời với sứ mệnh mang đến nhiều giải pháp tiện ích, giúp tối ưu quy trình vận hành, quản lý kinh doanh cho các chủ nhà hàng, quán ăn.
Với sự đồng bộ thông tin tất cả nằm trên một hệ thống, hỗ trợ đặt bàn online mà không cần chờ đợi, cung cấp đa công cụ tiếp thị giúp linh hoạt tổ chức các chương trình ưu đãi, giảm giá… thu hút sự quan tâm của khách hàng, ghi dấu ấn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Giải pháp cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
Hệ sinh thái “tất cả trong một” của GoF&B còn mang đến những tính năng tiện ích khác như:
Hy vọng qua bài chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về ngành F&B cũng như tham khảo thêm các xu hướng nổi cộm của ngành trong năm 2024. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ bộ phận CSKH của GoSELL để được hỗ trợ.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/mo-hinh-fb-la-gi-a67142.html