Có đến 75% các phụ nữ phải trải qua các triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt ở các mức độ khác nhau. Chúng bao gồm các bất thường về thể chất lẫn tinh thần. Nếu cảm thấy chán nản, lo lắng, cáu kỉnh hoặc thấy mình dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt, đây là một điều hoàn toàn bình thường.
Rất nhiều phụ nữ trải qua điều này một cách vô cùng đa dạng. Nếu nỗi buồn là triệu chứng duy nhất, điều này có thể khiến bản thân người phụ nữ cảm thấy khó hiểu khi bỗng trở nên nhạy cảm với chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp duy nhất và sự thay đổi hormone chính là nguyên nhân cơ bản.
Lý do chính xác cho những nỗi buồn hay tình trạng nhạy cảm với chu kỳ kinh nguyệt thật sự vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng những thay đổi hormone giới tính trong máu, cụ thể là sự sụt giảm estrogen và progesterone xảy ra sau khi rụng trứng, là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Mức serotonin thấp
Serotonin đôi khi được coi là hóa chất của hạnh phúc. Nó giúp điều chỉnh tâm trạng của bản thân mỗi người, tăng cảm giác thèm ăn và khả năng có được một giấc ngủ ngon.
Những nội tiết tố sinh dục nữ xáo động trong những ngày tiền kinh nguyệt làm giảm sản xuất serotonin. Theo đó, khi mức serotonin thấp, người phụ nữ có thể cảm thấy buồn bã, ngay cả khi không có gì bất thường.
Chất lượng giấc ngủ kém
Chất lượng giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của mỗi người. Vì mức serotonin giảm khiến người phụ nữ khó nghỉ ngơi đầy đủ, họ có thể thấy mình thiếu ngủ liên tục, mệt mỏi về tinh thần và cáu kỉnh.
Do không được nghỉ ngơi, liên tục chịu căng thẳng, áp lực nên có thể khiến tâm lý bất an, dễ quấy khóc hơn. Điều này cũng có thể trở thành một vòng luẩn quẩn, vì cảm giác buồn bã hoặc căng thẳng cũng có thể khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hơn.
Thay đổi cảm giác thèm ăn
Những thay đổi về cảm giác thèm ăn hoặc muốn ăn thức ăn có đường hoặc nhiều carbohydrate là những điều phổ biến ở phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi được dung nạp vào cơ thể, chính những thực phẩm này lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.
Theo một nghiên cứu, carbohydrate tạm thời sẽ làm tăng mức serotonin, giúp cơ thể thấy dễ chịu hơn. Đây có thể là lý do tại sao cơ thể luôn cố gắng tự làm dịu bản thân bằng cách liên tục tìm kiếm các loại thức ăn ngọt. Tuy nhiên, nguồn tinh bột được cung cấp vội vàng hay lạm dụng chỉ tạm thời xoa dịu căng thẳng nhưng sau đó lại có thể dẫn đến cảm giác trầm cảm sâu sắc hơn.
Hạn chế rèn luyện thể lực
Các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác, chẳng hạn như đau bụng và đầy hơi, có thể khiến cơ thể cảm thấy muốn nghỉ ngơi, sinh hoạt thụ động hơn là tập thể dục, tham gia với môi trường bên ngoài.
Lúc này, tình trạng ít vận động cũng có thể làm giảm tâm trạng, khiến tâm lý cảm thấy tồi tệ hơn.
Dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt thường biến mất trong vòng vài ngày. Nếu không tự thuyên giảm hoặc nếu cảm thấy quá buồn bã, hãy trao đổi với bác sĩ để được kê đơn các loại thuốc phù hợp để điều chỉnh tâm trạng.
Liệu pháp ban đầu có thể bao gồm các biện pháp tránh thai, chẳng hạn như thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai ngăn chặn sự rụng trứng và sự dao động nội tiết tố, góp phần cải thiện các triệu chứng bất thường về tinh thần một cách hiệu quả.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
Trầm cảm nhẹ và hay khóc trước chu kỳ kinh nguyệt thường nhanh chóng biến mất nếu người phụ nữ biết cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống:
Thay vì ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, kem để giải quyết cơn thèm của mình thì hãy thử ăn cá béo hoặc các loại thực phẩm khác có nhiều axit béo omega-3. Điều này đã được chứng minh là nguồn thức ăn đáng tin cậy giúp giảm cảm giác trầm cảm.
Cố gắng xây dựng và áp dụng các bài tập thể lực hoặc các hoạt động tích cực trong cuộc sống hằng ngày của mình, ngay cả khi đang cảm thấy khó chịu do đầy hơi, thống kinh hoặc bị chuột rút. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học gọi là endorphin, giúp cải thiện tâm trạng một cách nhanh chóng.
Nếu cảm giác đầy hơi, đau bụng kinh ngăn cản việc tập thể dục, người phụ nữ cũng cần đảm bảo tránh các loại thức ăn mặn, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giữ nước. Lúc này, các loại thuốc lợi tiểu không kê đơn dùng liều thấp cũng có thể đem lại tính hữu ích.
Đánh lạc hướng bản thân khỏi những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực có thể không phải là điều dễ làm nhưng nếu thành công sẽ mang lại hiệu quả vượt bậc. Do đó, hãy thay đổi cảm xúc của mình bằng cách nghe những bản nhạc yêu thích, xem một bộ phim hài hước hoặc phim kinh dị cũng như dành thời gian gặp gỡ bạn bè cũng có thể hữu ích.
Yoga có thể tăng mức serotonin nội sinh một cách tự nhiên và tăng cảm giác hạnh phúc, giúp giảm căng thẳng, lo lắng.
Nếu chứng mất ngủ đang khiến bản thân cảm thấy tồi tệ hơn, hãy khắc phục thói quen thức đêm để giúp cơ thể dễ ngủ hơn. Theo đó, nên tuân thủ việc tắt các thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ và cắt giảm lượng caffeine vào buổi tối.
Liệu pháp sử dụng hương thơm cũng có thể đem lại nhiều lợi ích. Hãy thử các loại tinh dầu được biết là có khả năng làm dịu tinh thần, chẳng hạn như hoa oải hương, hoa hồng và hoa cúc.
Cảm giác chán nản, buồn bã hoặc lo lắng quá mức thường cần đến sự hỗ trợ và chăm sóc của chuyên gia. Nếu bản thân luôn cảm thấy thờ ơ, trống rỗng hoặc không có hy vọng, người này có thể đang bị trầm cảm.
Mặc dù một số phụ nữ hay gặp phải một số triệu chứng thuộc hội chứng tiền kinh nguyệt, nếu tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn thì nghi ngờ mắc phải chứng trầm cảm tiền kinh nguyệt, bao gồm:
Những cơn khóc kéo dài hoặc không kiểm soát được, trầm cảm nặng hoặc buồn phiền cản trở cuộc sống hàng ngày có thể là một dạng hội chứng tiền kinh nguyệt ở mức độ nghiêm trọng hơn, được gọi là rối loạn khó thở tiền kinh nguyệt. Trong bối cảnh này, người phụ nữ nên sớm được đưa đến thăm khám với chuyên gia sức khỏe tâm thần để được giúp đỡ, điều trị phù hợp và chủ động phòng tránh cho chu kỳ sau.
Tóm lại, dễ khóc khi đến kỳ kinh nguyệt là rất phổ biến và có thể liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Cảm giác buồn và trầm cảm nhẹ hay tăng nhạy cảm với chu kỳ kinh nguyệt thường có thể được điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu cảm giác buồn bã nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày thì người phụ nữ có thể đã mắc các bệnh lý thật sự, cần được điều trị y tế hoặc hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần để kịp thời điều chỉnh.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website (vinmec.com) để được phục vụ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: healthline.com
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/anh-tam-trang-con-gai-khoc-a66995.html