Cách điều trị và phòng ngừa Covid-19 theo đúng quy định bộ Y Tế

Dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra các triệu chứng sốt, ho, viêm phổi cấp, suy hô hấp cấp, thậm chí tử vong đến nay vẫn đang gây căng thẳng trên toàn cầu. Có hay không cách điều trị Covid-19? Biện pháp phòng chống Covid-19 hiện nay là gì? Ngay khi có dấu hiệu Covid nên làm gì?… là những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm.

Có phương pháp điều trị Covid-19 không?

Cho đến nay, Thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào được khuyến nghị để ngăn ngừa hoặc điều trị corona virus. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 khi nhập viện được điều trị bằng nhiều phương pháp, từ thở oxy đơn giản đến các thủ thuật xâm lấn, hiện đại nhất là ECMO. Cách điều trị Covid-19 hiện tại tuy không trực tiếp chữa khỏi Covid-19 nhưng đó đang là cách tốt nhất góp phần hỗ trợ bệnh nhân chống chọi với virus gây đại dịch.

Phác đồ điều trị Covid-19

Bệnh nhân được xác định nhiễm Covid-19 phải trải qua hàng loạt xét nghiệm, trong đó quan trọng nhất là kiểm tra nồng độ oxy trong máu để xem xét chức năng hoạt động của phổi.

Phác đồ điều trị Covid-19 trải qua 4 giai đoạn:

Kháng thể đơn có hỗ trợ điều trị Covid-19 được không?

Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đang nỗ lực nghiên cứu loại kháng thể đơn dòng có thể đem lại cách điều trị Covid-19 hiệu quả. Khi virus Sars-Cov-2 xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ có phản ứng ban đầu và tiết ra một số tế bào nhất định tấn công “kẻ xâm nhập” gọi là kháng thể nhận diện và ức chế virus. Kháng thể đơn dòng được phát triển và chế tạo tại các phòng thí nghiệm được cho là bản sao của các tế bào tự nhiên trên, có thể được tách ra và sản xuất với số lượng lớn để điều trị cho các bệnh nhân. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đang trong quá trình nghiên cứu. Hiện nay, điều trị Covid-19 chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ ức chế sự phát triển của virus Sars-Cov-2.

Huyết tương có thể điều trị Covid không?

Việc sử dụng huyết tương của người đã khỏi bệnh để điều trị Covid-19 đang được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới nhằm tăng thêm công cụ điều trị, nhất là với những đối tượng tiến triển bệnh trung bình, nặng và nghiêm trọng. Người bệnh sẽ được cung cấp kháng thể để tiêu diệt virus Sars-Cov-2 khi tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Hiện nay, việc lấy huyết tương chỉ giao thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện cơ sở vật chất.

Kháng sinh có giúp hỗ trợ điều trị Covid không?

Viêm đường hô hấp cấp là do virus gây ra, do đó, kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Một số người nhiễm Covid-19 tiến triển nặng có thể nhiễm trùng vi khuẩn, trong trường hợp này kháng sinh có thể được khuyến nghị.

Hiện không có thuốc điều trị Covid-19 được cấp phép. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, người nhiễm Covid-19 cần tuân thủ phác đồ điều trị cụ thể, không tự ý mua kháng sinh để điều trị.

Vitamin D chữa được Covid không?

Vitamin D giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp nói chung, tuy nhiên vitamin D không có khả năng điều trị Covid-19. Cho đến thời điểm hiện tại, Thế Giới vẫn chưa có thuốc điều trị Covid-19, điều trị chỉ dừng lại ở việc ức chế virus phát triển đồng thời phòng dịch bằng các biện pháp như giãn cách xã hội, thực hành vệ sinh đúng cách như giữ tay sạch sẽ, đeo khẩu trang đúng cách…

Có những loại thuốc nào có thể hỗ trợ điều trị Covid-19 hiện nay?

Trong các nỗ lực đối phó với dịch Covid-19 trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã chọn một số quốc gia để tiến hành các thử nghiệm lâm sàng nhằm đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc tiềm năng điều trị Covid-19. Tuy nhiên, chưa có loại thuốc nào được chứng minh có hiệu quả. Cho đến nay, ngoài việc điều trị triệu chứng do Covid-19, cả thế giới vẫn đang trông chờ vào những loại vắc xin có thể phòng ngừa đại dịch này. Đến nay, đã có hơn 100 loại vắc xin của hơn 40 quốc gia đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm.

Điều trị và chăm sóc lâm sàng

Nguyên tắc điều trị đối với người nhiễm Covid-19 là ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách, làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định bệnh; ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi và cách ly.

Điều trị theo từng triệu chứng

Đối với môi trường điều trị:

Đối với bệnh nhân:

Cách điều trị Covid-19:

Thời gian điều trị Covid trong bao lâu?

Người trưởng thành, người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh mãn tính nếu mắc Covid-19 ở thể nhẹ vẫn phải mất vài tuần để phục hồi sức khỏe.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC Hoa Kỳ), 1% bệnh nhân được báo cáo ở độ tuổi dưới 35 vẫn chưa hồi phục sức khỏe hoàn toàn sau 21 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Mặt khác, 35% bệnh nhân cho biết họ chưa thể phục hồi sức khỏe từ 2-3 tuần, các triệu chứng như ho, mệt mỏi và khó thở có thể kéo dài vài tuần sau khi nhiễm virus.

Quá trình phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 có thể rất lâu, ngay cả với người lớn khỏe mạnh, người không có vấn đề bệnh lý. Đây là hồi chuông, cảnh báo cộng đồng cần nâng cao cảnh giác với Covid-19, nhất là những người không cho rằng Covid-19 là một bệnh lý nghiêm trọng.

Cần phải làm gì nếu mắc bệnh

Nếu cảm thấy khó thở, có biểu hiện sốt hoặc sốt cao, đột nhiên cảm thấy buồn ngủ hoặc trở nên lú lẫn, mệt mỏi… đó rất có thể là triệu chứng của Covid-19. Ngay khi nghi ngờ mình nhiễm Covid-19, hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Cách chăm sóc người nhiễm Covid-19

Cách phòng ngừa Covid-19 (quy tắc 5K)

Bộ Y tế kêu gọi người dân phòng chống dịch Covid-19 với thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.

12 lời khuyên giúp bạn tránh “chạm mặt” virus SARS-CoV-2

1. Rửa tay thường xuyên và cẩn thận

Sử dụng nước ấm và xà phòng rửa tay trong ít nhất 20 giây. Xoa bọt xà phòng từ vị trí cổ tay, kẽ ngón tay và dưới móng tay. Xà phòng có khả năng sát khuẩn hiệu quả và bảo vệ bạn khỏi virus.

Bạn cũng có thể sử dụng nước rửa tay khô khi đi ra ngoài. Nên rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi chạm vào đồ vật, kể cả điện thoại và máy tính xách tay.

2. Tránh chạm vào mặt

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số bề mặt với thời gian lên đến 72 giờ. Bạn có thể vô tình nhiễm phải virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn,…

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn cần tránh chạm tay vào mặt và tránh cắn móng tay. Chỉ một lưu ý nhỏ nhưng có thể ngăn virus SARS-CoV-2 đi từ tay vào cơ thể của bạn.

3. Không bắt tay và ôm

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Khi người dương tính với virus SARS-CoV-2 ho, hắt hơi, bắt tay có thể khiến những người xung quanh bị lây nhiễm.

Virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan qua giọt bắn, do đó Bộ Y tế đã đề nghị người dân đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, đồng thời hạn chế bắt tay và tiếp xúc với người khác trong khoảng cách 2m.

4. Không dùng chung đồ vật cá nhân

Nếu bạn đang chăm sóc hoặc do đặc thù của công việc đòi hỏi phải tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19, bạn nên đặc biệt lưu ý không dùng chung đồ vật cá nhân với người bệnh, như: bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ dùng hoặc thiết bị điện tử.

Nếu có thể, bạn nên sử dụng riêng biệt phòng tắm với người bệnh. Nếu không thể, bệnh nhân Covid-19 nên đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.

5. Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi

Virus SARS-Cov-2 được tìm thấy nhiều trong mũi và miệng. Điều này có nghĩa là virus gây bệnh Covid-19 có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus còn có thể tồn tại trên các bề mặt trong vòng 3 ngày.

Để phòng bệnh hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác, bạn nên dùng khăn giấy khi ho, hắt hơi và rửa tay cẩn thận ngay sau đó.

6. Lau và khử trùng bề mặt

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên giúp loại bỏ hầu hết virus gây bệnh Covid-19 bám trên các bề mặt. Thời gian và phương pháp vệ sinh các bề mặt trong nhà như sau:

7. Giãn cách xã hội theo quy định của Bộ Y tế

Giãn cách xã hội là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của người dân. Bằng cách giữ khoảng cách giữa người với người, gia đình với gia đình, cộng đồng với cộng đồng, giúp người dân đối phó với nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Cụ thể, các nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu vẫn hoạt động trong thời gian giãn cách, nhưng chủ doanh nghiệp phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc phải được giám sát, thực hiện chặt chẽ. Người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết và đảm bảo khoảng cách 2m tối thiểu giữa người với người.

8. Không tụ tập nơi đông người

Số ca bệnh Covid-19 thường ở mức cao tại địa điểm tổ chức sự kiện, các nơi tập trung đông người như: hội nghị, hội chợ thương mại, lễ hội, buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, hôn lễ hoặc các bữa tiệc lớn,… Hoặc cũng có thể bị phơi nhiễm bệnh trong quá trình đi lại như tại sân bay, trạm xe buýt, ga tàu hỏa, phương tiện công cộng,… Vì vậy, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân không nên tụ tập nơi đông người khi không thật sự cần thiết.

9. Tránh ăn uống ở nơi đông người

Ăn uống nơi đông người làm tăng nguy cơ mắc Covid-19 do virus có khả năng bám trên các bề mặt của bát, đĩa, ly,… Ngoài ra, virus còn có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt bắn, nguy cơ lây truyền cao hơn khi tập trung nơi đông người. Do đó, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nguy hiểm, người dân không nên ăn uống nơi đông người, nên mua thực phẩm chưa chế biến hoặc đồ ăn mang đi.

10. Rửa sạch đồ tươi sống

Rửa sạch đồ tươi sống trước khi ăn và chế biến. Theo khuyến cáo của CDC và FDA, người dân không nên sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy để tẩy rửa những thực phẩm tươi, trái cây, rau quả. Đừng quên rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

11. Đeo khẩu trang

Trong danh sách những phương pháp phòng bệnh Covid-19, đeo khẩu trang được xem là phương pháp đầu tiên và quan trọng nhất. Khẩu trang được khuyến nghị là tấm chắn đơn giản và hiệu quả giúp ngăn ngừa giọt bắn từ đường hô hấp và không khí lây truyền cho những người khác khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện.

Tất cả người dân nên đeo khẩu trang tại những địa điểm công cộng, đông người, những nơi khó duy trì các biện pháp giãn cách, khi có tiếp xúc gần với những người không sống cùng nhà.

12. Tự cách ly khi bị bệnh

Khi có tiếp xúc gần với một người được biết hoặc nghi ngờ mắc bệnh Covid-19, cần phải chủ động tự cách ly để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan sang người khác trong trường hợp mắc bệnh. Dù hiện tại, bạn có thể cảm thấy khỏe, nhưng rất có thể bạn đã mang mầm bệnh Sars-Cov-2 trong người.

Mọi người nên tự cách ly trong khoảng thời gian 14 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với người được biết hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 và phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Sau thời gian cách ly, người bệnh sẽ được xét nghiệm một lần nữa để đảm bảo không mắc bệnh, không có khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

Nhìn chung, để bảo vệ an toàn khỏi Covid-19, mỗi người cần thực hiện nguyên tắc:

Điều tránh làm trong quá trình phòng và điều trị Covid-19

Không hoảng loạn, không dự trữ thực phẩm, không tự ý di chuyển khỏi nơi cư trú, không lan truyền thông tin bịa đặt… là những việc làm cần tránh khi xuất hiện bệnh nhân Covid-19.

Đối với người bệnh, cần tránh những việc làm sau vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây nguy hiểm:

Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu có các triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho kéo dài, khó thở, mệt mỏi, hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Với người dân sống tại Việt Nam

  1. Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển với nhân viên y tế.
  2. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
  3. Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng rồi rửa tay.
  4. Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
  5. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm nấu chín.
  6. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loài động vật nuôi hoặc hoang dã.
  7. Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Với người từ Trung Quốc trở về

  1. Cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.
  2. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, phải đeo khẩu trang bảo vệ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
  3. Khi đến cơ sở y tế, cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

Với những người đến Trung Quốc

  1. Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian này.
  2. Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  3. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, phải đeo khẩu trang, đến ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
  4. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

cách phòng ngừa virus covid-19

phòng ngừa covid-19

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/phuong-phap-dieu-tri-covid-a66882.html