1. Mục tiêu đào tạo:
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử chuyên ngành Điện công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong đời sống, và môi trường sản xuất công nghiệp, đóng góp rất lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và phát triển công nghệ kỹ thuật. Ngành học CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, chuyên ngành ĐIỆN CÔNG NGHIỆP đã trở thành ngành đào tạo mũi nhọn của giáo dục toàn cầu, thu hút nhiều bạn trẻ mong muốn trở thành sinh viên trong tương lai.
Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Điện công nghiệp của trường Đại học Trà Vinh được xây dựng theo hướng tiếp cận nghề nghiệp (CIDO) nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động và các bên liên quan. Chương trình hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực ĐIỆN CÔNG NGHIỆP nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2. Tổ hợp môn xét tuyển:
Tổ hợp môn: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý), D90 (Toán, Khoa học Tự nhiên, Tiếng Anh)
3. Thời gian đào tạo:
Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử - Điện công nghiệp: 4 năm (8 học kỳ, 150 tín chỉ).
4. Đối tượng tuyển sinh:
Tuyển sinh, mở rộng phạm vi trong và ngoài nước. Tuyển sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh.
5. Nội dung chương trình: Xem tại đây
6. Chuẩn đầu ra:
6.1 Về kiến thức:
Vận dụng kiến thức toán học, tin học, khoa học, kỹ thuật và xã hội trong hoạt động chuyên môn ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện, Điện tử, chuyên ngành Điện công nghiệp.
Ứng dụng kiến thức về khoa học xã hội, chính trị, giáo dục thể chất và an ninh quốc phòng, môi trường và pháp luật để hỗ trợ cho các công việc thuộc chuyên ngành đào tạo và trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vận dụng kiến thức tin học, toán học và khoa học tự nhiên, an toàn điện và vệ sinh lao động trong môi trường học tập và làm việc.
Ứng dụng công việc phân tích và thiết kế mạch điện, phần mềm liên quan chuyên ngành, điện tử tương tự và số, và các tiêu chuẩn kỹ thuật để xây dựng, thử nghiệm, vận hành và bảo trì các hệ thống điện / điện tử;
Ứng dụng phân tích và thiết kế mạch điện, điện tử, kỹ thuật số và phần mềm chuyên ngành trong hoạt động xây dựng, thử nghiệm, vận hành và bảo trì các hệ thống điện / điện tử;
Vận dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, phân tích, thiết kế về thiết bị điện công nghiệp, máy điện, mạng cung cấp điện trong hoạt động chuyên môn đào tạo.
Vận dụng kỹ năng lập trình máy tính, vi điều khiển, điều khiển và giám sát thiết bị ngoại vi của hệ thống trong hoạt động xây dựng, kiểm tra, vận hành và bảo trì bảo dưỡng hệ thống điện/ điện tử.
Vận dụng kỹ năng thiết kế, lắp đặt và lập trình điều khiển logic (PLC), mạng truyền thông công nghiệp và hệ thống SCADA trong hoạt động xây dựng, kiểm tra, vận hành và bảo trì bảo dưỡng hệ thống điều khiển trong công nghiệp;
Hình thành ý tưởng, phân tích, thiết kế và thực hiện một hoặc nhiều hệ thống như sau: hệ thống điều khiển, hệ thống thiết bị đo đạc, hệ thống điện và mạng điện công nghiệp.
Ứng dụng các kỹ thuật quản lý dự án vào các hệ thống điện / điện tử;
Vận dụng kỹ năng giao tiếp đa phương tiện và đa văn hóa, trong hoạt động chuyên môn.
Đọc hiểu tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh, viết báo cáo và trình bày vấn đề kỹ thuật liên quan đến ngành điện công nghiệp.
Tuân thủ pháp luật, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ đạo đức nghề nghiệp; lắng nghe, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ thông tin phục vụ công việc và tinh thần cầu tiến, tự định hướng, học tập suốt đời.
6.2 Về kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm):
Chương trình trang bị cho người học các kỹ năng giải quyết vấn đề, lên ý tưởng, phân tích, thiết kế, lắp đặt, lập trình, phát triển, vận hành và bảo trì bảo dưỡng thiết bị điện, hệ thống điện/ điện tử, hệ thống điều khiển, và mạng điện công nghiệp.
Vận dụng kỹ năng mềm hợp lý và giao tiếp đa phương tiện và đa văn hóa trong hoạt động làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo, phản biện và đàm phán trong hoạt động chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc.
Vận dụng kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, phản biện và đàm phán, báo cáo kết quả và truyền đạt thông tin trong hoạt động chuyên môn.
7. Cơ hội học bổng:
Theo chính sách học bổng chung của trường.
Học bổng thủ khoa, á khoa.
Học bổng hàng năm cho sinh viên khá, giỏi, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt: sinh viên nữ được hỗ trợ học bổng tương đương 50% học phí theo học ngành này.
8. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử chuyên ngành Điện công nghiệp có thể làm việc ở các công ty, tổ chức, nhà máy như nhà máy nhiệt điện, điện gió, năng lượng mặt trời và các nhà máy sản xuất ở các khu công nghiệp trong cả nước với các vai trò như:
Kỹ sư thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, và sửa chữa thiết bị điện - điện tử, hệ thống điện công nghiệp và dân dụng;
Kỹ sư nghiên cứu và phát triển công nghệ liên quan công nghệ điện và điều khiển;
Nhân viên kinh doanh, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về Điện công nghiệp;
Giảng viên giảng dạy chuyên ngành Điện công nghiệp.
9. Cơ hội sau đại học:
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử chuyên ngành Điện công nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn với khóa học ngắn hạn, lấy bằng đại học thứ 2 chuyên ngành khác, học tập trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) ngành Kỹ thuật điện, Tự động hóa, hoặc các ngành liên quan đến điện và điện tử tại các trường trong và ngoài nước.
10. Liên hệ:
BỘ MÔN ĐIỆN ĐIỆN TỬ - KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Trường Đại học Trà Vinh Địa chỉ: Số 126 Nguyễn Thiện Thành, khóm 4, phường 5, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh; Điện thoại: (+84).294.3855246 Cao Phương Thảo (Trưởng BM) - Điện thoại: 0766 719 277 Trần Song Toàn (Phó trưởng BM) - Điện thoại: 0917 407 010 ThS. Nguyễn Đức Hiệu (Phó trưởng BM) - Điện thoại: 0908 288 380 ThS. Nguyễn Thanh Hiền (Phó trưởng BM) - Điện thoại: 0984 503 463
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/nganh-dien-dien-tu-a66804.html