Chắc chắn nhiều bạn cũng đã biết rằng những chiếc máy tính đã có lịch sử phát triển lên tới hơn 100 năm, chúng cũng đã tồn tại trước Internet hàng chục năm. Trong quá khứ, cụ thể là những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, máy tính dùng để thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ khó nhằn liên quan đến cấp độ phân tích toán học, logic,… những tác vụ mà con người rất khó để có thể thực hiện được (tính cả đến thời điểm hiện tại). Chỉ có những tổ chức mạnh nhất trên thế giới vào thời điểm đó như các cấp chính phủ, các doanh nghiệp lớn liên quan đến lĩnh vực sản xuất,… mới có thể sử dụng những chiếc máy tính này và dĩ nhiên, với tầm quan trọng đó thì chúng không hề dành cho số đông.
Dần đà phát triển của công nghệ, chúng càng lúc càng nhỏ hơn, nhiều tính năng hơn và quan trọng nhất là rẻ hơn, và dần đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu của đại đa số người dùng hiện nay. Những chiếc máy tính này dần biến thành những mẫu PC và laptop như thời điểm hiện tại!
Rất nhiều những bậc vĩ nhân đã có những đóng góp không nhỏ để hình thành những chiếc máy tính ngày nay, điển hình là vị cố CEO Apple - Steve Jobs hay người sáng lập ra Microsoft - Bill Gate,… Nhưng thực chất, ai là người đã tạo nên những phiên bản tiền nhiệm của những mẫu máy tính hiện tại?
Theo như những tài liệu mà người viết tìm hiểu được, Charles Babbage là người tạo ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên trên thế giới vào năm 1838. Trước đó, ông cũng chính là người được chính phủ Anh tài trợ để tạo ra Difference Engine - một thiết kế máy tính proto nhưng cuối cùng, mẫu máy này không bao giờ được sản xuất đại trà vào thời điểm đó vì thiếu kinh phí. Sau sự kiện này, ông vẫn không nản chí và tiếp tục nghiên cứu cũng như phát triển một thứ gọi là công cụ phân tích, nó tân tiến hơn tất cả các loại máy tính cơ học vào thời điểm đó!
Về lý thuyết, đây chính là tiền thân của những mẫu máy tính “cồng kềnh” vào những năm 70 của thế kỷ trước. Chiếc máy này sẽ có 4 bộ phận: Cối xay để hoàn thành các phép tính, bộ lưu trữ các phép tính đã ghi, một bộ phân mang chức năng đọc các dũ liệu trên “thẻ nhớ” và một máy in kết quả đã tính toán. Trên thực tế, dường như thiết bị này quá đỗi tân tiến vào thời điểm đó nên nó cũng không được tài trợ để sản xuất đại trà vì cơ bản, nếu được bán ra ngoài thì rất có thể đại đa số người dùng vào thời điểm đó còn “không biết dùng”.
Dựa trên nền của mẫu máy tính do Charles Babbage sáng tạo , vào năm 1942, nguyên mẫu máy tính thời hiện đại đầu tiên được tạo ra bởi giáo sư vật lý John Vincent Atanasoff của Đại học Bang Iowa và nghiên cứu sinh Clifford Berry. Với tên gọi là Atanasoff-Berry - gọi tắt là “ABC”, đây là chiếc máy tính sử dụng năng lượng điện đầu tiên trên thế giới. Chiếc máy tính này có thể hoàn thành phép tính với tối đa 29 biến với mỗi phép tính đều được thực hiện chỉ trong vòng 15 giây. Phải nhấn mạnh rằng đây là vào năm 1942 và 15 giây là một con số “nhanh không tưởng” vào thời điểm đó, nó nhanh gấp hàng chục lần việc tính bằng tay hoặc giấy bút!
Atanasoff cũng được ghi nhận là người đầu tiên sử dụng hàm nhị phân trên máy tính để làm phương pháp diễn giải cũng như giao tiếp dữ liệu!
Tuy nhiên, máy tính ABC vẫn tồn tại một nhược điểm cố hữu: Người dùng bắt buộc phải có mặt để hoàn thành đầy đủ phép tính. Điều này được giải thích một cách dễ hiểu là chiếc máy tính này chỉ có thể tính toán được những hàm số “con” trong một hàm lớn, bạn bắt buộc phải tính tay cái hàm lớn cuối cùng đó!
Tóm lại, chúng ta đã có được câu trả lời tổng quá của câu hỏi “Ai đã chế tạo ra chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới?”. Đó chính là Charles Babbage - nhà Bác học vĩ đại người Anh và người phát triển nên chiếc máy tính chạy bằng điện đầu tiên chính là giáo sư vật lý John Vincent Atanasoff và người cộng sự Clifford Berry.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/may-tinh-duoc-phat-minh-vao-nam-nao-a66771.html