Táo bón kéo dài và các biện pháp hỗ trợ điều trị

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Vũ Duy Chinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Táo bón là một triệu chứng tương đối phổ biến. Để có thể khắc phục những vấn đề khó chịu do táo bón kéo dài gây ra cũng như tránh những biến chứng không mong muốn, chúng ta cần hiểu rõ các phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

1. Như thế nào được coi là táo bón kéo dài?

Táo bón có thể được xác định khi giảm số lần đi ngoài, đau, khó khăn khi đi ngoài, đi ngoài không trọn vẹn, hoặc phân nhỏ hoặc cứng. Trong số các triệu chứng này, dựa vào số lần đi ngoài là dễ xác định nhất. Trong y học, táo bón thường được định nghĩa là dưới 3 lần đi ngoài mỗi tuần.

Tuy nhiên, táo bón cũng được xác định ở những người đi nhiều lần trong ngày, nhưng phân nhỏ hoặc cứng.

Các nhà nghiên cứu thường sử dụng các tiêu chí của Rome III để xác định táo bón. Người bệnh táo bón phải bao gồm hai hoặc nhiều hơn những dấu hiệu dưới đây:

Nếu táo bón kéo dài, tình trạng nặng thêm mà không có biện pháp chữa trị sẽ dễ dàng dẫn đến trĩ hoặc các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa.

Những người cao tuổi, những người có chế độ sinh hoạt, ăn uống không hợp lý hay thường xuyên ngồi quá lâu sẽ dễ táo bón hơn bình thường.

2. Biểu hiện táo bón kéo dài

Các biểu hiện của táo bón mạn tính, kéo dài thường bao gồm:

Để có thể phát hiện chính xác những biểu hiện của táo bón kéo dài, mỗi chúng ta cần phải chú ý quan sát đến tần số đi ngoài cũng như đặc điểm của phân và những bất thường khác, từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Đi ngoài khó khăn là biểu hiện dễ nhận thấy của táo bón kéo dài.

3. Nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài

3.1. Nguyên nhân nằm ngoài hệ tiêu hóa

Nguyên nhân nội tiết: Do ảnh hưởng của các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, suy giáp trạng, cường giáp trạng gây ra tình trạng táo bón, lâu ngày dẫn đến táo bón kéo dài.

3.2. Nguyên nhân nằm ngoài bộ máy tiêu hóa và ổ bụng

Táo bón do nhóm nguyên nhân này thường do các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh lý đại tràng: To đại tràng bẩm sinh, to đại tràng không rõ nguyên nhân, các bệnh viêm đại tràng mãn tính, rối loạn trương lực đại tràng, đại tràng dài, polyp đại tràng, sa niêm mạc trực tràng,...

4. Cách chữa táo bón kéo dài

Trả lời được câu hỏi nguyên nhân gây ra táo bón kéo dài đã khó, việc tìm ra cách chữa trị tình trạng này cũng không đơn giản. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số phương pháp để táo bón kéo dài sẽ không còn là nỗi lo nữa.

4.1. Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt

Trước hết khi điều trị táo bón kéo dài, cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt sao cho đường tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng và ổn định nhất có thể. Việc làm đơn giản này mang lại hiệu quả rõ rệt lại rất cần sự cố gắng nỗ lực của bạn:

Ăn sữa chua giúp tiêu hóa nhanh và giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.

4.2 Điều trị táo bón theo nguyên nhân

5. Sử dụng thuốc nhuận tràng để chữa táo bón

5.1. Không nên tự ý sử dụng thuốc nhuận tràng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ

5.2. Các loại thuốc nhuận tràng

5.2.1. Nhuận tràng cơ học

Đây là nhóm thuốc được đánh giá là an toàn bởi chỉ tác động tại chỗ, bao gồm một số loại thuốc như: Cellulose (methylcellulose), gomme sterculia, hemicellulose, agar-agar,... Đặc điểm của nhóm thuốc này là hòa tan trong nước, không hấp thu trong ruột. Chúng giúp hấp thu nước vào khối phân, làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thuốc sẽ có tác dụng sau 1-3 ngày, kể từ khi uống.

Lưu ý khi sử dụng:

5.2.2. Nhuận tràng thẩm thấu

Là loại thuốc có chứa các chất không hấp thu, giữ nước trong ruột và gây kích thích đi vệ sinh. Thời gian thuốc có tác dụng phụ thuộc vào hoạt chất và dạng.

5.2.3. Nhuận tràng làm trơn

Thành phần: Dầu khoáng.

5.2.4. Nhuận tràng kích thích

Nhóm thuốc này làm tăng đăng nhu động ở ruột nonruột già, kích thích co cơ để đào thải chất thải ra ngoài, thời gian tác động sau 6-12 giờ uống thuốc.

Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích làm tăng đăng nhu động ở ruột non và ruột già.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đang áp dụng phương pháp điều trị cho các trường hợp táo bón do giảm hoặc mất phản xạ đại tiện bằng kích thích điện hậu môn kết hợp với sóng giao thoa, tập phản hồi sinh học (Biofeedback). Phương pháp trên đã giúp cho > 80% các bệnh bệnh nhân phục hồi phản xạ đại tiện, cải thiện tình trạng nhu động ruột và quá trình tống phân giúp cải thiện tình trạng táo bón.

Tùy vào tình trạng táo bón của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thăm dò cần thiết như: chụp khung đại tràng có thuốc cản quang, đo áp lực hậu môn trực tràng, đánh giá chức năng đại tiện và các bệnh lý liên quan đến vùng sàn chậu... để tìm nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu. Hàng trăm bệnh nhân ở những độ tuổi khác nhau đã đạt được kết quả điều trị mong muốn. Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá thành công điều trị là bệnh nhân đi ngoài đều đặn hàng ngày, đi ngoài dễ dàng hơn,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/ia-khong-ra-phai-lam-sao-a66541.html