Chân vòng kiềng là một dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng liệu ba mẹ có biết cách nhận biết và phòng ngừa chân vòng kiềng ở trẻ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh hiểu được chân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường và cách khắc phục?
Một sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ mắc phải về tình trạng chân cong ở trẻ sơ sinh là bế trẻ theo kiểu cắp nách nhưng thực tế không phải như vậy. Trẻ chân vòng kiềng được chia làm 2 loại là chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý. Hầu hết trẻ dưới 6 tháng tuổi đều có chân vòng kiềng, đây là độ cong sinh lý của chân. Với tình trạng này, trẻ không cần điều trị, chân trẻ sẽ tự thẳng khi 1 - 2 tuổi. Với tình trạng cong chân bệnh lý hay còn gọi là chân vòng kiềng, mẹ có thể dễ dàng nhận biết bằng cách đặt trẻ (12 - 24 tháng) đứng thẳng và ép hai mắt cá chân vào nhau sẽ thấy hai đầu gối cách xa nhau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cong chân ở trẻ như nhuyễn xương do thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, còi xương, khối u, nhiễm trùng xương, tổn thương xương.
Ngoài ra, việc cho trẻ dậy tập đi sớm cũng dễ gây ra bệnh lý chân vòng kiềng do xương cẳng chân của trẻ còn yếu và chưa đủ khỏe để chống đỡ cơ thể, đặc biệt đối với những trẻ quá bụ bẫm.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân trẻ bị cong chân, các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm, chụp X-quang từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu trẻ đứng với ngón chân hướng về phía trước, mắt cá chân chạm vào nhau và có khoảng cách giữa hai đầu gối có nghĩa là chân trẻ đang cong. Tình trạng này thể hiện rõ nhất từ 3 - 6 tuổi. Ngoài ra, còn một cách khác để kiểm tra xem trẻ có bị chân vòng kiềng hay không bằng cách cho trẻ nằm ngửa, duỗi thẳng chân và để mắt cá chân chạm vào nhau. Sau đó đo khoảng cách giữa hai đầu gối, khoảng cách này nhỏ hơn 10cm nghĩa là trẻ vẫn phát triển bình thường. Nếu khoảng cách giữa hai đầu gối lớn hơn 10cm, bạn nên đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, trong một số trường hợp cần xét nghiệm máu để loại trừ bệnh còi xương.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, bế cắp nách là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị cong chân. Tuy nhiên, nguyên nhân này hoàn toàn sai sự thật. Chân vòng kiềng được chia thành hai loại là chân vòng kiềng bệnh lý và chân vòng kiềng sinh lý. Đối với chân vòng kiềng sinh lý, khi trẻ được 2 tuổi xương sẽ tự điều chỉnh theo thời gian mà không cần điều trị. Đối với trẻ bị cong chân bệnh lý, nguyên nhân có thể là:
Ba mẹ nên thực hiện các bước kiểm tra nếu nghi ngờ trẻ bị chân vòng kiềng. Nếu cần thiết, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra tiến triển của chân vòng kiềng 3 - 6 tháng một lần nếu khoảng cách giữa hai đầu gối lớn hơn 10cm.
Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, chân cong là bình thường. Chân vẫn còn hơi cong nếu trẻ mới 2 tuổi nhưng sẽ có sự cải thiện ở giai đoạn chập chững biết đi. Khi trẻ đã 3 tuổi mà tình trạng vẫn chưa rõ ràng thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ khám.
Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị cong chân là do thiếu vitamin, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung. Bạn có thể đưa trẻ đến bác sĩ chỉnh hình để được đánh giá và điều trị thêm. Trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa nếu chân bị cong nặng.
Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ:
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về chân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường cũng như cách khắc phục khi trẻ bị chân vòng kiềng. Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng như viêm khớp, khó chịu khi đi lại, cong đầu gối nếu không được khắc phục khi còn nhỏ. Vì vậy, bạn nên đưa trẻ đi khám nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chân vòng kiềng hoặc nghi ngờ trẻ đang mắc phải tình trạng này.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/hinh-anh-chan-be-so-sinh-a66356.html