Đặc sản Lạng Sơn: ăn gì, mua gì làm quà?

Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn du khách bởi những danh lam thắng cảnh cực kỳ nổi tiếng như đỉnh Mẫu Sơn, núi Tô Thị, chùa Tam Thanh, đền Kỳ Cùng… mà còn hấp dẫn du khách khắp mọi miền đất nước bởi những đặc sản cực kỳ thơm ngon của vùng đất này. Ẩm thực Lạng Sơn có rất nhiều điều thú vị đặc biệt mà nếu được trải nghiệm một lần rồi chắc chắn sẽ nhớ mãi không quên. Nếu đến du lịch Lạng Sơn, bạn sẽ ăn gì, mua gì làm quà nhỉ? Hãy khám phá cùng SaodDieu.vn ngay thôi nào!

Đặc sản Lạng Sơn ăn gì?2>

Vịt quay 3>

Món vịt quay được làm từ loại vịt không quá già, mà cũng không quá non, đem tẩm ướp các loại rau thơm, gia vị của núi rừng và không thể thiếu đó là lá móc mật, quả móc mật, mật ong, xả, ớt…

Thịt vịt quay Lạng Sơn - đặc sản xứ Lạng ai không nếm thử như chưa đến Lạng Sơn

Thịt vịt vừa được tẩm ướp bên ngoài, vừa được nhồi gia vị ướp bên trong bụng nên khi quay lên từng thớ thịt đều thấm đều gia vị, cả màu sắc lẫn mùi vị đều vô cùng hấp dẫn.

Cứ nhắc đến Lạng Sơn là người ta nghĩ ngay đến vịt quay Lạng Sơn, giờ đây món ăn này đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của Lạng Sơn. Món vịt nổi tiếng nhất là ở Thất Khê, Tràng Định, Lạng Sơn. Bạn nhớ đến đây và thưởng thức nhé!

Thịt lợn quay3>

Thịt lợn quay ở Lạng Sơn cũng nổi tiếng không kém vịt quay và là món ăn truyền thống đặc trưng của người Tày, đặc biệt trong những dịp lễ, hội, ngày Tết thì lợn quay là món để tế lễ không thể thiếu.

Lợn quay phải là loại nuôi bằng ngô, bằng rau mới có mùi thơm, không bị hôi, chứ không dùng được loại nuôi bằng cám tăng trọng. Con lợn cỡ vừa, chỉ từ 30 - 45 kg, không được quá to thì thịt mới chín đều, toàn bộ bì giòn và thịt ngọt mềm.

Thịt lợn quay lá mắc mật - vừa thơm, vừa giòn, vừa ngọt, vị ngon khác biệt với thịt quay ở nhiều nơi khác

Gia vị tẩm ướp cũng là lá móc mật tươi, quả móc mật, đậu phụ nhự, muối, bột ngọt… đem xoa đều khắp con lợn rồi đem quay trên bếp than hồng. Lợn quay phải vài tiếng mới xong, lớp bì căng bóng, vàng ruộm, giòn tan, lớp mỡ đông mà không ngấy, phần nạc ngọt, mềm, cho vào miệng thấy hương thơm tan ra nơi đầu lưỡi.

Thịt quay Lạng Sơn cũng là một đặc sản không thể nào không thưởng thức nếu bạn đến Lạng Sơn. Nếu có dịp du lịch Lạng Sơn, nhất định bạn phải thưởng thức món ăn này nhé!

Bánh áp chao3>

Bánh áp chao là một loại bánh rất ngon và khá đặc biệt. Vỏ bánh được làm bằng bột gạo nếp và gạo tẻ như bánh rán thông thường nhưng nhân bên trong thì lại là thịt vịt chao - món ăn nổi tiếng của người Lạng Sơn.

Vỏ bánh là bột gạo nếp, gạo tẻ và bột đỗ tương trộn chung với nhau sau khi đã ngâm kỹ và xay thành bột mịn. Phần nhân là thịt vịt đã được lọc bỏ xương, xắt miếng nhỏ rồi tẩm ướp gia vị cho ngấm đều. Bánh được nặn vừa phải, không quá to rồi được chiên vàng trong chảo dầu sôi, khi vỏ bánh chuyển sang màu vàng sậm tức là bánh đã chín.

Bánh áp chao nóng giòn được chiên vàng đều, đẹp mắt, vị bánh thì ngọt bùi khó quên

Bánh áp chao ăn nóng mới ngon, vỏ bánh giòn tan, nhân bánh là thịt vịt thơm, mềm, béo ngậy, tạo nên một hương vị rất đặc biệt. Bánh được cắt thành miếng nhỏ, ăn cùng với nước chấm chua ngọt và rau sống rất ngon. Đến Lạng Sơn, nhất là vào những ngày trời lạnh, bạn sẽ dễ dàng gặp được những quán ăn vỉa hè bán món bánh áp chao này.

Khâu nhục3>

Khâu nhục - món ăn cầu kỳ nhất trong những đặc sản Lạng Sơn. Nhiều nơi ở Lạng Sơn còn gọi món này là món “khổ nhục” cũng chính bởi sự cầu kỳ, công phu và tốn sức khi chế biến ra nó.

Khâu nhục là một món ăn rất ngon, là món ăn quý, sang trọng và thường chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi và các sự kiện đặc biệt của đồng bào người Tày, Nùng ở Lạng Sơn.

Đây là một món ăn rất kỳ công, phải chế biến rất công phu và tốn thời gian với rất nhiều các loại gia vị khác nhau. Thịt để làm khâu nhục là miếng thịt ba chỉ ngon nhất, để khoảng 0.5kg một miếng rồi đem luộc sơ qua. Sau đó lấy tăm tre xâm vào bì để lúc nấu thấm đều gia vị. Thịt sau đó được phết mật ong rồi đem quay trên bếp than cho bì vàng ruộm, giòn tan. Sau đó thái miếng dày cừng hai ngón tay, miếng nào cũng phải có đủ bì, mỡ, nạc.

Một đĩa khâu nhục hoàn thành phải trải qua rất nhiều bước, rất nhiều khâu, thể hiện sự kỳ công, khéo léo của người dân Lạng Sơn

Gia vị để làm khâu nhục gồm rất nhiều loại như hành, tỏi, húng lìu, đường, tiêu, ngũ vị hương, dầu hào, lá tàu soi… băm nhỏ tất cả rồi trộn với thịt đã thái ướp cho ngấm đều. Lấy một chiếc bát tô, xếp lá tàu soi dưới cùng, tiếp là xếp khoai môn đã được xắt khúc, chiên vàng vào giữa, rồi xếp các miếng thịt lên trên cùng, sao cho ôm trọn gia vị vào lòng.

Úp bát vào, lật lại rồi đem hấp cách thủy khoảng 4, 5 tiếng cho thật nhừ, đến khi ăn thì khéo léo lật úp bát thịt ra đĩa, một màu vàng ruộm và mùi thơm ngào ngạt sẽ chinh phục vị giác của bất cứ ai. Miếng thịt béo, ngậy, thơm, bùi, mềm vô cùng hấp dẫn, sẽ là hương vị bạn khó quên nhất trong hành trình khám phá ẩm thực Lạng Sơn.

Bánh ngải3>

Bánh ngải Lạng Sơn cũng là một đặc sản rất ấn tượng với du khách khi được thưởng thức. Đây là món bánh của người Tày, người Nùng ở Lạng Sơn, thường được làm vào dịp Tết thanh minh hay khi mừng mùa lúa mới hàng năm.

Lá ngải cứu phải chọn những lá non, tươi rồi đem về rửa sạch, sau đó đem nấu với nước tro để chín nhừ. Tro này là tro nứa, tre hoặc tro của vỏ đậu xanh thì rau ngải mới giữ được vị thơm vốn có mà lại bỏ được vị đắng.

Bánh ngải Lạng Sơn vừa bùi, vừa thơm, vừa mát, nhẹ nhàng như hương vị của núi rừng

Rau ngải sau khi chín thì đem rửa sạch nước tro đi, nhặt bỏ xơ rồi đem giã nhuyễn với xôi nếp nương đã được đồ chín. Phải giã ngay lúc xôi còn nóng, bánh mới dẻo và thơm, mềm, mịn.

Bánh được nặn nho nhỏ, vừa ăn, bên trong nhân bánh là vừng đen đã rang chín được giã nhỏ rồi trộn với đường phèn đã được đun ra thành mật. Bánh có màu xanh rất đẹp mắt, được phết một lớp sáp ong bên ngoài trông rất bóng bẩy, hấp dẫn.

Bánh coóng phù3>

Bánh coóng phù ở chợ Kỳ Lừa, là đặc sản tiếp theo mà bạn sẽ phải nếm thử nếu du lịch Lạng Sơn. Sau một vòng dạo quanh những địa điểm nổi tiếng ở Lạng Sơn, bạn nhớ ghé chợ đêm Kỳ Lừa, ghé một quán nhỏ và gọi một bát bánh coóng phù nóng hổi, thơm phức. Bánh coóng phù mùa đông ở Lạng Sơn mới có, bạn sẽ không tìm được ở đâu khác có món bánh đặc biệt này.

Một bát bánh coóng phù có đầy đủ vị ngọt, bùi, thơm, cay,… cực kỳ hấp dẫn và đặc biệt ấm áp trong mùa đông lạnh giá

Bánh coóng phù là một món ăn của đồng bào người Tày ở Lạng Sơn, thoạt nhìn cũng tương tự món bánh trôi của người Kinh. Vỏ bánh cũng bằng bột nếp và nhân bằng đậu xanh, nấu trong nước cho đến chin. Cùng một loại bột nếp giống nhau, nhưng để bánh có thêm màu sắc đẹp mắt, một nửa bột thường được trộn với gấc, còn một nửa để nguyên màu trắng.

Bánh được nặn thành viên tròn rồi ấn xuống cho hơi dẹt, chấm thêm một ít vừng rồi thả vào nồi nước sôi luộc chín, khi bánh nổi tức là đã chín, múc ra bát rồi chan nước dùng vào. Nước chan bánh là nước đường hoa mai được cho thêm mấy lát gừng để tăng hương thơm, một chút dầu vừng vừa bùi vừa đậm. Cuối cùng là rắc thêm một ít lạc rang giã nhỏ và một ít dừa nạo sợi là hoàn thành bát bánh.

Nem nướng Hữu Lũng3>

Nem nướng Hữu Lũng là món ăn chỉ có ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, là món ăn chỉ có ở tỉnh Hữu Lũng với hương vị rất đặc biệt. Nem đã được ủ chua cho lên men được để cả bọc lá chuối rồi nướng trên bếp than hồng.

Khi nướng nem phải lật giở liên tục để gói nem không bị cháy, khi nem tỏa mùi thơm, lá chuối bọc ngoài đã cháy xém vỏ lá thì cũng là lúc nem đã chín vừa tới. Nem phải ăn nóng ngay sau khi nướng xong để đảm bảo nguyên vẹn hương vị.

Nem nướng Hữu Lũng - món ngon miền biên viễn là đặc sản đáng để thưởng thức khi đến Lạng Sơn

Nem nướng Hữu Lũng thường được ăn kèm với lá cây đinh lăng, cộng thêm nước chấm chua ngọt tạo nên một hương vị rất đặc biệt và khó quên với ai đã từng nếm thử một lần.

Đặc sản Lạng Sơn: mua gì làm quà?2>

Đào Mẫu Sơn3>

Nếu đến du lịc Lạng Sơn vào dịp đầu mùa hè, nhất định bạn đừng bỏ qua đào Mẫu Sơn, một đặc sản quý chỉ có ở đỉnh Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đào Mẫu Sơn thường có vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, là một giống đào quý, thơm ngon và nổi tiếng nhất cả nước ta.

Đào Mẫu Sơn có màu xanh nhạt phớt hồng, vỏ có lớp lông tơ mềm, nhưng bên trong lại đỏ au, quả vừa to, vừa giòn, vừa ngọt nên ai ai cũng thích

Hàng năm, cứ đến mùa đào, du khách về du lịch Mẫu Sơn cũng đông hơn, ai cũng muốn mua cho mình người thì vài ký, người thì cả chục ký để ăn, để làm quà tặng người thân sau chuyến du lịch.

Rau bò khai3>

Nhắc đến đặc sản Lạng Sơn, người ta còn nhớ đến một loại rau có cái tên khá thú vị, đó là rau bò khai. Rau bò khai có hương vị rất thơm ngon, cách chế biến cũng rất đơn giản như luộc, xào tỏi, xào thịt bò,…

Rau bò khai không chỉ là món ăn ngon, còn là loại thuốc quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho sức khỏe, bạn nhớ mua một vài ký rau về để làm quà cho người thân ở nhà, chắc chắn sẽ có rất nhiều người yêu thích.

Trước đây rau thường chỉ mọc hoang dại trong rừng nhưng nhiều năm trở lại đây, rau đã được bà con trồng quanh năm và trở thành đặc sản được cung cấp đi khắp nơi trên cả nước

Rau được trồng ở gần núi đá sẽ có hương vị đậm đà hơn, thơm ngon hơn. Món rau bò khai có mặt trong hầu hết các quán ăn, nhà hàng lớn ở Lạng Sơn. Đến Lạng Sơn, bạn hãy thử món rau đặc biệt này nhé!

Măng ớt3>

Đi Lạng Sơn, nhớ phải mua măng ớt nhé! Đó là điều mà rất nhiều người ở nhà dặn người thân mình nếu như họ có dịp đến du lịch Lạng Sơn. Măng ớt Lạng Sơn tại sao lại ngon và nổi tiếng như vậy?

Măng ớt là món ăn quen thuộc của người dân Lạng Sơn, nó xuất hiện trong mỗi bữa cơm hàng ngày hay trong những bữa tiệc, bữa cỗ. Măng ớt có thể ăn cùng với mì, phở, thậm chí chỉ cần ăn với cơm trắng cũng rất ngon.

Măng ớt ngâm vừa giòn, thơm, cay nồng vị ớt lại có hương vị và mùi thơm dễ chịu của quả móc mật, ăn rất ngon miệng, nhất là vào dịp những ngày đông tháng giá

Nguyên liêu chính để làm món măng ớt là măng rừng, thường là măng vầu hoặc măng mai to, tròn, đem về rửa sạch, thái miếng. Ớt loại ớt chỉ thiên, quả nhỏ, có vị cay đậm. Quả móc mật là một loại quả rất nổi tiếng, khá đặc trưng trong các loại gia vị của núi rừng xứ Lạng.

Rượu Mẫu Sơn3>

Rượu Mẫu Sơn chính là đặc sản tiếp theo mà du khách có thể mua về làm quà cho người thân ở nhà nếu đi du lịch Lạng Sơn.

Rượu Mẫu Sơn từ lâu đã nức tiếng xa gần bởi hương vị thơm ngon hiếm thấy. Được chưng cất từ nguồn nước suối tinh khiết trên ngọn núi cao hơn 1000m, được ủ bằng men lá là hơn 30 loại thảo dược quý của núi rừng, được ủ sâu trong lòng đất hàng chục năm với nhiệt độ lúc nào cũng chỉ 15 độ C.

Rượu Mẫu Sơn - đặc sản nức tiếng của vùng núi Mẫu Sơn - Lạng Sơn

Rượu Mẫu Sơn trong veo như suối ngàn, thoang thoảng hương thơm của các loại thảo dược, khi rót ra chén thì sủi tăm, uống vào không có cảm giác cay, nồng, mà thay và đó là sự dịu ngọt, êm ái, uống đến đâu thấm đến đấy.

Mua một vài bình rượu Mẫu Sơn, để đem tặng người thân của mình để cùng nhau nhâm nhi một chút hương vị của núi rừng, để cùng nhớ một Lạng Sơn theo một phong vị đặc biệt.

Na Chi Lăng3>

Vào mỗi dịp mùa thu, tầm tháng 8, tháng 9 là lúc na Chi Lăng vào mùa. Na được trồng trên những ngọn núi ở huyện Chi Lăng, cây không quá cao và to nhưng quả thường rất sai. Khi na chín được người dân hái cho vào trong sọt rồi chuyển xuống núi bằng hệ thống ròng rọc.

Vào dịp giữa thu, na Chi Lăng vào mùa, du khách có thể dễ dàng mua được những quả na to tròn, cực kỳ ngon, ngọt ở Lạng Sơn

Na Chi Lăng đầy đặn, mắt na nở to, ít hạt, vỏ mỏng, cùi dày, ăn rất ngọt, rất thơm nên ai ai cũng đều thích. Na loại quả to, đều thường được bán với giá khá cao, từ 50 - 70.000đ/kg.

Ở Lạng Sơn có hẳn một khu chợ chuyên để bán buôn na mỗi khu mùa na về. Chợ Đồng Bành, Chi Lăng, Lạng Sơn là khu chợ chuyên bán nay như vậy. Bạn có thể đến tận chợ chọn mua na Chi Lăng về để làm quà cho người thân sau chuyến du lịch.

Những món đặc sản của Lạng Sơn có khiến bạn cảm thấy thích thú và muốn đến mảnh đất nơi miền cao Đông Bắc này trong thời gian sớm nhất không nào? Chần chừ gì nữa nhỉ? Đặt vé xe khách đi Lạng Sơn ngay hôm nay và cùng khám phá những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc xứ Lạng ngay thôi nào.

Tổng đài đặt vé xe đi Lạng Sơn từ Hà Nội của SáoDiều.vn: 024 7100 2020 / 0936 33 0066 (07:00 - 22:00) - Tư vấn chọn xe tốt nhất - Đảm bảo giữ chỗ 100% - Hỗ trợ đổi trả vé miễn phí.

>> Tham khảo: Lịch trình xe khách từ Hà Nội đi Lạng Sơn.

>> Tham khảo: Lịch trình xe khách từ Lạng Sơn đi Hà Nội.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/mon-an-lang-son-a66153.html