Bệnh tổ đỉa (Dyshidrosis) là tình trạng da xuất hiện những nốt nhỏ li ti, chứa nước, khảm xuống bề mặt da vùng bàn tay và bàn chân. Nếu được điều trị sớm với thuốc và theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 3 tuần với những cơn ngứa ngáy từ nhẹ đến dữ dội.
Biểu hiện nổi mụn nước kèm cảm giác ngứa rát của bệnh chàm tổ đỉa đôi khi bị nhầm lẫn với những bệnh lý như ghẻ, ghẻ nước, sẩn ngứa, viêm da dị ứng,… Cách điều trị các căn bệnh này không giống nhau. Vì thế, người bệnh cần được chẩn đoán đúng bệnh trước khi nhận phác đồ điều trị.
Hiện tại, vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm tổ đỉa, nhưng có thể thấy nhiều yếu tố tăng khả năng phát bệnh như sức đề kháng yếu, môi trường lao động sinh hoạt ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc các loại hóa chất độc hại, cơ địa dễ bị dị ứng, ăn các thức ăn gây dị ứng,…
Dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng các chất gây dị ứng, bao gồm các thức ăn gây dị ứng, có thể ảnh hưởng đến đợt bùng phát bệnh chàm tổ đỉa. Chính vì thế, người bệnh chàm tổ đỉa nên kiêng một số nhóm dinh dưỡng sau để giảm bớt triệu chứng bệnh:
Niken và Coban ó thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Chế độ ăn uống cần tránh các thực phẩm có chứa yếu tố này để giúp giảm bùng phát bệnh. Niken và Coban có thể được tìm thấy trong: Lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch đen, yến mạch, ca cao, bột nở, sản phẩm làm từ đậu nành, trái cây sấy.
Trong quá trình điều trị chàm tổ đỉa, người bệnh nên kiêng ăn các món hải sản có vỏ, dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ,… Cho dù người bệnh không có cơ địa dị ứng hải sản thì cũng không nên ăn vì các chất có trong vỏ và thịt các loài vật này có thể khiến cho tình trạng ngứa ngáy trở nên dữ dội hơn.
Các món ăn chế biến cùng măng cũng nên được đưa ra khỏi thực đơn trong thời gian chữa bệnh chàm tổ đỉa. Măng tuy có mùi vị và kết cấu hấp dẫn nhưng lại rất độc. Ăn nhiều sẽ chỉ khiến tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các loại thịt nóng có màu đỏ như bò, bê, trâu, ngựa, dê,… không nên có trong thực đơn hàng ngày của những người bệnh chàm tổ đỉa. Gà cũng là món ăn nên kiêng vì gà có thân nhiệt rất nóng, dễ khiến cho triệu chứng chàm tổ đỉa trở nặng. Thay vào đó, người bệnh có thể ăn ngan, vịt, thịt heo sẽ đỡ nóng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh chàm tổ đỉa cũng nên kiêng luôn các món ăn chế biến từ nội tạng động vật, đặc biệt là các món từ gan động vật.
Để giảm bớt triệu chứng bệnh, người bệnh chàm tổ đỉa nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ từ động vật. Thay vào đó chỉ nên dùng một lượng ít các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu lạc, dầu vừng,… trong khẩu phần hàng ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Thay vì các món ăn nên kiêng kể trên, người bệnh chàm tổ đỉa nên tập trung bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để giúp làm giảm triệu chứng bệnh và ngăn chặn phát bệnh.
Người bệnh nên sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, cải xoăn, cam, dâu tây, súp lơ, dứa, xoài,… Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước để cơ thể mau chóng được thải độc, giảm các sưng viêm và giảm ngứa cho da.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chàm tổ đỉa ngoài đồ ăn, bao gồm căng thẳng, các sản phẩm đặc trị và môi trường. Điều này có thể làm cho việc xác định yếu tố làm bùng phát bệnh gặp khó khăn.
Bệnh chàm tổ đỉa cũng không thể chữa khỏi, nhưng hạn chế các loại thức ăn kể trên cũng giúp kiểm soát đợt bùng phát bệnh.
Nếu không xác định rõ được nguyên nhân gây phát bệnh là do loại thực phẩm nào thì bạn nên cùng lúc kiêng hết các nhóm thực phẩm kể trên. Đồng thời, sử dụng các loại thuốc trị bệnh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh mau chóng thuyên giảm nhé!
Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được bị bệnh chàm tổ đỉa kiêng ăn gì cho nhanh khỏi. VietSkin hy vọng rằng với những kiến thức này, người bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng sức khỏe, nhanh ngăn chặn được sự ngứa ngáy, lây lan của bệnh chàm tổ đỉa!
Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/benh-to-dia-kieng-an-gi-a64996.html