Trong ngành chăn nuôi lợn, con giống đóng vai trò rất quan trọng, là yếu tố quyết định tới năng suất, hiệu quả kinh tế. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giống lợn, sau đây bài viết sẽ giới thiệu top 10 loại giống lợn đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế vượt bậc.
Có nguồn gốc từ Đan Mạch, lợn Landrace là loại giống có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ, mỗi lần đẻ được rất nhiều con. Tlợn thống kê trong 1 năm, giống lợn này có thể đẻ từ 1,8 tới 2 lứa. Mỗi lứa dao động từ 10-12 con.
Lợn sơ sinh thường có cân nặng đạt trung bình khoảng 1,2-1,3 kg, khi tới giai đoạn cai sữa đạt trọng lượng 12-15kg. Đặc biệt, lợn nái Landrace tiết sữa tốt, dao động 1 ngày từ 5-9kg sữa đủ để nuôi đàn con khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh.
Đây là loại giống lợn được nhiều người chăn nuôi chọn cho trang trại mình nhờ vào tỷ lệ cho nạc đạt từ 70-80%. Lợn Landrace trưởng thành đạt được trọng lượng lên tới 250-300kg, thịt mềm, ít thớ, thơm mang tới hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Lợn Pietrain có nguồn gốc từ Bỉ, có tầm vóc trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt nạc cao, chiếm khoảng 66,7%. Lợn cái Pietrain có khả năng sinh sản tương đối tốt, trung bình 1 lứa đẻ từ 9-11 con, mỗi năm đạt được 1,7-1,8 lứa. lợn sơ sinh đạt trọng lượng từ 1,1-1,2kg, tới khi cai sữa 69 ngày thì cân nặng mỗi con dao động từ 15-17kg, 6 tháng tuổi đạt 100kg.
Với khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, loại lợn này rất khó thích nghi, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và sinh sản. Ở quy mô gia đình hoặc trang trại nhỏ, lợn nuôi thuần rất khó. Tuy nhiên loài lợn này nuôi con khéo, chất lượng thịt tốt.
Đây là giống lợn có nguồn gốc từ Anh Quốc, có sắc lông trắng tuyền. Một điểm dễ nhận diện loài lợn này là giữa gốc tai và mắt thường có bớt đen nhỏ, tai đứng, lưng thẳng, bụng thon và đuôi dài quấn thành được 1-2 vòng.
Lợn nái giống Yorkshire mỗi năm đẻ 1,8-2,2 lứa, mỗi lứa từ 9-10 con. Lúc 150 ngày, lợn đạt trọng lượng 80kg, tỷ lệ thịt nạc đạt 55-60%, thịt ngon, thơm trong xớ cơ có ngấn mỡ nên mềm. Thêm vào đó, giống lợn Yorkshire có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng của các chủ trang trại thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ.
Lợn Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng hiện nay đã phổ biến rộng rãi khắp cả thế giới. Lợn thuần chủng có sắc lông đỏ nâu dễ dàng nhận diện, thêm vào đó chân có màu đen huyền, đồng thời khi lai có màu vàng nhạt. Bên cạnh đó, ở phần đùi, mông và bụng của giống lợn này xuất hiện đốm bông đen. Ngoài ra, lợn Duroc có phần tai sụp nhưng gốc tai lại đứng, lưng còng, ngắn đòn, bụng thon, chân thấp.
Lợn nái Duroc trung bình mỗi năm 1,8 lứa, mỗi lứa dao động từ 8-9 con, ở 6 tháng tuổi, lợn đạt được trọng lượng từ 70-80kg, lợn trưởng thành có cân nặng khoảng 200-250kg. So với các giống lợn khác thì Duroc có tỷ lệ thịt nạc đạt được 65%, mỡ lưng mỏng (10-12mm), nạc có sớ cơ dai, ít vân mỡ nên rất ngon. Tuy nhiên, một điểm bất lợi là lợn nái tiết sữa nuôi con kém, có sức đề kháng không tốt.
Có nguồn gốc từ Anh Quốc, giống lợn Hampshire này vào khoảng năm 1825 hay 1835 được xuất sang Mỹ và từ đó phổ biến ở đất nước này. Đặc điểm nhận diện của giống lợn này toàn thân có lông màu đen, ngoài ra, có vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước và ngực. Vóc dáng của lợn Hampshire có đầu nhỏ, cổ dài, hẹp thân…
Với lợn nái Hampshire có khả năng sinh sản được đánh giá tốt. Mỗi năm, nái đẻ 1,8-2 lứa, mỗi lứa dao động từ 10-12 con, lợn con có cân nặng trung bình đạt từ 1,1-1,2kg. Mỗi ngày, lợn nái có sức tiết sữa từ 5-7kg, khả năng tăng trưởng của lợn con nhanh, mỗi ngày tăng trọng 750g. Đây là một trong các giống lợn hướng nạc.
Mô hình nuôi lợn rừng giống F1 ngày càng phổ biến. lợn rừng giống F1 là sự lai tạo giữa lợn rừng rặc và lợn mọi. Giống lợn này có vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, đầu nhỏ, cổ dài, mõm dài, tai nhỏ vểnh rất thính, răng nanh phát triển, da lông màu đen, xám đen…
Trong tất cả các giống lợn thì giống lợn rừng F1 được đánh giá mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 6-7 con, có nhiều lứa đặc biệt đẻ từ 9-10 con. Lợn rừng giống F1 khéo nuôi con, sinh sản tự nhiên quanh năm. Lợn sơ sinh mỗi con nặng từ 300-500gr, lợn con sau 6 tháng nuôi đạt trọng lượng 25-30kg và bán thịt. Thịt lợn rừng giống F1 có màu hơi nhạt, không đỏ như thịt lợn nhà, nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng thơm ngon.
Bên cạnh đó, việc nuôi lợn rừng giống F1 không khó, người chăn nuôi chỉ cần nắm rõ kỹ thuật. Thức ăn của giống lợn này cũng dễ tìm kiếm, chủ yếu là chuối, bắp, sắn, cỏ và rau khoai… đồng thời lại có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, không mất nhiều chi phí về thú y. Với vốn đầu tư ít, thu nhập cao, so với nuôi lợn nhà là gấp 2-3 lần, trong khi đó thức ăn cho lợn rừng giống F1 lại rẻ tiền mà thịt lại bán với giá cao.
Đây là giống lợn nội được hình thành và phát triển ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Do sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như dễ nuôi, đẻ sai, nuôi con khéo và chất lượng thịt thơm… nên được các chủ trang trại chọn nuôi để đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng mức thu nhập.
Lợn Móng Cái đẻ rất sai, mỗi lứa trung bình từ 14-16 con. Ở thời điểm 4-5 tháng tuổi, giống lợn này đã động dục, 6-8 tháng có thể phối giống, thời gian sinh sản kéo dài tới tận 10 năm. Thêm một đặc điểm là lợn giống Móng Cái với cân nặng càng thấp thì giá thành bán lại rất cao. Lợn Móng Cái là giống lợn quý của tỉnh, có chất lượng thịt rất ngon.
Lợn Meishan có nguồn gốc từ vùng hồ và thung lũng của Trung Quốc, chủ yếu được nuôi ở miền Bắc và Trung của đất nước Trung Quốc. Để nhận diện giống lợn này rất dễ, có ngoại hình màu đen, toàn thân lông đen, vành lông trắng vắt qua vai bao gồm cả chân trước và ngực. Bên cạnh đó, lợn này có đầu nhỏ, cổ dài, thân hẹp.
Lợn nái Meishan có khả năng sinh sản tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi lứa đẻ trung bình từ 15-16 con, nhiều khi có trường hợp đặc biệt là 20-22 con. So với các giống lợn khác thì Meishan này có tỷ lệ mỡ cao, tăng trưởng chậm, năng suất thịt thấp, nhưng có ưu điểm là sức đề kháng mạnh mẽ, ít tốn chi phí về thú y…
Là một giống lợn nội của Việt Nam, có nhiều nét tương tự như lợn Móng Cái, nhưng vẫn có sự khác biệt như sau: lông và da đều đen, ngoại trừ 6 điểm có màu trắng, đó là giữa trán, 4 cẳng chân, chóp đuôi. Lợn Táp Ná tuy tăng trưởng chậm nhưng chất lượng thịt thơm ngon, nuôi kéo dài tới 10 tháng mới giết lấy thịt.
Đây là giống lợn dễ nuôi, khỏe, ăn bất cứ các loại thức ăn nào, sức đề kháng mạnh. Khả năng sinh sản bình quân đạt 2 lứa/ năm, mỗi lứa từ 7-9 con. Thêm một điểm ưu việt khi nuôi lợn Táp Ná là thả rông, chọn lọc tự nhiên nên không mất nhiều công sức chăm sóc.
Thêm một giống lợn tăng thu nhập cho bà con nông dân ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung là lợn Sọc Dưa. Việc nuôi lợn Sọc Dưa rất đơn giản, dễ dàng, với các loại thức ăn đơn giản từ thiên nhiên và thực phẩm thừa. Đồng thời, lợn Sọc Dưa có sức đề kháng mạnh, ít bị bệnh, có đặc tính hoang dã.
Giá bán thịt lợn Sọc Dưa cao, từ 120.000 đồng/ kg hơi, còn bán lợn giống giá 150.000 đồng/kg. Về khả năng sinh sản thì mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5-10 con, lợn sơ sinh có trọng lượng từ 0,5-1kg. Nuôi trong vòng 8 tháng thì cân nặng của lợn đạt từ 10-15kg.
So với các loại giống lợn khác, lợn Sọc Dưa ít mỡ, nhiều nạc, da mỏng, giòn và thơm được thị trường tiêu thụ khá cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ chăn nuôi. Với nguồn thu nhập ổn định, hiệu quả kinh tế cao nên các hộ chăn nuôi đã mở rộng quy mô.
Chăn nuôi lợn hiện nay đang phát triển tlợn hướng gia trại, trang trại quy mô tập trung nên việc chọn lựa giống rất quan trọng, yếu tố then chốt. Hy vọng với 10 loại giống lợn được chia sẻ ở trên giúp cho ngành chăn nuôi có được chuyển biến tích cực, giúp cho chỉ tiêu sinh sản cho lợn nái được tăng cao, góp phần nâng cao năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế vượt bậc đáng kể.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/giong-lon-nha-a64747.html