Mọi người hạnh phúc hơn, ít căng thẳng hơn sau tuổi trung niên

Nhiều người sau tuổi trung niên thường cảm thấy hạnh phúc, ít căng thẳng và cảm thấy tốt hơn về bản thân. Vậy tại sao những người lớn tuổi lại hạnh phúc hơn những người trẻ?

1. Hạnh phúc tuổi trung niên

Mọi người hạnh phúc hơn, ít căng thẳng hơn và cảm thấy tốt hơn về bản thân sau 50 tuổi. Một khảo sát qua điện thoại với hơn 340.000 người cho biết cảm giác hạnh phúc nói chung được cải thiện khi mọi người bước qua tuổi trung niên.

Các cảm xúc như tức giận, lo lắng, căng thẳng và buồn bã thay đổi theo độ tuổi và giống nhau ở cả nam và nữ, mặc dù phụ nữ có nhiều khả năng lo lắng hơn, căng thẳng hơn và buồn bã hơn.

Những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và tức giận sẽ giảm đi sau những năm đầu 20 và những người trên 50 tuổi ít lo lắng hơn những người trẻ tuổi. Theo khảo sát:

Vậy tại sao những người lớn tuổi lại hạnh phúc và ít căng thẳng hơn người trẻ tuổi?

Có một số lý thuyết giải thích mọi người cảm thấy tốt hơn theo tuổi tác mà không liên quan đến các yếu tố lối sống vì đó là sự từng trải, hiểu biết và cảm xúc cũng tăng theo số tuổi. Những người lớn tuổi ít nhớ lại ký ức tiêu cực hơn so với những người trẻ tuổi. Điều này giúp kiểm soát cảm xúc dễ dàng hơn và vì vậy hạnh phúc hơn.

Ngoài ra, những người lớn tuổi có thể tập trung ít hơn vào những gì họ đã đạt được hoặc chưa đạt được, và tập trung nhiều hơn vào cách tận dụng tối đa phần còn lại của cuộc đời họ. Kết quả nghiên cứu được dựa trên các cuộc phỏng vấn qua điện thoại của những người từ 18 - 85 tuổi, trong đó 48% là nam giới với độ tuổi trung bình là 47,3.

2. Tuổi trung niên là bao nhiêu?

Có nhiều nghiên cứu cho rằng: “Những người trong độ tuổi 40 - 59 tuổi - độ tuổi trung niên nói chung là những người ít hài lòng nhất và cảm thấy bất hạnh rõ rệt nhất ở những người trong độ tuổi 50 -54”.

Một nghiên cứu cho thấy những người trong độ tuổi 40 - 50 tuổi ít hạnh phúc nhất và cảm thấy lo lắng nhất. Theo nghiên cứu của Viện Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy áp lực chăm sóc con cái và cha mẹ già có thể gây ảnh hưởng lớn nhóm tuổi này.

Theo số liệu thống kê chính thức mới nhất về Hạnh phúc cho thấy những người trung niên là những người ít hạnh phúc nhất, có mức độ hài lòng cuộc sống thấp nhất và mức độ lo lắng cao nhất.

Ngay cả những người trên 90 tuổi cũng cho biết sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống cao hơn so với những người ở độ tuổi 40 -59 tuổi. Trong khi phụ nữ nói chung trải qua mức độ lo lắng cao hơn nam giới nhưng họ hài lòng với cuộc sống và cảm thấy hạnh phúc hơn so với nam giới.

Các nhà thống kê đã phân tích dữ liệu hạnh phúc cá nhân của hơn 300.000 người trưởng thành ở Anh trong 3 năm cho thấy hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống giảm mạnh ở những người được hỏi từ độ tuổi 35 trở lên. Tuy nhiên, xu hướng sẽ đảo ngược khi những người được hỏi ở độ tuổi 60, với độ tuổi 65 - 79 tuổi có xu hướng mức độ hạnh phúc cá nhân trung bình cao nhất.

Hạnh phúc tuổi trung niên có thể là ít nhất so với các lứa tuổi khác

Những người ở độ tuổi trung niên có thể phải chịu áp lực gấp bội khi đối mặt với việc cùng lúc chăm sóc cho con cái và cha mẹ già. Những người được khảo sát trẻ hơn, nhiều người trong số đó vẫn còn đi học và những người già, đã nghỉ hưu có thể có nhiều thời gian hơn cho hoạt động vui chơi giải trí. Trong khi đó, những người trung niên đòi hỏi nhiều thời gian hơn và gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và chăm sóc gia đình.

Xã hội phát triển, con người lập gia đình muộn hơn và có con muộn hơn. Đó cũng là lý do mà mức độ hạnh phúc thấp hơn đối với nhóm tuổi trung niên, có thể do gánh nặng phải chăm sóc cha mẹ và con cái cùng lúc.

Một nhà nghiên cứu nói rằng: “Ở độ tuổi nào đều phải đối mặt với những thử thách trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống, tuy nhiên mọi thứ đặc biệt khó khăn với người độ tuổi trung niên. Họ có thể vừa phải gánh vác trách nhiệm chăm sóc cha mẹ và con cái cùng lúc hoặc đối phó với những xáo trộn gia đình như sinh ly tử biệt hoặc ly hôn”.

Đó cũng là giai đoạn trong cuộc đời mà có nhiều áp lực công việc và tài chính. Kỳ vọng đạt đến đỉnh cao sự nghiệp đồng thời phải đối phó với thị trường công việc bấp bênh.

3. Tuổi nào hạnh phúc nhất?

Một khảo sát yêu cầu mọi người đánh giá mức độ hài lòng cuộc sống, mức độ mà họ cảm thấy những gì họ làm là đáng giá, hạnh phúc và cả sự lo lắng. Kết quả cho thấy những người ở độ tuổi 40 - 59 nói chung là những người ít hài lòng trong các nhóm tuổi, mà mức thấp nhất trong độ 50 - 54 tuổi. Mức độ hài lòng với cuộc sống cao nhất ở độ tuổi 70 - 74, tiếp đó là 65 - 69 tuổi và 16 - 19 tuổi. Những người trong độ tuổi 75 - 79 tuổi cũng có mức độ hài lòng với cuộc sống cao, mặc dù điều này giảm dần theo tuổi tác.

Hạnh phúc cũng theo một mô hình tương tự, những người được khảo sát ở độ tuổi 40 - 59 có mức độ hạnh phúc thấp và 50 - 54 tuổi là độ tuổi ít hạnh phúc nhất. Những người trong độ tuổi 65 - 74 là những người hạnh phúc nhất và 16 - 19 cũng có mức hạnh phúc cao. Trên 75 tuổi, mức độ hạnh phúc giảm xuống, nhưng ngay cả trên 90 tuổi vẫn hạnh phúc hơn ở độ tuổi trung niên.

Những vấn đề sức khỏe tâm thần như: lo lắng, trầm cảm có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thậm chí gây cản trở khả năng làm việc. Điều quan trọng là bạn phải tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm càng tốt nếu cảm thấy lo lắng đang cản trở khả năng làm những việc bình thường. Đến gặp bác sĩ hay nói chuyện với thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để không đơn độc đối phó với nó và có được giúp đỡ, hỗ trợ.

Một nghiên cứu cho thấy cuộc sống có vẻ tươi sáng hơn một chút sau khi 50 tuổi. Các nhà nghiên cứu cho biết, những người lớn tuổi ở độ tuổi từ giữa đến cuối 50 thường hạnh phúc hơn và ít bị căng thẳng và lo lắng hơn so với những người trẻ ở độ tuổi 20.

Tuổi nào hạnh phúc nhất có thể kể đến độ tuổi 65 - 74

4. Hai cách nhìn cuộc sống

Nghiên cứu hiện tại bao gồm các thước đo về cả hạnh phúc tổng thể (được gọi là hạnh phúc toàn cầu) và trải nghiệm hàng ngày về những cảm giác cụ thể như căng thẳng và hạnh phúc (được gọi là hạnh phúc khoái lạc).

Hai thước đo hạnh phúc này hiếm khi được đưa vào cùng một nghiên cứu. Nhưng cả hai đều quan trọng, vì hạnh phúc toàn cầu cung cấp cái nhìn phản chiếu hơn về cuộc sống, trong khi hạnh phúc theo chủ nghĩa khoái lạc mang lại cái nhìn tức thì hơn.

Hạnh phúc, thích thú, căng thẳng, lo lắng, tức giận và buồn bã - tất cả đều thay đổi theo độ tuổi, nhưng chúng cho thấy các mô hình rất khác nhau. Ví dụ, căng thẳng và tức giận giảm đều đặn từ khi còn trẻ cho đến khi về già. Nhưng lo lắng vẫn thường trực cho đến năm 50 tuổi và sau đó giảm dần. Nỗi buồn tăng nhẹ vào đầu những năm 40 và giảm vào giữa những năm 50 nhưng nhìn chung nỗi buồn không thay đổi nhiều theo tuổi.

Và mức độ hài lòng chung của mọi người với cuộc sống của họ cho thấy một mô hình hình chữ U giảm dần cho đến khoảng 50 tuổi trước khi có xu hướng tăng trở lại vào những năm sau đó.

Đàn ông và phụ nữ cho thấy những mô hình rất giống nhau về mức độ thay đổi hạnh phúc theo tuổi tác, mặc dù phụ nữ có xu hướng có mức độ căng thẳng, lo lắng và buồn bã cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ có cùng mức độ hạnh phúc như nam giới và có xu hướng cảm thấy tốt hơn về tổng thể cuộc sống của họ, đặc biệt là trong 50 năm đầu tiên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/dan-ong-trung-nien-bao-nhieu-tuoi-a62964.html