Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì? Mâm cúng ngày vía Thần Tài cần chuẩn bị những lễ phẩm gì? Thần Tài - thổ thần thích cúng gì? Là những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm trong thời kì vừa qua.
Dù không quá xa lạ với nhiều gia đình Việt, song không phải ai cũng biết cách thờ phụng Thần tài - thổ thần đúng phong tục lễ nghi.
Xem thêm: Cách Cúng Thôi Nôi Cho Bé Gái Miền Nam Chi Tiết Nhất.
Khác với phong tục thờ tự gia tiên, thờ cúng Thần Tài - thổ thần được thực hiện thường xuyên. Và cũng có nhiều điều cần xem xét giữa việc cúng kính trong các ngày thường. Và việc thực hiện thờ tự trong những ngày đặc biệt như ngày Vía Thần Tài.
Vì vậy, nếu bạn cũng đang gặp những phân vân, trằn trọc như trên. Hãy theo dõi bài viết bữa nay, Bếp Inox Việt Nam sẽ giúp bạn mở ra nút thắt cho những hoang mang của mình.
» Sản phẩm liên quan:
Những gia đình buôn bán đều có một bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa rất trang trọng. Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa được đặt ở vị trí dưới đất sát mép tường và đối diện cửa ra vào.
Theo ông bà quan niệm rằng, việc đặt bàn thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa ở vị trí này. Để nghênh tiếp tài lộc và phù hộ cho gia đình được bình an, “thuận buồm xuôi gió” và gặp nhiều may mắn trong công việc.
Theo phong tục truyền thống thì những lễ vật cúng vía Thần Tài, Thổ Địa gồm có:
Ở giữa Thần Tài - Thổ Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một ly nước đầy. Muối, gạo, nước là 3 thực phẩm thiết yếu của con người, đặt lên bàn thờ.
Khi đặt vị trí hoa và quả, các cụ thường nói rằng “Đông bình tây quả”, gia chủ nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong.
Ngoài việc chuẩn bị bàn thờ, văn khấn thần tài, thổ địa. Mâm cúng thần tài thổ địa cũng rất quan trọng, bạn có thể tham khảo lễ cúng thần tài dưới đây.
Nên chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa
Bàn thờ Thần Tài - Thổ Địa tuy để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ. Bằng cách tắm rửa, lau rửa thường xuyên bằng nước sạch.
Nếu ở ngoài trời, khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc. Cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô và thắp hương.
Ông Địa Thần Tài thích ăn món gì? Được nhiều người quan tâm. Ông Địa ông Thần Tài là hai người giữ vai trò bảo vệ và phù hộ trong mỗi gia đình. Nên trong mỗi gia đình chúng ta đều thể nhìn thấy một bàn thờ. Đã sắp đặt ngay cửa bàn thờ ông Thần Tài và ông địa. Với mong muốn cầu mong mưa thuận gió hòa, bình an may mắn sẽ đến với gia đình.
Ông Địa Thần Tài thích món gì để chuẩn bị mâm lễ cúng vừa đúng chuẩn vừa được như ý? Nhưng nhiều người vẫn không biết khi cúng ông Thần Tài Tam địa. Thì nên chọn những lễ vật gì gì cho phù hợp. Chọn cúng chay hay cúng mặn, dâng lễ ngọt như thế nào.
Lễ cúng ông Địa và Thần Tài thường được thực hiện vào các ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng. Nếu là các cửa hàng buôn bán, kinh doanh thì sẽ tiến hành việc cúng lễ hàng ngày. Nhưng với lễ vật được chuẩn bị đơn giản hơn. Còn riêng ngày mùng 10 tháng Giêng dân gian quan niệm là ngày vía Thần Tài. Nên ngày đó cần phải chuẩn bị lễ cúng cầu kỳ hơn. Theo đúng phong tục từ xưa truyền lại để gia chủ có thể cầu xin nhiều tài lộc.
Các lễ vật được dâng lên cúng ông Địa và Thần Tài khá đa dạng. Không bị giới hạn phải cúng chay riêng hay cúng mặn riêng. Tuy nhiên vẫn có nhiều người không biết đến các món ăn sở thích của hai vị thần linh này. Và nội dung ngay dưới đây sẽ giúp cho chúng ta biết được thông tin ông Địa, Thần Tài thích ăn món gì?
Hình ảnh của ông Địa và Thần Tài đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với mỗi người Việt. Vì ngay từ khi bé chúng ta đều đã nhìn thấy bàn thờ của hai ông. Được đặt ở mọi gia đình, mọi cửa hàng. Dù quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết đến các thông tin có liên quan đến hai vị thần linh này.
Theo những gì mà các tài liệu dân gian để lại thì ông Địa và Thần Tà. Tuy là một người nhưng lại mang tính đại diện cho 5 người khác nhau. Ông Địa là vị thần đại diện cho 5 ông là Đông Phương Thanh Đế, Bắc Phương Hắc Đế, Tây Phương Bạch Đế, Trung Ương Huỳnh Đế và Nam Phương Xích Đế. Còn Thần Tài là vị thần đại diện cho 5 ông Hắc Thần Tài, Xích Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài và Thanh Thần Tài.
Biểu tượng của ông Địa là vị thần linh có thân người khá tròn trịa. Với chiếc bụng phệ gần giống Phật Di Lặc. Ông mặc chiếc áo với phần bờ ngực được để trần. Phía trên đầu của ông quấn một cái khăn và trên tay của ông thường cầm một cái quạt. Ông Địa thể hiện một dáng vẻ an nhiên, bình thản và vui tươi. Nên khi nhìn thấy hình ảnh của ông chúng ta cũng cảm thấy vui vẻ hơn.
Còn Thần Tài là được thể hiện với hình ảnh của một ông lão. Mặc trang phục màu vàng trang nghiêm chỉnh, sang trọng. Phía trên đầu của ông đội chiếc mũ mão kiểu truyền thống xưa. Trên tay thì cầm một cục vàng thỏi lớn.Ông cũng xuất hiện với nụ cười thân thiện và mang đến cho người nhìn một cảm giác an tâm.
Mỗi lễ cúng sẽ có những đặc trưng riêng, trong đó mâm cúng của lễ cúng thần tài và thổ Địa có đôi phần khác. Trong mâm cúng Thần Tài ông Địa có thể đa dạng về món chay và món mặn hơn trong lễ cúng Phật. Và những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng ông Địa, Thần Tài gồm có:
Tất cả lễ vật đều cần phải sắp xếp gọn gàng, bày biện đẹp mắt trên ban thờ. Tùy thuộc vào không gian của mỗi nơi. Lưu ý không nên để các đồ cúng lễ làm hạn chế việc di chuyển của mọi người. Nhằm tránh việc chẳng may trong lúc đi lại sẽ làm suy chuyển các đồ lễ. Nhất là phải chú ý không để cho trẻ nhỏ hay chó, mèo lại gần ban thờ. Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phước lộc của bạn.
Đó là các lễ vật bạn cần sắm trên bàn thờ ông Địa và Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm (ngày vía Thần Tài). Để cầu xin Thần Tài sẽ ban cho bạn nhiều tiền bạc, thành công và may mắn. Vào ngày mùng 1 hay ngày rằm bạn có thể sắm sửa lễ vật ít hơn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải chú ý việc chọn lễ vật có hình thức đẹp, chất lượng luôn tươi ngon.
Lễ vật trong mâm cúng thì đa dạng như vậy nhưng bạn có biết được ông Địa và Thần Tài thích món gì không? Đối với nhiều người thì câu hỏi này khá khó khăn. Vì không thể hỏi trực tiếp được như người trần chúng ta. Nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của nhiều người.
Theo những điều mà dân gian truyền lại hay từ các tài liệu cổ xưa. Thì ông Địa và Thần Tài đều có những món ăn mà các ngài thích ăn nhất. Tương truyền rằng khi Thần Tài chẳng may bị rơi xuống trần gian trong lúc say rượu. Ông đã sống tại trần gian một khoảng thời gian.
Và trong khoảng thời gian này khi sống với thân phận của một con người. Ông rất thích ăn món thịt lợn quay, trứng, cua biển và chuối chín. Đó là lý do vì sao mà vào ngày vía Thần Tài hàng năm. Chúng ta đều chú trọng mua các đồ lễ này để cúng lễ. Bộ tam sên chính là đồ cúng lễ không thể thiếu được khi cúng Thần Tài.
Có nhiều thông tin ghi lại rằng Thần Tài còn rất thích uống rượu và ngoài cua biển ra. Còn thích ăn tôm nên việc cúng lễ rượu và món tôm cũng thường được diễn ra. Nhưng tùy thuộc quan niệm của từng vùng miền hay từng gia đình. Chính vì điều này mà có nơi cúng bộ tam sên là tôm thay cho cua.
Còn ông Địa thích ăn gì? Theo dân gian thì ông Địa là vị thần linh có sở thích ăn chuối xiêm, hút thuốc lá. Đây là hai lễ vật khá đơn giản mà chúng ta có thể mua được ở bất cứ đâu.
Tuy có sở thích về món ăn khác nhau nhưng cả ông Địa và Thần Tài. Đều là các vị thần linh ưa sự sạch sẽ. Dù đặt bàn thờ ở sát đất nhưng bạn cần phải nhớ luôn giữ sạch sẽ cho không gian xung quanh bàn thờ. Thường xuyên phải tiến hành việc lau dọn ban thờ vào các ngày 30 và 14, trước khi cúng lễ vào ngày mùng 1 và ngày rằm.
Bạn có thể dùng nước sạch hoặc nước pha với chút rượu, nước lá thơm, hoa thơm để lau sạch bàn thờ. Trong quá trình lau dọn cần phải hết sức cẩn thận để tránh việc làm xô lệch vị trí của bát hương cũng như các dụng cụ cúng lễ khác.
Việc chuẩn bị đồ cúng lễ ông Địa và Thần Tài cũng cần phải chú ý khi lựa chọn. Ngoài việc chọn đồ lễ có hình thức tươi ngon, bắt mắt ra thì bạn phải nhớ là không được để đồ lễ bị trầy xước hay bị ôi thiu, hư hỏng. Bởi nếu cúng lễ các món đồ này thì sẽ không biểu hiện được tấm lòng thành của bạn đối với ông Địa, Thần Tài.
Sau khi đã mua đủ các đồ lễ về thì cần phải sắp xếp, bày biện cho đẹp, gọn gàng. Vì mọi người đến nhà hay đến cửa hàng chỉ cần nhìn vào bàn thờ ông Địa, Thần Tài là đã phần nào đoán được tính cách, sự tinh tế của gia chủ. Nhất là đối với các cửa hàng buôn bán kinh doanh thì điều này lại càng phải được chú trọng hơn.
Dù có nhiều điểm khác nhau nhưng ông Địa và Thần Tài không được thờ riêng. Mà lại thờ chung với nhau trên một ban thờ. Đây là điều khiến cho nhiều người cảm thấy lạ lẫm, vì thường các vị thần linh là phải thờ riêng.
Bởi Ông Địa là vị thần linh có trách nhiệm cai quản các vùng đất nơi con người đến sống và làm ăn kinh doanh. Muốn có được sự yên ổn, bình an tại vùng đất đó. Thì bạn không thể thiếu sự phù trì của ông Địa. Còn Thần Tài lại là vị thần linh mang đến cho bạn sự thịnh vượng, tài lộc, may mắn và tiền bạc. Nên khi kết hợp ông Địa và Thần Tài trên cùng một ban thờ mang đến ý nghĩa tâm linh trọn vẹn. Đem tới mọi sự hanh thông, suôn sẻ, thuận lợi cho con người.
Ông Địa và Thần Tài được thờ chung trên một bàn thờ là bởi theo quan niệm dân gian từ thời xưa. Ông cha ta luôn nhắc nhở mình rằng “đất thì có thổ công mà sông thì có hà bá”. Nếu bạn muốn làm ăn phát triển tại vùng đất nào đó thì cần phải thờ cúng cả Ông Địa và Thần Tài.
Trên ban thờ Thần Tài thường được đặt ở phía tay phải còn ông Địa được đặt ở phía tay trái, phía giữa hai ông đặt 3 hũ đựng gạo, muối và nước. Các hũ này để trọn vẹn hết một năm mới thay để đón mừng điều may mắn mới sẽ đến. Phía trước các hũ muối, gạo nước là bát hương, phía trước bát hương là bộ kỷ chén thờ.
Trước đây mọi người thường tự mua sắm, chuẩn bị đồ cúng lễ trên bàn thờ ông Địa, Thần Tài. Nhưng vài năm trở lại đây đa phần mọi người đã chuyển từ tự mua sắm. Sang việc đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Việt Nam.
Vì sao mọi người lại có sự thay đổi như vậy? Đó là bởi khi đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian và cả tiền bạc nữa. Mà vẫn luôn yên tâm về chất lượng các món đồ cúng trên bàn thờ ông Địa và Thần Tài. Đó là chưa kể đến việc các đồ lễ sẽ được bày biện đẹp mắt. Bởi đội ngũ nhân viên của Đồ Cúng Việt Nam. Và bạn sẽ không phải bận tâm đến việc bày biện nữa.
Các lễ vật được dâng lên cúng ông Địa và Thần Tài khá đa dạng. Không bị giới hạn phải cúng chay riêng hay cúng mặn riêng. Tuy nhiên vẫn có nhiều người không biết đến các món ăn sở thích của hai vị thần linh này. Hy vọng với nội dung trên đã giúp các bạn hiểu được ông Địa, Thần Tài thích món gì? Để dâng cúng cho phù hợp.
Qua bài viết bạn đã biết được ông Địa và Thần Tài thích ăn món gì. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như để đặt được mâm cúng trọn gói với các lễ vật theo đúng ý mình thì bạn hãy liên hệ với Đồ Cúng Việt Nam.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/le-cung-than-tai-gom-nhung-gi-a62089.html