Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh, có sao tốt, sao xấu và khi gặp sao xấu thì cúng sao giải hạn.
Đây là một tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời chứ không có trong giáo lý nhà Phật.
Theo đó, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng (khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH13).
Hành vi mê tín dị đoan là hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá bị cấm theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP. Trước đây, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL (đã hết hiệu lực) quy định mê tín dị đoan như sau:
Mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm:
- Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép.
- Lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa.
- Các hình thức mê tín dị đoan khác.
Khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL cũng nêu rõ các hành vi bị cấm gồm:
Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Như vậy, có thể thấy, những hành vi được coi là mê tín dị đoan phải là hành vi làm mê hoặc người khác, gây tác động xấu đến người khác và trái với tự nhiên như xem bói, phù chú, yểm bùa…
Vậy, cúng sao giải hạn có phải mê tín dị đoan không?
Như đã nói ở trên hoạt động cúng sao giải hạn là một tín ngưỡng dân gian và mọi người có quyền tự do tín ngưỡng. Song các hoạt động mê tín, dị đoan trong nhiều trường hợp thường bị biến tướng từ các loại hình tín ngưỡng.
Tín ngưỡng dân gian khác với mê tín, dị đoan ở chỗ, tín ngưỡng có mục đích thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín, dị đoan lấy mục đích kiếm tiền là chính.
Do đó, tùy thuộc vào mức độ cúng sao giải hạn và nếu mục đích chính là kiếm tiền thì đó là biến tướng của hoạt động mê tín, dị đoan và có thể bị phạt. Khi đó, mức phạt áp dụng như sau:
- Phạt hành chính:
Căn cứ Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hoạt động mê tín dị đoan sẽ bị phạt tiền:
- Xử lý hình sự:
Căn cứ Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào bói toán, đồng bóng hoặc hình thức mê tín dị đoan khác có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.
Tóm lại, cúng sao giải hạn đầu năm là một tín ngưỡng dân gian, việc cúng sao giải hạn nếu nhằm mục đích trục lợi, kiếm tiền thì được coi là mê tín, dị đoan.
Trên đây là giải đáp về Làm lễ cúng sao giải hạn cũng bị phạt? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/cung-giai-han-la-gi-a35810.html