Làm đầy tháng cho bé trai được xem là một nghi thức không thể thiếu khi con vừa sinh được tròn tháng. Đây là dịp để tạ lễ ông bà, các vị thần bảo hộ cho mẹ và bé được bình an, mạnh khoẻ, cũng là dịp để ra mắt bé với gia đình, họ hàng gần xa.
Vậy bàn cúng đầy tháng bé trai được chuẩn bị như thế nào? Cần có những lễ vật cần thiết gì, cách làm đầy tháng cho bé trai ra sao để chỉnh chu và đầy đủ nhất? Bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Theo quan niệm dân gian của người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (còn gọi là 12 Bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đầy cữ bé trai, bé gái (trẻ chào đời được 3 ngày); đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng bà mụ cho bé trai, bé gái để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.
Cúng mụ đầy tháng cho bé trai là để thể hiện sự biết ơn, tạ lễ đối với 12 bà mụ, với gia tiên vì các Bà đã “nặn” ra hình hài đứa bé được đầy đủ, nguyên vẹn đến với gia đình. Cúng mụ cho bé trai không chỉ là nghi thức đánh dấu sự có mặt của thành viên mới trong gia đình, khẳng định sự hiện hữu của một con người hay một thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới, sự cảm tạ, lòng biết ơn đối với những vị thần linh thầm phù hộ gia đình trong suốt quá trình người mẹ mang thai 9 tháng 10 ngày, vượt qua cửa tử để sinh đứa bé ra đời.
Cúng đầy cữ cho bé trai cần chuẩn bị những lễ vật gì? Có phải chú ý đặc biệt gì trong cách cúng đầy tháng cho bé trai hay không?
Để chuẩn bị một mâm cúng đơn giản nhưng không kém phần trang trọng, gia đình cần chuẩn bị những lễ vật sau:
Nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai cũng bao gồm lễ cúng 12 Bà Mụ. Những lễ vật cần có trong mâm cúng đầy tháng cho bé trai (cúng 12 bà mụ) bao gồm:
Ngoài cúng 12 Bà Mụ thì trên mâm cúng đầy tháng bé trai còn có lễ vật cúng Đức Ông. Dưới đây là các lễ vật có trong mâm cúng đầy tháng cho bé trai:
Đầy tháng bé trai tuỳ thuộc vào từng vùng miền mà sẽ có hơi khác nhau. Tuy nhiên, cách cúng mụ cho bé trai vẫn cần những lễ vật đã liệt kê bên trên thì mới gọi là đầy đủ.
Tham khảo bài vết : Mâm cúng đầy tháng bé gái - Hướng dẫn chi tiết, đầy đủ
Khi sắp xếp lễ vật làm lễ đầy tháng cho bé trai, bố mẹ cần chia thành 2 mâm. Trong đó, bàn lớn bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ và bàn nhỏ bày lễ vật cúng kính Đức Ông. Cách đặt lễ cúng đầy tháng bé trai luôn tuân theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” (tức là phía Đông đặt bình hoa, phía Tây đặt lễ vật) và mâm đầy tháng bé trai cũng được sắp xếp sao cho mâm trên cách mâm dưới không quá 10 phân.
Lễ cúng đầy tháng cho bé trai nên được tổ chức vào buổi sáng sớm, tính đến ngày thứ 29 kể từ ngày bé trai sinh ra đời. Lễ vật cúng đầy tháng bé trai đơn giản nhất thường được sắp xếp trên 2 bàn, trong đó bàn lớn bày lễ vật cúng các bà Mụ và bàn nhỏ bày lễ vật cúng Đức Ông.
Đồ cúng đầy tháng bé trai nhất định phải được chuẩn bị cẩn thận, nên chọn cúng gà trống luộc hoặc tùy theo vùng miền mà có thể cúng vịt đều được. Mâm ngũ quả nên lựa chọn 5 loại quả khác nhau, có màu sắc đẹp và không bị hư hỏng. Mâm ngũ quả của mỗi miền sẽ khác nhau, do đó mỗi gia đình sẽ biết cách chuẩn bị mâm ngũ quả sao cho phù hợp nhất để bày mâm lễ cúng đầy tháng bé trai.
Hoa cúng đầy tháng bé trai thì nên lựa chọn những loại hoa mang ý nghĩa may mắn, tốt lành như hoa cát tường, hoa ly, hoa cúc,…
Trong tiệc, đồ cúng đầy tháng cho bé trai bố mẹ có thể cúng xôi gấc với mong muốn cuộc đời của con sẽ hồng phát và đầy may mắn. Bố mẹ cũng có thể lựa chọn chè đậu trắng đặt ở mâm đầy tháng cho bé trai. Loại chè này với ước mong con sẽ được thuận lợi và may mắn hơn trên con đường công danh sự nghiệp.
Lễ đầy tháng cho bé trai gồm các bước như sau:
Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ cho cúng đầy tháng cho bé trai, bố hoặc mẹ sẽ thắp 3 nén nhang rồi bế đứa trẻ ra trước bàn cúng và khấn theo bài khấn lễ cúng mụ cho bé trai. Tùy mỗi địa phương mà văn khấn sẽ khác nhau nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh 12 Bà Mụ, thần phật, ngày tháng cúng, tên 2 vợ chồng, tên con, lý do cúng, bày tỏ lòng biết ơn và lời cầu mong các bà Mụ phù hộ độ trì.
Sau khi khấn cúng lễ đầy tháng xong sẽ đến nghi thức đặt tên cho con trai bằng cách gieo 2 đồng tiên sấp ngửa, tương tự như xin keo. Tuy nhiên, ngày nay đa số tên con đều được đặt sau khi sinh, ngay thời điểm làm giấy khai sinh cho con. Cho nên tập tục này đã không còn nữa.
Tiếp theo đó, bé sẽ nhận được những lời chúc phúc từ người thân trong gia đình và họ hàng, làng xóm,…
Bài viết trên đã nói rõ về việc cúng đầy tháng bé trai gồm những gì, mong rằng sẽ giúp được bố mẹ chuẩn bị một cách chu đáo và đầy đủ nhất đồ cúng mụ cho bé trai trong tiệc đầy tháng của bé. Bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm những thông tin về mâm cúng đầy năm bé trai ở những bài viết chi tiết khác ở Đồ Cúng Cát Tường.
Chúc bố mẹ có một buổi tiệc đầy tháng ấm cúng và đầy đủ nhất cho bé bên cạnh gia đình, người thân.
Sau khi bày lễ ra bàn xong, đến giờ đẹp. Cha mẹ hoặc ông bà sẽ thắp 3 nén nhang, tiếp đến bế trẻ ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ.
Dưới đây là bài văn khấn trong lễ đầy tháng cho bé trai được nhiều người sử dụng
Đọc văn khấn bằng thái độ trang nghiêm, thành tâm.
Khi đã khấn xong thì cha hoặc mẹ chắp tay bé lại trước án vái ba vái, sau ba tuần hương thì tạ lễ
Chờ nhang gần tàn thì gia đình mang vàng mã, áo giấy đi hoá, vẩy rượu lúc đang đốt.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/cung-day-thang-cho-be-trai-can-nhung-gi-a35703.html