Bạn đang tất bật để chuẩn chị mâm cúng thôi nôi bé gái nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và cần chuẩn bị những gì?
Và làm gì để có một buổi thôi nôi của con mình được trọn vẹn như ý?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để ngày thôi nôi của con bạn diễn ra đúng trình tự, phong tục và đầy ý nghĩa.
Lễ cúng thôi nôi là một nghi thức quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đánh dấu lần sinh nhật đầu tiên của bé. Do đó, bữa tiệc sinh nhật này sẽ khác với những bữa tiệc sinh nhật thông thường, không phải đơn giản chỉ có hoa quả, bánh kem, lễ thôi nôi theo truyền thống của người Việt còn bao gồm mâm cúng 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông.
Dĩ nhiên trong lễ thôi nôi không thể thiếu mâm đồ chơi cho bé bốc - một thủ tục thú vị để ba mẹ “tiên đoán” tương lai sau này của con.
Lễ cúng thôi nôi ngoài việc có ý nghĩa như nghi thức cúng báo cáo cho các vị thần đỡ đầu trẻ và ông bà tổ tiên thì còn có ý nghĩa để cha mẹ và những người thân cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho trẻ.
Thôi nôi có nghĩa là không còn nằm nôi nữa, bé đã hết thời kỳ ngủ nôi, ngủ võng để chuyển sang một giai đoạn mới.
Đây cũng là một cách để kỷ niệm ngày bé tròn một tuổi đầu cũng là dấu mốc đáng nhớ về chuyển giao sang một giai đoạn phát triển mới của bé.
Bé đã bắt đầu lớn, có khả năng tồn tại độc lập và có thể trải qua các giai đoạn trong cuộc đời như những người bình thường khác. Cùng với đó là những hy vọng, mong muốn ấp ủ của cha mẹ về một tương lai tươi sáng, rộng mở, sức khỏe và may mắn đến với bé.
Theo quan niệm dân gian, đối với ngày cúng thôi nôi bé gái là theo lịch âm nhưng sẽ làm lìu lại đi hai ngày.
Ví dụ: bé sinh vào ngày 15/8 âm lịch, các mẹ sẽ làm mâm cúng thôi nôi vào ngày 13/9 âm lịch.
Tuy nhiên, ngày nay, cách tính ngày cúng thôi nôi đơn giản hơn, nên bậc phụ huynh thường làm mâm cúng thôi nôi cho bé gái vào ngày dương lịch, đúng vào ngày sinh nhật của bé.
Ví dụ: Bé gái sinh ngày 3/8/2017 dương lịch thì có thể làm thôi nôi cho bé vào ngày 3/9/2018.
Đây là danh sách 12 Mụ bà sẽ luân phiên lo việc thai sản trong 12 năm cho bé và mỗi bà sẽ kim một việc trong sinh nở giáo dưỡng:
Ngoài ra, còn có 3 Đức ông đó là Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư với chức năng truyền dạy nghề nghiệp cho bé trong tương lai (không phải 13 đức thầy).
Theo quan niệm dân gian của người Việt từ xưa, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 Bà Mụ) nặn ra và ban cho.
Vì thế, mâm lễ cúng thôi nôi được chuẩn bị chu đáo là để cảm tạ ân đức các vị Đại Tiên cùng với mong muốn lòng thành được chứng giám. Mong các Đại Tiên thụ hưởng lễ vật và luôn bên cạnh phù hộ, che chở cho bé được ăn ngon, ngủ yên, vô bệnh vô tật, bình yên và hạnh phúc.
Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá vàng, vẩy rượu lúc đang hoá vàng. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy phước. Cuối cùng cả gia đình, người thân và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành.
Nghi lễ chọn đồ vật đoán nghề tương lai trong lễ cúng thôi nôi bé gái. Đây là nghi thức quan trọng và được gia đình mong đợi nhiều nhất trong lễ thôi nôi.Cha mẹ của bé sẽ chuẩn bị sẵn một mâm có nhiều đồ vật như: gương, lược, xôi, bút, tiền, vàng... Sau đó để bé tự do lựa chọn.Đồ vật đầu tiên mà bé chọn sẽ dự báo nghề nghiệp tương lai của bé. Sau khi chọn đồ vật đoán nghề tương lai, bé sẽ được gia đình, người thân và bạn bè ... lì xì mừng tuổi và chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé.
Cúng thôi nôi bé gái là một việc rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị thật chu đáo, tránh để sai sót. Nếu như bạn quá bận rộn không thể tự tay làm mọi thứ hoặc bạn muốn lễ thôi nôi của con được được diễn ra trọn vẹn, không có bất kì trục trặc gì. Hãy liên hệ ngay với dịch vụ đặt mâm cúng thôi nôi bé gái tại ĐỒ CÚNG VIỆT của chúng tôi.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/do-cung-thoi-noi-cho-be-gai-a34549.html