Cúng Giao thừa là lễ cúng quan trọng nhất để chuyển giao năm cũ và năm mới, nên mâm cỗ cúng Giao thừa cần được chuẩn bị chu đáo, trang trọng và đủ đầy. Lễ cúng giao thừa hay lễ trừ tịch từ lâu đã là một phong tục cổ truyền của người Việt Nam, để cầu mong một năm mới vạn sự như ý, hạnh phúc đến cho bản thân và người thân. Cùng khám phá mâm cỗ cúng giao thừa 30 Tết gồm những gì để cầu mong một năm mới may mắn qua bài viết sau.
Cúng đêm giao thừa là một nghi thức văn hóa đẹp đẽ của người Việt Nam mỗi dịp Tết Nguyên đán. Cúng giao thừa còn được gọi là Trừ tịch, tức là trừ khử ma quỷ, những điều xui xẻo, không may mắn ở những năm cũ. Vì vậy mà cúng đêm giao thừa luôn được thực hiện khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng vào thời khắc chuyển mình giữa năm cũ và năm mới.
Theo từng vùng miền, mâm cúng giao thừa Tết ngày 30 sẽ khác nhau nhưng có đặc điểm chung đều phải có mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, trà, muối, gạo, quần áo và mũ nón mũ thần linh. Đối với mâm lễ mặn thì phải có thịt heo luộc hay gà trống luộc, bánh chưng, xôi, hoa tươi… Nếu là Phật tử có thể cúng mâm lễ chay, hoa quả.
Bày mâm cúng phải trước cửa nhà, tuyệt đối không cúng trong nhà hay ban công. Khi đúng giờ, gia chủ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án, thành tâm khấn vái, mời thập phương chư thần, chư thiên chứng giám, bày lễ cầu mong theo nguyện vọng của gia đình cũng như cho phép người thân đã mất có thể bước trở về nhà hưởng hương hỏa mừng năm mới với con cháu.
Bên cạnh bày lễ ngoài trời, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà gồm ngũ quả, nến, hương, hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh kẹo, bày mâm cỗ mặn hoặc chay đều được.
Thực chất mâm cúng giao thừa trong nhà chính là cúng bái tổ tiên, mời tổ tiên về nhà mừng đón một năm mới với con cháu, tổ tôn theo tín ngưỡng dân gian người Việt lẫn người Hoa, đồng thời mâm lễ cũng là tấm lòng cám ơn ông bà tổ tiên đã đồng hành, bảo vệ và độ trì con cháu thoát khỏi tai ách, giúp con cháu làm ăn thuận lợi.
Thông thường, mâm cúng trong nhà sẽ cúng sau mâm lễ trước nhà, tập tục gọi là “ nghênh tân, tiễn cửu”, ý chỉ mời chư thần, hành quan năm mới đến nhà và tiễn tạ quan hành cũ.
Do thời tiết miền Nam chủ yếu là nắng nóng nên phong tục chuẩn bị mâm cúng ngày cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội như canh khổ qua nhồi thịt, canh măng, thịt kho hột vịt, chả giò, củ kiệu, bánh tét,….
Mâm cúng giao thừa miền Trung cũng sẽ mang đặc trưng riêng thể hiện qua có món truyền thống mang đậm chất vùng miền Trung như đĩa dưa món, đĩa giò lụa, đĩa thịt bông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa thịt heo luộc, dưa giá, bát măng khô ninh, bát miến, đĩa cá chiên, đĩa ram,…
Mâm cúng giao thừa miền Bắc chủ yếu là các món ăn truyền thống, thường bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì sẽ bày 6 bát, 6 dĩa hoặc 8 bát, 9 đĩa các món cúng bao gồm có bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát canh mọc, bát miến nấu lòng gà, bánh chưng,…
- Thực hiện nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời trước rồi mới đến cúng giao thừa trong nhà.
- Giờ cúng đẹp nhất là 0h, ngày 1/1 âm lịch của năm.
- Mâm cúng cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.
- Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời nên đặt ở hướng Bắc (cúng Thượng Đế) hoặc hướng Đông (cúng Thiên Tử là vua) tùy theo từng gia đình.
- Chuẩn bị bài cúng kỹ lưỡng.
- Trang phục của người thực hiện nghi thức cúng giao thừa cần phải gọn gàng, tươm tất.
- Giọng đọc văn khấn giao thừa to, rõ ràng, mạch lạc
- Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/cung-dem-giao-thua-can-nhung-gi-a34386.html