Tú Bùi
Follow
-
Tài Lanh là gì? Theo định nghĩa trên mạng là từ dùng để chỉ 1 ai đó hay tỏ ra cái gì cũng biết và hay can thiệp vào công việc của người khác cứ như là mình biết rõ chuyện lắm. Theo mình nghĩ thì không phải là “tỏ” ra đâu, mà họ “tưởng”.
Cái ngành thiết kế (và vài ngành mang tính năng khiếu khác ) là cái ngành mà có nhiều người tài lanh ảnh hưởng tới nhất. Vì sao? Theo mình quan sát thì có 2 lý do chính
Ví dụ:
Chắc chắn sẽ có những bạn có năng khiếu thực sự, chỉ là đường đời xô đẩy theo ngành khác. Tuy nhiên phần còn lại là….đông vô bờ bến
2. Ở Việt Nam không có khái niệm “Chuyên môn hóa sản xuất”. Ai làm việc đó, người đứng đầu mảng đó sẽ là người quyết định.
Ai cũng được nền giáo dục đào tạo thành một người ham học hỏi và giỏi toàn diện “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thấu nhân tâm”. Nên ai cũng nghĩ mình giỏi toàn diện, nhất là những người chức cao hoặc làm lâu năm với những người làm thiết kế. Họ có quyền quyết định, họ không có khái niệm chuyên môn nhưng họ có tiếng nói.
Ví dụ: Như trong phim Life, Thuyền trưởng là người có quyền quyết định mọi thứ, nhưng khi có biến xảy ra về một lĩnh vực nào đó. Trong trường hợp này là biến về sự an toàn của các phi hành đoàn với sinh vật lạ ngoài trái đất. Thì dù thuyền trưởng có yêu cầu mở cửa phòng thí nghiệm để cứu một phi hành đoàn trong đó đi chăng nữa thì người có quyền quyết định là Trưởng ban An Toàn. Cô ta nói không là không mở, vì người đó có chuyên môn và hiểu biết sâu rộng hơn. Nhưng trong phim thì cuối cùng mọi người không nghe mệnh lệnh đó nên….bể banh.
Đọc tới đây sẽ có những bạn nghĩ là “Ủa vậy feedback các thiết kế thì gọi là tài lanh hả?” Hoàn toàn khác nhau. Vì khi gọi feedback, bạn phải có lý do cho cái lời feedback đó, nó phải hợp lý và thường đi chung với giải pháp
Ví dụ feedback:
Ví dụ tài lanh:
Còn về hậu quả của việc tài lanh?
1. Theo hướng tích cực:
Một người tài lanh làm việc với một thiết kế viên giỏi. Với bất kì lời yêu cầu tài lanh nào của người đó thì bạn thiết kế viên vẫn làm cho nó nhìn từ “Được -> Đẹp” thì người tài lanh đó càng nghĩ mình có “con mắt nghệ thuật” hơn nữa.
2. Theo hướng tiêu cực:
Một người Tiếp Thị hoặc Quản Đốc, hoặc các Trưởng Phòng Ban khác tưởng chừng như không có liên quan nhưng tài lanh sẽ nghĩ mình có quyền quyết định về một bản thiết kế gì đó hoặc một sản phẩm đã ra lò hơn cả người đang có vai trò chịu trách nhiệm về mặt nhìn của dự án đó. Và nó sẽ như cứt. Chắc chắn như cứt.
Thối không chịu nỗi.
Link nội dung: https://tcquoctesaigon.edu.vn/index.php/ti-lanh-ti-lanh-l-g-theo-nh-ngha-trn-by-t-bi-medium-a31000.html