Trang thông tin tổng hợp
    Trang thông tin tổng hợp
    • Ẩm Thực
    • Công Nghệ
    • Kinh Nghiệm Sống
    • Du Lịch
    • Hình Ảnh Đẹp
    • Làm Đẹp
    • Phòng Thủy
    • Xe Đẹp
    • Du Học
    Ẩm Thực Công Nghệ Kinh Nghiệm Sống Du Lịch Hình Ảnh Đẹp Làm Đẹp Phòng Thủy Xe Đẹp Du Học
    1. Trang chủ
    2. Kinh Nghiệm Sống
    Mục Lục
    • #1.Vảy phấn hồng là bệnh gì?
    • #2.Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng
      • 1. Nhiễm virus
      • 2. Phản ứng do thuốc gây ra
      • 3. Vaccine
    • #3.Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng
    • #4.Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?
    • #5.Giai đoạn phát triển bệnh vảy phấn hồng
      • 1. Giai đoạn 1: xuất hiện mảng mẹ
      • 2. Giai đoạn 2: phát ban lan rộng
    • #6.Biến chứng bệnh vảy phấn hồng
    • #7.Khi nào cần gặp bác sĩ?
    • #8.Phương pháp chẩn đoán vảy phấn hồng
    • #9.Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng
    • #10.Biện pháp phòng ngừa và hạn chế tiến triển của bệnh
    • #11.Một số câu hỏi liên quan
      • 1. Bệnh vảy phấn hồng có tái phát không? Có điều trị dứt điểm được không?
      • 2. Vảy phấn hồng có lây không?
      • 3. Bệnh vảy phấn hồng điều trị ở đâu tốt?

    Bệnh vảy phấn hồng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    avatar
    kangta
    10:32 01/05/2025

    Mục Lục

    • #1.Vảy phấn hồng là bệnh gì?
    • #2.Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng
      • 1. Nhiễm virus
      • 2. Phản ứng do thuốc gây ra
      • 3. Vaccine
    • #3.Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng
    • #4.Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?
    • #5.Giai đoạn phát triển bệnh vảy phấn hồng
      • 1. Giai đoạn 1: xuất hiện mảng mẹ
      • 2. Giai đoạn 2: phát ban lan rộng
    • #6.Biến chứng bệnh vảy phấn hồng
    • #7.Khi nào cần gặp bác sĩ?
    • #8.Phương pháp chẩn đoán vảy phấn hồng
    • #9.Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng
    • #10.Biện pháp phòng ngừa và hạn chế tiến triển của bệnh
    • #11.Một số câu hỏi liên quan
      • 1. Bệnh vảy phấn hồng có tái phát không? Có điều trị dứt điểm được không?
      • 2. Vảy phấn hồng có lây không?
      • 3. Bệnh vảy phấn hồng điều trị ở đâu tốt?

    Vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da lành tính, tuy nhiên lại ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thường nhật. Vậy nguyên nhân nào gây ra vảy phấn hồng? Có cách nào điều trị bệnh không?

    vảy phấn hồng

    Vảy phấn hồng là bệnh gì?

    Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh có xu hướng phổ biến vào mùa thu và mùa xuân. Thanh niên, thường là phụ nữ, là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Vảy phấn hồng là một bệnh da lành tính, có thể tự khỏi, không để lại sẹo, ít khi tái phát, không lây lan. Thời gian hình thành và phát triển bệnh kéo dài khoảng 1 - 2 tháng.

    Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng

    Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh vảy phấn hồng. Các giả thuyết nguyên nhân do virus, vi khuẩn và không nhiễm trùng đã được đưa ra.

    Các nghiên cứu cho thấy bệnh vảy phấn hồng có thể được gây ra bởi: (1)

    1. Nhiễm virus

    Herpesvirus 6 và 7 (HHV-6/7) được biết đến là có mối liên hệ mạnh nhất. Các bệnh nhiễm vi-rút khác, chẳng hạn như cúm A H1N1 và COVID-19 cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

    2. Phản ứng do thuốc gây ra

    Nhiều loại thuốc đã được liên kết, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc kháng viêm nonsteroid, hydrochlorothiazide, muối vàng, captopril, D-penicillamine, imatinib, metronidazole, isotretinoin, clozapine và clonidin.

    3. Vaccine

    Vảy phấn hồng có thể được kích hoạt bởi vắc-xin Bacillus Calmette-Guerin (BCG), H1N1, bạch hầu, đậu mùa, viêm gan B, phế cầu khuẩn và COVID-19.

    Triệu chứng bệnh vảy phấn hồng

    Thông thường, người bị vảy nến phấn hồng sẽ xuất hiện một mảng lớn, nổi lên, có vảy trên vùng lưng, ngực hoặc bụng. Trước khi mảng này xuất hiện, người bệnh có khả năng gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, sốt hoặc đau họng. (2)

    Vài ngày hoặc vài tuần sau, khi thương tổn “mẹ” xuất hiện, những mảng có vảy nhỏ hơn có thể hình thành trên lưng, ngực hoặc bụng giống hình cây thông, gọi là thương tổn “con”. Cả 2 loại thương tổn đều có thể gây ngứa, đặc biệt là khi người bệnh tập thể dục hoặc khi vùng da bị bệnh tiếp xúc với nhiệt.

    Màu sắc và kết cấu của thương tổn cũng khác nhau tùy theo tông màu da. Thương tổn sẽ có màu hồng và hơi nổi lên với vảy trắng mịn bao phủ ở giữa đối với người sở hữu làn da sáng. Thương tổn sẽ có màu từ tím sẫm đến nâu đối với người có làn da sẫm màu.

    Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?

    Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy phấn hồng vô hại và không tái phát sau khi khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bạn kéo dài hơn 3 tháng, nên đến bác sĩ kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu cho một tình trạng bệnh lý khác hoặc đang phản ứng với thuốc.

    Giai đoạn phát triển bệnh vảy phấn hồng

    Triệu chứng chính của bệnh vảy phấn hồng là phát ban. Một số người có các triệu chứng giống cúm vài ngày trước khi phát ban xuất hiện như:

    • Mệt mỏi.
    • Đau họng.
    • Phát sốt.
    • Đau đầu.

    Bệnh vảy phấn hồng phát triển theo 2 giai đoạn:

    1. Giai đoạn 1: xuất hiện mảng mẹ

    Giai đoạn đầu tiên là một mảng đơn lẻ được gọi là thương tổn mẹ. Thương tổn mẹ thường có hình bầu dục hoặc tròn, hơi nhô lên và có chiều ngang khoảng 2-5cm, thường xuất hiện ở ngực, đùi, cánh tay trên hoặc cổ, nhưng cũng có khả năng xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể. Trên làn da sáng màu, thương tổn mẹ thường có màu hồng viền đỏ. Trên da tối màu, thương tổn mẹ có thể sẫm màu hơn với đường viền nhạt.

    hình ảnh tổn thương vảy phấn hồng
    Hình ảnh thương tổn “mẹ”

    2. Giai đoạn 2: phát ban lan rộng

    Phát ban lan rộng gồm các mảng nhỏ, có vảy xuất hiện khoảng 5 - 15 ngày sau khi thương tổn mẹ xuất hiện, được gọi là thương tổn con. Thông thường, phát ban sẽ xuất hiện ở ngực và lưng, nhưng cũng có thể xuất hiện ở cánh tay hoặc chân. Ở trẻ em, phát ban có thể nổi trên mặt hoặc da đầu. Các mảng này thường xuất hiện đối xứng ở cả 2 bên của cơ thể, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

    Sau khi hết phát ban, người bệnh có thể có một số vùng da sẫm màu hơn hoặc sáng hơn, đây chính là tình trạng da bị tăng sắc tố sau viêm. Điều này có thể rõ ràng hơn trên làn da tối màu. Đa số các trường hợp, những triệu chứng này sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tháng và sẽ không để lại sẹo vĩnh viễn.

    Trường hợp bạn xuất hiện các triệu chứng tương tự bệnh vảy phấn hồng, ví dụ như xuất hiện các mảng và vảy giống bệnh chàm, hoặc một mảng tròn đơn lẻ có thể là biểu hiện của bệnh nấm ngoài da. Đây là thời điểm thích hợp để tìm kiếm sự hỗ trợ y tế từ các chuyên gia.

    vảy phấn hồng phát ban lan rộng
    Nếu không điều trị kịp thời ngay khi bệnh vảy phấn hồng xuất hiện sẽ khiến bệnh trở nặng

    Biến chứng bệnh vảy phấn hồng

    Ít người bị biến chứng của bệnh vảy phấn hồng. Chúng có thể bao gồm các triệu chứng như:

    • Ngứa dữ dội.
    • Các đốm trên da sẫm màu hoặc sáng hơn bình thường, đây là tình trạng tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm, thường xảy ra ở những người có làn da tối màu, có thể từ vài tuần đến vài tháng.

    Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Ngay khi bạn xuất hiện các vết thương tổn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Một vài bệnh về da khác, ví dụ như bệnh chàm hoặc nấm ngoài da, có thể có các triệu chứng tương tự như bệnh vảy phấn hồng.

    >Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm: Vảy phấn đỏ nang lông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Phương pháp chẩn đoán vảy phấn hồng

    Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vảy phấn hồng sau khi khám lâm sàng. Tuy nhiên, bệnh vảy phấn hồng có thể trông giống với các bệnh lý về da khác như:

    • Bệnh chàm (viêm da dị ứng).
    • Bệnh vẩy nến, bao gồm cả bệnh vẩy nến thể giọt.
    • Nấm ngoài da.
    • Lang ben.
    vảy phấn hồng khi nào cần điều trị
    ThS.BS Vũ Thị Thùy Trang, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang thăm khám cho người bệnh

    Nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để kiểm tra nguyên nhân gây phát ban có phải do bệnh vảy phấn hồng gây ra không.

    • Vi nấm nhuộm soi.
    • Sinh thiết.
    • Xét nghiệm máu.

    Cách điều trị bệnh vảy phấn hồng

    Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy phấn hồng sẽ biến mất trong vòng 6-8 tuần mà không cần điều trị. Tùy vào mức độ phát bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất cho từng cá nhân:

    • Thuốc kháng virus: giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại virus có hại.
    • Quang trị liệu: phương pháp này sử dụng tia cực tím, thường là tia cực tím B (UVB), từ các loại đèn chuyên dụng có thể giúp điều trị một số bệnh về da, bao gồm cả bệnh vảy phấn hồng. Tia UVB có thể gây ra tình trạng tăng sắc tố sau viêm ngay cả khi mảng hồng ban đã biến mất, vì vậy phương pháp này không phù hợp cho người có làn da sẫm màu.
    • Prednisone: thuốc prednisone là một loại corticosteroid đường uống có tác dụng làm giảm tình trạng viêm trên da.

    Biện pháp phòng ngừa và hạn chế tiến triển của bệnh

    Một số thuốc không kê đơn hoặc sản phẩm điều trị tại nhà có thể giúp giảm ngứa, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì da sẽ có nguy cơ phát sinh phản ứng dị ứng.

    • Thuốc kháng histamine: là nhóm thuốc thường được sử dụng điều trị dị ứng.
    • Kem dưỡng da calamine: có thể làm giảm ngứa, giữ ẩm cho da khô, bong tróc.
    • Kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone.

    Ngoài ra, bạn nên nâng cao thể trạng bằng việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể:

    • Rèn luyện thân thể đều đặn, tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày
    • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm trái cây, rau xanh vào khẩu phần ăn uống, đặc biệt những loại giàu vitamin C
    • Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.
    • Kiểm soát lo âu, căng thẳng, không thức khuya, ngủ đủ giấc.
    • Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…

    Một số câu hỏi liên quan

    1. Bệnh vảy phấn hồng có tái phát không? Có điều trị dứt điểm được không?

    Phát ban có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng; không cần theo dõi sau khi ban biến mất trong thời gian này. Sang thương mới có thể xuất hiện trong giai đoạn này nhưng sẽ tự hết, hiếm tái phát.

    2. Vảy phấn hồng có lây không?

    Không. Vảy phấn hồng là bệnh không lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

    3. Bệnh vảy phấn hồng điều trị ở đâu tốt?

    Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da BVĐK Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa chỉ hàng đầu về điều trị các bệnh về da hiện nay. Đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu được đào tạo bài bản, liên tục cập nhật các kiến thức và kỹ thuật tiên tiến nhất trong ngành. Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn y khoa, đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn.

    Bệnh vảy phấn hồng là một bệnh lành tính, tuy nhiên cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của người bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của bệnh, bạn nên đến thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

    0 Thích
    Chia sẻ
    • Chia sẻ Facebook
    • Chia sẻ Twitter
    • Chia sẻ Zalo
    • Chia sẻ Pinterest
    In
    • Điều khoản sử dụng
    • Chính sách bảo mật
    • Cookies
    • RSS
    • Điều khoản sử dụng
    • Chính sách bảo mật
    • Cookies
    • RSS

    Trang thông tin tổng hợp tcqtsaigon

    Website tcqtsaigon là blog chia sẻ vui về đời sống ở nhiều chủ đề khác nhau giúp cho mọi người dễ dàng cập nhật kiến thức. Đặc biệt có tiêu điểm quan trọng cho các bạn trẻ hiện nay.

    © 2025 - tcquoctesaigon

    Kết nối với tcquoctesaigon

    vntre
    vntre
    vntre
    vntre
    vntre
    thời tiết đà nẵng Hitclub SHBET mb66 trang chủ MB66/ MB66 99ok NOHU MB66 mm88
    Trang thông tin tổng hợp
    • Trang chủ
    • Ẩm Thực
    • Công Nghệ
    • Kinh Nghiệm Sống
    • Du Lịch
    • Hình Ảnh Đẹp
    • Làm Đẹp
    • Phòng Thủy
    • Xe Đẹp
    • Du Học
    Đăng ký / Đăng nhập
    Quên mật khẩu?
    Chưa có tài khoản? Đăng ký