Tamoxifen và các loại thuốc điều trị bằng hormone có thể gây đau xương và khớp do tác dụng phụ. Cơn đau có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của một số người dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể nội tiết. Vậy kiểm soát đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết điều trị ung thư vú như thế nào?
Trong bài viết này, Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, Trưởng đơn vị Ngoại Vú Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 sẽ xem xét tình trạng đau xương như một tác dụng phụ của liệu pháp hormone điều trị ung thư vú và hướng dẫn người bệnh một số cách kiểm soát cơn đau lâu dài.
Đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết là bị gì?
Đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết (liệu pháp hormone) là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng liệu pháp nội tiết trong điều trị các bệnh liên quan đến hormone, chẳng hạn như ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt, khiến nhiều người bệnh phàn nàn vì gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Thực tế, tầm quan trọng của việc sử dụng và tiếp tục liệu pháp hormone mặc dù đau xương không được đánh giá quá cao ở người bệnh ung thư vú giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những loại thuốc nội tiết này chắc chắn làm giảm nguy cơ tái phát (khoảng ½) ngay từ sớm và cũng làm giảm nguy cơ tái phát muộn (điều nhiều người ít biết đến).
Không giống như quan điểm phổ biến coi việc sống sau 5 năm là “chữa khỏi”, giờ người bệnh cần biết nguy cơ tái phát ở phụ nữ mắc bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen không giảm sau 5 năm. Thực tế, nguy cơ tái phát bệnh ung thư của một người là không đổi từ năm thứ 5 đến năm thứ 20 sau khi được chẩn đoán. Nhìn chung, khối u dương tính với thụ thể estrogen có nhiều khả năng tái phát sau 5 năm hơn so với 5 năm đầu. [1]
Hóa trị tuy làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát sớm nhưng không ảnh hưởng đến nguy cơ tái phát muộn. Ngược lại, liệu pháp hormone có thể làm giảm nguy cơ tái phát muộn và nguy cơ giảm tái phát vẫn kéo dài ngay cả sau khi ngừng thuốc.
Nguyên nhân đau xương khi dùng liệu pháp hormone điều trị ung thư vú
Tamoxifen và Arimidex là 2 loại thuốc thường được sử dụng trong liệu pháp hormone để điều trị ung thư vú. Nhiều người bệnh nguy cơ cao được tiếp tục dùng các loại thuốc này lâu dài để ngừa ung thư tái phát. Tuy nhiên, người bệnh thường đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết (tác dụng phụ phổ biến nhất).
♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦
Mặt khác, người bệnh phải dùng các loại thuốc này trong thời gian dài theo quy định nên cần tìm ra những cách tốt để kiểm soát triệu chứng này. Với một số người, chỉ cần dùng thuốc NSAID là đủ. Nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng châm cứu và tập thể dục cũng có thể giúp kiểm soát cơn đau. Ngoài ra, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ ung thư về phương pháp điều trị khả thi khác như thuốc ức chế aromatase.
Liệu pháp hormone có tác dụng và làm giảm tỷ lệ tái phát. Arimidex ngày càng được kê toa thường xuyên hơn tamoxifen vì đã được chứng minh có hiệu quả hơn tamoxifen trong việc ngừa bệnh tái phát.
Nếu người bệnh đang dùng thuốc ức chế aromatase và đau xương khớp, hãy báo với bác sĩ để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.. Người bệnh còn có thể được bác sĩ khuyên tham gia lớp tập thể dục có tổ chức trong cộng đồng hoặc tham gia nhóm đi bộ. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về loại thuốc giảm đau có thể dùng một cách an toàn, vì một số loại thuốc không kê đơn có tác dụng phụ.
Dấu hiệu đau xương khi dùng liệu pháp hormone cần hỗ trợ y tế
Hầu hết phụ nữ đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết khi cần hỗ trợ y tế, đều có dấu hiệu cứng khớp và đau khớp sau khi thức dậy ở tay, hông, lưng, đầu gối, bàn chân và vai. Cơn đau khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày và cả trong công việc.
Đau khớp cũng thường xảy ra ở đầu gối, lưng, mắt cá chân, bàn chân và vùng xương hông. Hội chứng ống cổ tay cũng là chẩn đoán thường gặp.
Arimidex (anastrozole) và tamoxifen là 2 loại thuốc thường dùng trong liệu pháp hormone cho người bệnh ung thư vú dương tính với thụ thể hormone. Quyết định sử dụng loại thuốc arimidex hoặc tamoxifen sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng mãn kinh của người bệnh và các bệnh đi kèm khác.
Nhiều phụ nữ khi dùng liệu pháp hormone cần hỗ trợ y tế vì họ hay phàn nàn nhiều về tác dụng phụ đau xương và khớp xảy ra hàng ngày. Mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của cơn đau đến cuộc sống hàng ngày khiến một số phụ nữ dùng arimidex phải ngừng thuốc.
Ngoài ra, thuốc ức chế tamoxifen và aromatase cũng đều có tác dụng phụ tương tự, bao gồm:
- Nóng bừng và đổ mồ hôi đêm.
- Mất ham muốn tình dục.
- Dịch tiết âm đạo.
- Khô hoặc ngứa âm đạo.
- Tăng cân.
- Khó ngủ.
- Thay đổi tâm trạng.
Tamoxifen có thể làm tăng nguy cơ đông máu và ung thư nội mạc tử cung (hiếm gặp). Thuốc ức chế aromatase có thể dẫn đến mất xương nên người bệnh cần thực hiện xét nghiệm mật độ xương khi bắt đầu điều trị. Mặt khác, tamoxifen có tác dụng kháng estrogen trên tế bào vú nhưng giống estrogen trên xương nên không dẫn đến mất xương như thuốc ức chế aromatase.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp các tác dụng phụ rất hiếm gặp khác. Vì vậy, người bệnh hãy theo đúng liệu trình điều trị và báo ngay với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường hoặc khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động hàng ngày để được khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Kiểm soát đau xương khi dùng liệu pháp hormone thế nào?
Người bệnh kiểm soát đau xương khi dùng liệu pháp hormone bằng cách:
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid: nhiều người giảm đau nhờ dùng thuốc chống viêm không steroid.
- Thực phẩm bổ sung: một số người dùng thực phẩm bổ sung như: vitamin, glucosamine và chondroitin, vitamin D và dầu cá omega. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cho thấy điều này hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng đau.
- Tập thể dục giảm cân: giảm cân đã được chứng minh là giúp giảm đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết điều trị. Phụ nữ dùng arimidex hoặc chất ức chế aromatase được khuyến khích thường xuyên tham gia các bài tập giảm cân. Chất ức chế aromatase gây đau cơ và khớp, nên người bệnh hãy báo với bác sĩ nếu gặp phải tác dụng phụ này. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đau của người bệnh và đề xuất các bài tập, hoạt động cũng như khả năng sử dụng thuốc để giảm mức độ đau. Tiêu chuẩn cho người bệnh sử dụng arimidex là quét xạ hình xương (DEXA) 2 năm/lần. Kết quả của một nghiên cứu nhỏ chỉ ra, người sống sau ung thư vú có dùng thuốc ức chế aromatase thường xuyên tham gia một khóa tập thể dục trong 1 năm đã giảm được khoảng 30% cơn đau nặng nhất và cũng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Việc giảm đau này giúp tăng khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày trong cuộc sống. Mặt khác, phụ nữ trong nghiên cứu không theo một chương trình tập thể dục trong 1 năm sẽ đau và mức độ nghiêm trọng của cơn đau tăng 3%. [2]
- Châm cứu: nghiên cứu khác đã phát hiện ra châm cứu cũng giúp người bệnh kiểm soát cơn đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết.
Kết quả của một nghiên cứu nhỏ chỉ ra, người sống sau ung thư vú có dùng thuốc ức chế aromatase thường xuyên tham gia một khóa tập thể dục trong 1 năm đã giảm được khoảng 30% cơn đau nặng nhất và cũng giảm bớt mức độ nghiêm trọng của cơn đau.
Câu hỏi thường gặp về tình trạng đau xương khi dùng liệu pháp hormone
1. Đau xương khi dùng liệu pháp hormone kéo dài bao lâu?
Tình trạng đau xương khi dùng liệu pháp hormone xuất hiện tạm thời hoặc kéo dài suốt quá trình điều trị tùy theo tình trạng sức khỏe, thời gian điều trị của mỗi người bệnh.
2. Có thể ngừng liệu pháp nội tiết khi cơn đau xương không hết?
Không, người bệnh không được tự ý ngưng liệu pháp nội tiết khi cơn đau xương không hết, việc này cần sự cân nhắc ở cả bác sĩ và người bệnh. Thông thường, liệu pháp hormone được kê đơn trong 5 năm và có thể lâu hơn.
Vì vậy, điều quan trọng bác sĩ và người bệnh phải tìm cách giảm ảnh hưởng của chứng đau xương và khớp với khả năng vận động, các hoạt động liên quan đến công việc và cả trong cuộc sống hàng ngày. Một số trường hợp, phụ nữ và nam giới sử dụng hormone nhưng liệu pháp điều trị không giúp giảm bớt cơn đau xương và khớp nên nhiều người cân nhắc việc ngưng điều trị và một số thì bỏ cuộc điều trị.
3. Có thể dùng thuốc khác hỗ trợ cơn đau khi điều trị không?
Có, người bệnh có thể dùng thuốc khác hỗ trợ cơn đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết khi điều trị, nhưng cần trao đổi với bác sĩ. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các phương pháp điều trị khác có thể giúp cải thiện tác dụng phụ này. Việc kiểm soát cơn đau xương và các tác dụng phụ khác của liệu pháp hormone là rất quan trọng để giúp bạn duy trì liệu pháp này trong 5 năm hoặc kéo dài hơn 5 năm tùy theo phác đồ điều trị.
Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục trau dồi các phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, các bất thường bẩm sinh hay mắc phải để bác sĩ giúp bạn lập kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cũng liên tục nhập các máy móc, trang thiết bị tân tiến nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng với những người bệnh cùng hoàn cảnh.
Đau xương khi dùng liệu pháp nội tiết điều trị ung thư vú là tác dụng phụ khá phổ biến và khiến nhiều người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động cuộc sống. Tuy nhiên, liệu pháp nội tiết lại giúp người bệnh ngừa ung thư tái phát. Vì vậy, bài viết này giúp người bệnh hiểu hơn và nắm được một số cách kiểm soát đau xương an toàn nhằm vượt qua cơn đau, duy trì đúng và đủ liệu trình điều trị của liệu pháp nội tiết.