Cá cảnh là loài thú cưng siêu dễ thương được nhiều người yêu thích và chọn lựa. Người xưa có câu “Nuôi cá dưỡng tâm, nuôi cây dưỡng thần” vì thế, nuôi cá cảnh giúp chủ nhân của chúng có một trí óc thanh tĩnh. Những chú cá xinh đẹp, bơi lội tung tăng giúp bạn thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về những chú cá cảnh xinh xắn, may mắn và đẹp đẽ này ngay sau đây cùng Chợ Tốt.
Thú nuôi cá cảnh dưỡng tâm
1. Lịch sử nuôi cá cảnh
Thú nuôi, chơi cá cảnh để thưởng ngoạn đã có từ lâu trên thế giới. Các vua chúa Trung Hoa từng nuôi cá chép, cá vàng làm cảnh trong cung đình từ hàng nghìn năm trước. Khoảng 200 năm trở lại đây, thú nuôi chơi cá cảnh đẹp trở nên phổ biến, đại chúng hơn cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng nhu cầu mặt tinh thần trong xã hội.
Sự xuất hiện của chiếc bể kính trong lịch sử nuôi, chơi cá cảnh là cuộc cách mạng tạo ra bước ngoặt lớn để đưa cá cảnh phổ biến, đại chúng hơn. Chúng bắt đầu được nuôi thả trong bể kính ở Anh từ những năm 1750, đến năm 1850 các bể kính trưng bày cá đã thường xuyên xuất hiện ở châu Âu và trưng bày cá cảnh biển là chủ yếu.
Ở nước ta, thú nuôi chơi cá làm cảnh có khoảng 100 năm trở lại đây. Chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín ở Sài Gòn từ xưa đến nay vẫn là chợ đầu mối về cá làm cảnh lớn nhất ở Việt Nam. Ngày nay, cửa hàng bán những loại cá đó rải đều trên khắp mọi nơi từ thành phố đến nông thôn.
2. Các loại cá cảnh đẹp được nhiều người chơi săn lùng
Cá kiểng nước ngọt đẹp
Ngày nay, cá được nuôi để làm cảnh vô cùng đa dạng. Người chơi thường yêu thích những loài sau:
2.1. Cá chép ba đuôi nước ngọt
Là loài cá được nuôi nhiều nhất từ xưa đến nay bởi chúng dễ thích nghi với điều kiện sống trong bể nuôi mọi kích cỡ hay trong hòn non bộ, bể cạn, bể kính,… Thức ăn của chúng đa dạng từ giun chỉ đỏ, thực phẩm khô hay thực phẩm nhân tạo. Loài cá này sinh sản quanh năm, cá con ăn khỏe, lớn nhanh nếu điều kiện môi trường sống thích hợp.
2.2. Cá Koi ( cá chép Nhật)
Cá Koi - cá chép Nhật
Cá Koi là loài cá cảnh dễ nuôi, đẹp và mang ý nghĩa may mắn, triển vọng tương lai cùng các cơ hội về tài chính. Cá Koi nuôi thành đàn, đàn cá càng đông thì may mắn tiền tài càng nhiều với khả năng sinh sôi mạnh. Cá Koi có giá trị trang trí cao, nhiều màu sắc như đỏ và trắng, cá Koi 3 màu,...
2.3. Cá tai tượng (cá phát tài)
Cá phát tài (tai tượng) là loại cá kiểng đẹp, kích thước lớn, nuôi chung với cá rồng. Con cá trống có đầu gù to lớn rất đẹp, dễ thích nghi với môi trường, sống được ở nước ngọt, nước lợ hay nước kém oxy, nước tù.. Cá tai tượng có khả năng chịu nóng tốt, nó ăn tạp.
2.4. Cá nàng hai (cá thác lác)
Cá nàng hai là cá cảnh mini được nuôi để tô điểm cho bể cá nhờ vẻ đẹp độc đáo của nó. Với đặc điểm thân dài, dẹp ở hai bên và có chiếc lưng gù có vây nhỏ lệch về sau. Cá có màu xanh rêu, phần bụng, phần hông trắng và hàng chấm đen chạy dọc theo gốc vây hậu môn. Nó giữ thân thẳng, chỉ uốn lượn vây hậu môn khi bơi nhằm tạo lực đẩy.
2.5. Cá hải tượng
Cá hải tượng “khủng”
Cá hải tượng là loài cá đẹp có kích thước “khủng” nhất (dài tới 3m, nặng 2 tạ khi trưởng thành). Chúng được liệt vào động vật nuôi quý hiếm nên các “đại gia” hay săn lùng. Bộ não cá hải tượng khá phát triển nên nó có thể nhận diện được gia chủ. Khi gia chủ đến gần chúng có những hành động như mừng rỡ, quấn quýt.
2.6. Cá hề (cá Nemo)
Là loại cá có màu cam sáng, nổi bật nhất trong rặng san hô. Chúng dài khoảng 11cm, tất cả cá hề khi mới sinh đều là giống đực. Chúng chuyển đổi thành con cái đầu đàn khi con cái đầu đàn chết đi để đảm nhiệm duy trì nòi giống cho cả đàn nhưng nó không đổi ngược giới tính lại được nữa.
2.7. Cá thiên thần
Đây là loại cá có vảy vàng viền xanh dương hoặc xanh đậm, xanh neon. Loài này khá nhút nhát, hiền lành, chúng thích sống với động vật không xương, vỏ sò.
2.8. Cá thủy tinh
Là loài cá cảnh thủy sinh có cơ thể trong suốt như thủy tinh. Khi nhìn ngắm chúng giống như bạn đang nhìn bộ xương cùng bộ nội tạng bơi tung tăng trong bể nước. Nó có thể sống hòa bình cùng các loại cá cộng đồng khác.
2.9. Cá trạng nguyên
Cá trạng nguyên đẹp
Cá trạng nguyên được mệnh danh là loại cá cảnh 7 màu đẹp nhất. Chúng có vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn nhưng lại thích đánh nhau nên cần nuôi riêng.
2.10. Cá phượng hoàng
Cá phượng hoàng được nuôi làm cảnh rất đẹp trong các bể thủy sinh. Nó sống ở mọi tầng nước cùng với các loài cá hoạt động mạnh như cá vàng, cá chép.
3. Chăm sóc cá cảnh
Chăm sóc cá phượng hoàng như thế nào là tốt nhất?
Để cá có thể sống lâu, khỏe mạnh thì người chơi cần biết cách chăm sóc cá từ những người nuôi cá lâu năm. Từ những thông tin cơ bản như cá cảnh ăn gì? sống trong môi trường nào?,... Cụ thể như sau:
3.1. Đảm bảo hồ nước luôn sạch sẽ
Nuôi cá không nên dùng nước máy mà phải khử clo trước khi cho vào bể cá, đảm bảo độ PH của nước khoảng từ 6.5 - 8.5 là thích hợp nhất. Nước bể cá cần được thay định kỳ, nước khi thay nên có 1/3 nước cũ và 2/3 nước mới sẽ giúp cá dễ thích nghi hơn. Hồ nuôi lớn cần có hệ thống lọc chỉnh thể với bộ lọc tầng đáy, lọc tầng mặt nước và giặt bông lọc định kỳ.
3.2. Cho cá ăn vừa đủ
Cho cá kiểng ăn mỗi ngày chỉ 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Lượng thức ăn cá ăn hết trong 5 phút được coi là đủ.
3.3. Đảm bảo nhiệt độ cho bể cá
Nhiệt độ tốt nhất cho bể cá là từ 26 - 30 độ C, nên tìm cách điều chỉnh nhiệt độ cho bể cá vào những ngày mùa đông giá rét hay mùa hè nóng nực. Cá cũng cần có ánh sáng phù hợp để phát triển.
3.4. Chọn các loại cá khi nuôi chung
Khi nuôi nhiều loài cá trong cùng một bể cần chọn những loại có thể sống chung với nhau, tránh để cá lớn nuốt cá bé. Các loài có tập tính sống bầy đàn sẽ dễ để nuôi chung với nhau.
3.5. Khi thả cá mới vào bể
Khi mới mua cá về, cần để nguyên bịch túi cá vào bể khoảng 15 phút rồi mở túi cho thêm nước bể vào, buộc túi và ngâm tiếp 15 phút mới thả cá bơi ra bể. Làm như thế cá sẽ không bị sốc nhiệt khi bị thay đổi môi trường sống.
4. Những bệnh thường gặp khi nuôi cá cảnh và cách phòng tránh
4.1. Những bệnh thường gặp
Cá thủy tinh có thể mắc bệnh gì?
Vì nhiều lý do có thể dẫn đến cá bị bệnh. Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá trong bể cảnh như sau:
-
Bệnh đốm trắng: Do ký sinh vật ichthyophthirius multifiliis gây nên làm cơ thể cá phủ đầy nốt nhỏ màu trắng và lan cả vây.
-
Bệnh nấm mốc nước: Do các loài nấm thủy mi, mốc nước Saprolegnia gây ra làm cho cá bị phát ban dạng túm trên cơ thể.
-
Nấm thân, nấm miệng: Do vi khuẩn Chondrococcus gây ra tạo ra những vết sùi trên miệng, thân cá.
-
Bệnh rung: Do cá bị nhiễm lạnh làm cá chỉ chuyển động uốn lượn tại chỗ mà không bơi đến vị trí khác được.
-
Bệnh phù: Do bị tích tụ chất lỏng trong khoang bụng cá làm cơ thể phù lên ở một điểm, các vảy bị xù lên.
-
Bệnh thối vây, đuôi: Do sự nhiễm khuẩn làm thoái hóa các mô nằm giữa các tia của vây.
-
Bệnh giun: Do bị giun Dactylogyrus, Gyrodactylus ký sinh làm cá thở gấp, mang bị sưng làm biến màu cá, cá bị yếu đi.
4.2. Các biện pháp phòng bệnh cho cá
Khi cá đã bị bệnh, bạn phải nuôi tách riêng và điều trị cho cá. Để cá không bị nhiễm bệnh, bạn cần thực hiện các việc sau:
-
Bể cá phải luôn được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
-
Nước trong bể, hồ cá đã qua xử lý đảm bảo độ PH, nhiệt độ phù hợp.
-
Thức ăn cho cá cần khử trùng, làm sạch, đủ chất. Không cho cá ăn thức ăn hỏng, để lâu ngày. Cho cá ăn thức ăn đúng liều lượng, đúng giờ.
-
Thả cá nhẹ nhàng vào bể, không làm xây xát hoặc chảy máu cá.
5. Khi mua cá cảnh cần lưu ý những gì?
Cá chép ba đuôi có dễ nuôi?
Khi chọn mua cá cảnh giá rẻ Toàn quốc không chỉ cần chú ý đến bề ngoài của nó xem có đẹp hay không? Mà còn cần lưu ý một số vấn đề khác như sau:
5.1. Nắm rõ tập tính của loài cá mình nuôi
Để đảm bảo cá trong bể của bạn phát triển mạnh, đẹp và sống lâu, bạn cần cho chúng điều kiện sống tốt nhất. Vì vậy, căn cứ vào môi trường bể cá của bạn cũng như điều kiện và khả năng chăm sóc của bản thân để chọn loại cá phù hợp nhất.
5.2. Không chọn loại cá đối kháng nhau
Điều này giúp các loại cá trong bể của bạn không đấu đá, tàn sát lẫn nhau. Ngoài ra, nếu bạn thả cây thủy sinh thì không nên thả cá ăn thực vật, làm hỏng cảnh quan bể cá của bạn.
5.3. Số lượng cá nuôi bể phù hợp
Có những loại cá cần sống theo đôi, theo bầy đàn nên bạn phải nắm rõ để chọn số lượng cá nuôi phù hợp. Và bạn cũng cần lưu ý đến kích thước bể trước khi quyết định nuôi bao nhiêu cá. Không nuôi quá nhiều cá vì môi trường không đáp ứng được và nó cũng làm cảnh quan bể trở nên rối mắt.
6. Mua bán cá cảnh giá rẻ, khỏe mạnh trên Chợ Tốt
Mua cá thiên thần trên Chợ Tốt
Nhờ công nghệ phát triển hiện đại, bạn có thể mua cá cảnh đẹp nhất, chất lượng tốt nhất trên các trang mua bán trực tuyến như Chợ Tốt một cách tiện lợi, nhanh chóng. Bạn dễ dàng mua cá cảnh về nuôi với mức giá hợp lý và không hề tốn thời gian xem trực tiếp. Hơn nữa, bạn có thể mua được cá với giá rẻ khi có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ trang Chợ Tốt đang được đông đảo người tin dùng.
Tại Chợ Tốt Thú Cưng bạn dễ dàng chọn mua được loại cá cảnh nhỏ - to, cá cảnh màu đỏ, cá cảnh màu xanh,... phù hợp theo nhu cầu với thông tin lọc trước như: loại cá, kích thước, màu sắc, giá cả,... Mọi người mua cá cảnh đều được người bán cung cấp rõ địa chỉ, số điện thoại khi cần trao đổi trực tiếp nếu muốn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn bán cá cảnh của mình thì bạn hãy đăng tin lên Chợ Tốt. Chợ Tốt sẽ hỗ trợ bạn kết nối nhanh chóng đến với những người có nhu cầu mua cá cảnh phù hợp. Nhớ đăng ký tài khoản và điền đầy đủ những thông tin cần thiết, để tin nhanh được duyệt và người mua dễ liên lạc hơn bạn nhé.
Chợ Tốt không chỉ giúp bạn giao dịch mua bán cá cảnh mà còn rất nhiều loại thú cưng khác. Hy vọng Chợ Tốt Thú Cưng đã giúp bạn hiểu rõ về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, mua bán cá cảnh và hy vọng bạn có thể nhanh chóng tìm được chú cá cảnh phù hợp để nuôi dưỡng tâm hồn.