“Phổi yếu nên ăn gì? ” là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn cần thêm vào danh sách thức ăn, nước uống hàng ngày để bảo vệ lá phổi của bạn.
Phổi yếu nên ăn gì?
Dưới đây là 9 loại thực phẩm tốt cho phổi mà bạn có thể tham khảo:
Trái cây
Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe của phổi và hệ hô hấp:
- Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất, dâu tằm, nho,... luôn được xem là siêu thực phẩm bởi không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều thành phần giúp chống oxy hóa, cải thiện lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giúp da khỏe hơn đồng thời hỗ trợ duy trì cân nặng ổn định. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa có trong quả mọng cũng giúp giảm các nguy cơ gây ung thư.
- Táo và cà chua: Táo có hàm lượng chất dinh dưỡng thực vật được gọi là quercetin cao, loại chất đã được chứng minh lâm sàng là có lợi cho phổi. Táo và cà chua hoạt động như một chất chống viêm nhiễm, chống dị ứng, chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn, các tác động xấu cũng như các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Phần vỏ táo có chứa axit ursolic giúp cải thiện tuần hoàn máu.
- Chuối: Các loại trái cây chứa nhiều magie và kali như chuối, bơ,... là một lựa chọn tuyệt vời để cải thiện các chức năng phổi. Cần biết rằng kali là một chất rất cần thiết để hỗ trợ cho sức khỏe của lá phổi.
- Trái cây có múi: Quýt, cam, bưởi,... là một số loại trái cây rất giàu canxi, một chất điện giải quan trọng đối với sức khỏe của phổi. Trong khi đó, vitamin C có trong những loại trái có múi có tác dụng bảo vệ phổi giúp chống lại các cơn co thắt phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.
- Ớt đỏ: Ớt đỏ là một loại trái cây cần thiết cho cơ thể, dù là ớt chuông đỏ hay ớt đỏ thường. Hàm lượng Vitamin C siêu nhiều có trong ớt đỏ giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe của phổi.
Axit béo omega-3
Trái oliu, dầu oliu, cá hồi, cá mòi, hàu là những thực phẩm có đầy đủ các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần sử dụng để tạo ra protein nhằm hấp thụ chất dinh dưỡng và sửa chữa các mô cơ thể cùng nhiều chức năng khác.
Trong cá hồi và hàu cũng có hai chất dinh dưỡng quan trọng khác cho sức khỏe phổi là axit béo omega-3 (giúp giảm viêm) và vitamin D (cải thiện sức mạnh cơ hô hấp). Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất béo, protein và ít carbs nhằm hỗ trợ hô hấp cho người mắc COPD.
Rau họ cải, rau xanh
Chất diệp lục có trong các loại rau xanh, rau họ cải như bông cải xanh, rau bina hoặc cải xoăn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại oxy hóa, thúc đẩy lưu thông máu trong phổi thông qua các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin.
Đặc biệt, súp lơ xanh có chứa L-sulforaphane, có thể kích hoạt các gen chống viêm và ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm giúp ngăn ngừa ung thư phổi ở người hút thuốc.
Các loại hạt
Chắc chắn các loại hạt dinh dưỡng cũng nằm trong danh sách những thực phẩm tốt nhất cho phổi. Những hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, điều, hạch,... có chứa hàm lượng cao magie và khoáng chất vi lượng, giúp tăng cường cơ phổi để dễ thở hơn.
Đặc biệt, hạt óc chó còn chứa axit béo omega-3, giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng phổi. Quả hạch Brazil là nguồn thực phẩm giàu Selenium bảo vệ chống viêm và ung thư phổi, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và các chức năng hô hấp.
Tỏi, gừng, nghệ
Tỏi, gừng và nghệ đều là những loại gia vị tự nhiên có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Ngoài chống viêm, gừng còn là vị thuốc thông mũi tự nhiên. Đặc tính kháng vi-rút và kháng khuẩn trong gừng có thể làm thông thoáng đường thở bị tắc, giúp làm khô chất nhầy, do đó làm giảm tắc nghẽn ngực, cải thiện lưu thông không khí trong phổi.
Các loại đậu
Đậu, bao gồm tất cả các loại đậu trắng, đen, đỏ, đậu lăng và garbanzo đều có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe phổi và bảo vệ chống lại ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Nấm
Nấm rất giàu vitamin D và beta-glucans tốt cho phổi, giúp giảm viêm đường thở và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Trứng
Trứng có hàm lượng protein, axit béo omega-3 và vitamin A cao, ngoài ra còn có vitamin D, các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin tạo thành đặc tính chống viêm, cải thiện sức mạnh của cơ hô hấp, giúp sửa chữa các tế bào phổi bị tổn thương và giúp phát triển các tế bào bình thường.
Thức uống bổ phổi
Trà xanh, nước ép trái cây, nước chanh và đặc biệt là nước lọc đều là những thức uống siêu tốt cho lá phổi.
- Trà xanh có chứa quercetin, flavonoid và một loại catechin gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG) mang lại đặc tính chống oxy hóa cực kỳ hữu hiệu. Trà xanh còn có thể giảm kích ứng và chống viêm, làm giảm nguy cơ xơ hóa phổi. Ngoài ra, trà xanh còn hoạt động như một chất kháng histamin tạo thành đặc tính chống ung thư.
- Phổi bao gồm 80% nước. Vì vậy, ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến các chức năng của phổi. Một ly nước ấm mỗi ngày là đủ để giải độc cho cơ thể. Nước có chức năng loại bỏ chất nhầy và giữ cho đường thở sạch sẽ, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm. Nếu kết hợp nước ấm với chanh hoặc mật ong thì sẽ tạo thành dược liệu cải thiện sức khỏe phổi, ngăn ngừa rối loạn viêm trong phổi.
Người phổi yếu không nên ăn thực phẩm nào?
Song song với việc phổi yếu nên ăn gì thì cũng cần phải xem xét đến những loại thực phẩm không dành cho người phổi yếu như:
- Bia, rượu: Hai thức uống này là một trong những nguyên nhân làm mất chất chống oxy hóa từ đó dẫn đến phổi bị tổn thương.
- Thực phẩm làm từ sữa: Sữa và phô mai là hai loại thực phẩm có nguy cơ gia tăng triệu chứng và khiến các bệnh về phổi sẵn có chuyển biến xấu.
- Thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
- Các món quá mặn và chứa nhiều axit: Làm nghiêm trọng các triệu chứng bệnh và gây nhiều áp lực cho đường hô hấp.
- Thực phẩm đã qua chế biến sẵn: Thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích,...
- Thuốc lá: Dù không phải một loại thực phẩm, nhưng hút thuốc lá tăng cao khả năng mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp.
Cách tăng cường sức khỏe cho lá phổi
Để tăng cường sức khỏe cho phổi, người bệnh cần thay đổi các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh bằng những biện pháp như:
- Tập thể dục thường xuyên (vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động quá mạnh).
- Đi dạo hít thở không khí trong lành.
- Thay đổi môi trường sinh hoạt và làm việc (nơi thoáng khí, ít bụi).
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
- Ngưng hút thuốc, ít uống rượu bia,...
Trên đây là những siêu thực phẩm cực kỳ tốt mà chúng tôi gợi ý cho câu hỏi “phổi yếu nên ăn gì?”. Ngoài chế độ ăn uống và hấp thu dinh dưỡng, hãy chú ý đến các yếu tố khác như thói quen sinh hoạt, theo dõi sức khỏe thường xuyên, hạn chế các loại đồ ăn mặn, dầu mỡ, bia rượu, nước ngọt và đặc biệt, hãy ngừng hút thuốc để tránh những đe dọa trực tiếp đến lá phổi của bạn.
Xem thêm:
Viêm phổi - Làm thế nào để trị dứt điểm viêm phổi?
Những điều cần biết về viêm phổi thuỳ ở người lớn và trẻ em