Điểm chuẩn đại học Bách khoa khoa công nghệ thông tin luôn đạt điểm top của trường trong những năm gần đây do sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0. Cùng FUNiX tìm hiểu xem điểm chuẩn và chỉ tiêu của trường biến động như thế nào nhé.
- Xu hướng chọn học gia sư trực tuyến của phụ huynh Việt
- Review 5 khóa học lập trình cho người mới bắt đầu tốt nhất
- Có nên chọn khóa học lập trình online miễn phí không? Gợi ý các trang web học lập trình miễn phí
- Review tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX năm 2024 cho các bạn chưa biết
- Review cách học của công ty cổ phần đào tạo trực tuyến unica
Điểm chuẩn đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin luôn đạt điểm top của trường trong những năm gần đây do sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0. Cùng FUNiX tìm hiểu xem điểm chuẩn và chỉ tiêu của trường biến động như thế nào nhé.
1. Tại sao nên học đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin?
Theo xu thế của xã hội, nhiều bạn chọn học công nghệ thông tin là lẽ thường tình. Vậy tại sao bạn nên lựa chọn học đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin?
1.1 Bề dày kinh nghiệm
Đại học Bách khoa là trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam. Theo công bố mới nhất của thời báo THE (Times Higher Education), Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa được xếp ở vị trí 301-400 về lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology). Với xếp hạng này, Đại học Bách Khoa Hà Nội đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, và đứng số 1 Việt Nam.
Đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin tại Hà Nội ở vị trí 601+ về lĩnh vực Khoa học máy tính (Computer Science) trong Bảng xếp hạng các trường ĐH thế giới 2020 theo lĩnh vực (THE WUR by Subject 2020). Thêm vào đó, trong một bảng xếp hạng uy tín khác do Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh) đưa ra theo lĩnh vực (QS ranking by subject 2020), lĩnh vực Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội xếp hạng Top 451-500 toàn Thế giới.
Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong lĩnh vực đào tạo, Đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin nằm trong top đầu cả nước, được xem như “cái nôi” đào tạo lập trình viên.
1.2 Chất lượng giảng dạy
Đại học Bách khoa có đội ngũ giảng viên cực kỳ chất lượng, được tuyển rất khắt khe và nghiêm túc. Tính đến tháng 01/2020, đội ngũ cán bộ của Trường có 1.748 cán bộ, giảng viên, trong đó 70% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên. Trong đó có:
- Giáo sư: 24
- Phó Giáo sư: 235
- Tiến sĩ: 765
Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Là lực lượng nòng cốt của nhà trường, là người đồng hành cùng các bạn sinh viên trong suốt những năm tháng học tập tại trường.
Chương trình đào tạo của Đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin thể hiện rõ trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; nội dung (chương trình giảng dạy); kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình. Với mỗi chương trình đào tạo, mỗi trường sẽ có cách gán mã tuyển sinh khác nhau.
1.3 Cơ sở vật chất
Trường có hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo phục vụ cho công tác học tập của toàn bộ sinh viên trong nhà trường nói chung và sinh viên chuyên ngành kỹ thuật ô tô nói riêng. Có gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành.
Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với diện tích 37.000 m2, có thể phục vụ đồng thời 2.000 sinh viên với 600.000 cuốn sách, 130.000 đầu sách điện tử. Là kho tàng dữ liệu quan trọng của nhà trường. Các bạn sinh viên có thể đến để tìm kiếm các đầu sách hay phục vụ cho việc học và nâng cao kiến thức chuyên ngành.
<<< Xem thêm: Kỹ năng chọn ngành nghề vào đại học, chọn ngành khi chuyển việc
2. Giới thiệu về khoa công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa
Ngành công nghệ thông tin thuộc khoa công nghệ thông tin Đại học Bách khoa được ra đời vào năm 1992. Tính đến nay đã có thâm niên hơn 30 năm trong lĩnh vực đào tạo ngành này.
Khoa công nghệ thông tin đại học Bách khoa Hà Nội thuộc hệ thống đại học quốc gia Hà Nội. Ở Đà Nẵng thì thuộc Đại học Đà Nẵng. Ở TP Hồ Chí Minh thì thuộc hệ thống đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Các giảng viên hầu hết là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có trình độ cao và kinh nghiệm dày dặn.
Từ năm 2019, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã quyết định dừng tuyển sinh Chương trình IT3 - Công nghệ Thông tin. Điều này không có nghĩa Đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin bị loại bỏ mà là sự phân chia cụ thể lại theo 3 chương trình bao gồm: CNTT-Khoa học Máy tính (IT1), CNTT-Kỹ thuật Máy tính (IT2) và CNTT-Khoa học Dữ liệu (IT-E10). Việc phân thành 3 ngành này sẽ đảm bảo:
- Theo thông lệ quốc tế, dễ quy đổi bằng cấp tương đương, và thuận lợi chuyển tiếp du học ở các bậc học sau;
- Giúp các em định hướng ngay từ đầu các lĩnh vực sẽ theo đuổi trong sự nghiệp.
<<< Xem thêm: Tìm hiểu con đường học đại học CNTT sớm cho giới trẻ
3. Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin
Theo thống kê thì đại học Bách khoa khoa công nghệ thông tin có điểm chuẩn tăng liên tục trong nhiều năm qua và nằm trong top của cả nước về số lượng sĩ tử đăng ký lẫn điểm chuẩn cao.
Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc này chẳng hạn như đổi mới về phương thức xét tuyển như xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực,… độ cạnh tranh cao nhưng chỉ tiêu cũng thay đổi lớn dẫn đến điểm tăng cao.
3.1 Đại học Bách khoa khoa công nghệ thông tin Hà nội
Cùng với kinh nghiệm và chất lượng giảng dạy, đại học Bách khoa Hà Nội đã tiếp nhận rất nhiều đơn xét tuyển. Chính vì vậy mà điểm chuẩn của trường rất cao so với những trường khác. Trong năm 2022, chỉ tiêu và điểm chuẩn của Đại học Bách khoa khoa công nghệ thông tin cụ thể như sau:
- CNTT: Khoa học máy tính: Với chỉ tiêu tuyển sinh 300 sinh viên - điểm chuẩn theo diện DGTD: 22,25 điểm.
- CNTT: Kỹ thuật máy tính: Với chỉ tiêu tuyển sinh 200 sinh viên - điểm chuẩn dựa trên điểm thi THPTQG: 28,29 điểm. Làm chuyên ngành có điểm chuẩn cao nhất trường. Điểm chuẩn theo diện DGTD: 21.19 điểm.
- Công nghệ thông tin (Việt - Nhật): Với chỉ tiêu tuyển sinh 240 sinh viên - điểm chuẩn dựa trên điểm thi THPTQG: 27,25 điểm. Điểm chuẩn theo diện DGTD: 18,39 điểm.
- Công nghệ thông tin (Global ICT): Với chỉ tiêu tuyển sinh 100 sinh viên - điểm chuẩn theo diện DGTD: 21,96 điểm.
- Công nghệ thông tin (Việt - Pháp): Với chỉ tiêu tuyển sinh 40 sinh viên - điểm chuẩn theo diện DGTD: 16,26 điểm.
- Khoa học máy tính - hợp tác với đại học Troy (Hoa Kỳ): Với chỉ tiêu tuyển sinh 80 sinh viên - điểm chuẩn dựa trên điểm thi THPTQG: 25,15 điểm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023 chưa được đại học Bách khoa Hà Nội công bố, tuy nhiên dự kiến sẽ tăng 2 đợt kỳ thi đánh giá tư duy so với năm 2022.
<<< Xem thêm: Lợi ích khi cha mẹ cho con học FUNiX để định hướng đại học
3.2 Đại học Bách Khoa khoa công nghệ thông tin Đà Nẵng
Đại học bách khoa Đà Nẵng được xem là một trong những trường đại học trọng điểm của cả nước. Nơi đây được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn cho con đường học tập của mình. Đặc biệt là những bạn yêu thích về công nghệ, điện tử.
Là một đại học trọng điểm, vậy nên chất lượng giảng dạy cũng như đào tạo của Bách Khoa rất tốt. Mức độ cạnh tranh khá cao, bởi điểm chuẩn đầu vào được lấy ở mức khá cao. Ngành công nghệ thông tin là ngành đặc thù với mức điểm cao nhất 26,65 điểm vào năm 2022.
Cụ thể, điểm chuẩn của đại học bách khoa khoa công nghệ thông tin Đà Nẵng vào năm 2022 cho các ngành liên quan như sau:
- Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo: Đây là chuyên ngành CNTT có điểm chuẩn xếp thứ 2 là 26,5 điểm
- Công nghệ thông tin: Thuộc hệ ngôn ngữ Nhật với mức điểm 26,1
Năm 2022, ĐH Bách khoa Đà Nẵng tuyển khoảng 3.200 chỉ tiêu thông qua 6 phương thức chính. Nhìn chung, tỷ lệ chọi mỗi năm của các ngành công nghệ thông tin của trường rất cao.
<<< Xem thêm: Những lưu ý khi chọn nghề lập trình vào đại học
3.3 Đại học Bách khoa khoa công nghệ thông tin TP Hồ Chí Minh
Năm 2022, đại học Bách Khoa TP HCM xét tuyển theo phương thức kết hợp giữa điểm thi đánh giá năng lực (của đại học Quốc gia TP HCM), điểm thi THPTQG và điểm học tập THPT.
Công thức tính cụ thể như sau:
- Điểm xét tuyển = [Điểm ĐGNL quy đổi] x 70% + [Điểm thi tốt nghiệp THPT quy đổi] x 20% + [Điểm học tập THPT] x 10%.
Trong đó: Điểm ĐGNL quy đổi = [Điểm ĐGNL] x 90/990.
- Điểm thi tốt nghiệp THPT quy đổi = [Điểm TN THPT theo tổ hợp đăng ký] x 3.
- Điểm học tập THPT = Tổng (Điểm tổng kết năm học học tập THPT theo tổ hợp đăng ký) cả ba năm lớp 10, 11, 12.
Chỉ tiêu và điểm chuẩn 2022 cụ thể như sau:
- Khoa học máy tính: Chỉ tiêu 240 - điểm chuẩn 75,99 điểm.
- Kỹ thuật máy tính: Chỉ tiêu 100 - điểm chuẩn 66,86 điểm.
- Khoa học máy tính (CLC bằng tiếng Anh): Chỉ tiêu 100 - điểm chuẩn 67,24 điểm.
- Kỹ thuật máy tính (CLC bằng tiếng Anh): Chỉ tiêu 55 - điểm chuẩn 65 điểm.
- Khoa học máy tính (CLC bằng tiếng Nhật): Chỉ tiêu 40 - điểm chuẩn 61,92 điểm.
<<< Xem thêm: Chọn học lập trình trước ngưỡng cửa đại học thế nào?
4. Các hình thức xét tuyển
Để có thể trở thành sinh viên Đại học Bách Khoa công nghệ thông tin, các sĩ tử phải lựa chọn các hình thức xét tuyển dưới đây:
4.1 Xét tuyển tài năng
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: đối với các thí sinh tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế, thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba quốc gia.
Xét tuyển thẳng căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
Xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
4.2 Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia
Điểm xét tuyển được xác định theo tổng điểm thi 3 môn trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt mức điểm chuẩn mà trường công bố.
Thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên có thể quy đổi thành điểm theo quy định của nhà trường để thay thế cho môn thi tiếng Anh ở kỳ thi THPT theo tổ hợp xét tuyển.
<<< Xem thêm: Bằng đại học công nghệ thông tin ra làm gì trong lĩnh vực công nghệ?
4.3 Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy
Kỳ thi này sẽ tổ chức sau kỳ thi THPT quốc gia tại 3 địa điểm của miền Bắc theo quy định của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài dự thi gồm 2 phần: Phần bắt buộc và phần tự chọn với tổng thời gian làm bài là 180 phút. Phần bắt buộc gồm Toán và Đọc hiểu với thời gian làm bài 120 phút. Phần tự chọn các bạn dự thi được chọn 1 trong 3 tổ hợp: Lý - Hóa (BK1), Hóa - Sinh (BK2), Tiếng Anh (BK3).
4.4 Xét tuyển liên thông Trung cấp, Cao đẳng
Là hình thức dành riêng cho các bạn đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng có mong muốn liên thông lên Đại học để nâng cao trình độ và học thêm các kiến thức, kỹ năng mới, chuyên sâu liên quan đến ngành Công nghệ thông tin.
Hình thức này khá phổ biến hiện nay, đó là hình thức vừa làm vừa học. Hình thức này sẽ không ảnh hưởng đến việc đi làm của bạn. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian cuối tuần để đi học với thời gian chưa đến 2 năm bạn đã có được tấm bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin trong tay.
Đại học Bách khoa khoa công nghệ thông tin luôn có điểm chuẩn khá cao qua từng năm. Chính vì vậy nếu bạn có niềm đam mê vào trường thì phải nỗ lực hết mình ngay từ bây giờ để chạm đến ước mơ và không phải hối hận. Ngoài ra, nếu bạn cũng đam mê lĩnh vực Công nghệ thông tin và muốn sở hữu bằng Đại học CNTT trực tuyến thì đừng bỏ qua các chương trình học tại FUNiX
5. Chương trình Khoa học máy tính chất lượng tại FUNiX
Hiện nay, FUNiX đã thiết kế chương trình khoa học máy tính với Python dành riêng cho học sinh cấp 2, cấp 3 có đam mê theo đuổi lĩnh vực CNTT. Trang bị cho mình sớm những hiểu biết về lĩnh vực máy tính chính là điểm mạnh vượt trội so với bạn bè đồng trang lứa trong quá trình thi tuyển vào các trường đại học hàng đầu như đại học Bách Khoa.
Chương trình khoa học máy tính của FUNiX bao gồm 3 học phần:
- Khoa học máy tính: Làm quen với khoa học máy tính, tìm hiểu về các khái niệm, cú pháp, câu lệnh trong lập trình với ngôn ngữ Python.
- Lập trình Website: Tìm hiểu về website, học cách viết Website bằng HTML, CSS và JavaScript.
- Game với Python: Lên ý tưởng thiết kế game, học các câu lệnh, cú pháp để xây dựng một trò chơi hoàn chỉnh.
Khi tham gia chương trình, học viên còn được học với mô hình FUNiX Way hiện đại, phù hợp với xu thế giáo dục 4.0: học online 100% linh hoạt với Mentor 1-1, học dưới hình thức chơi game trên nền tảng CodeCombat, học đi đôi với làm sản phẩm thực tế,…
Sau khi kết thúc chương trình học, trẻ sẽ được trang bị các kiến thức theo tiêu chuẩn kiến thức khung CSTA K-12 CS của Mỹ - Khung chuẩn quốc tế về Khoa học máy tính được công nhận rộng rãi dành riêng cho học sinh.
>>> Nếu bạn đang có nhu cầu tham gia khóa học Khoa học máy tính của FUNiX, tìm hiểu ngay tại đây:
<<< Xem thêm:
- Top trường đại học công nghệ thông tin đào tạo ngành Trí tuệ nhân tạo và Robotics
- Điểm cần lưu ý khi chọn nghề vào đại học ở thời 4.0
- So sánh học phí công nghệ thông tin tại các trường đại học
- Từ đại học chuyển sang học online phi truyền thống
- Review chương trình Đại học trực tuyến tại FUNiX
- Cách tích lũy kiến thức vào đại học ngành CNTT sớm
Đào Thị Kim Thảo