Cinnamon là một trong những loại dược liệu quý với nhiều công dụng khác nhau. Bên cạnh việc ứng dụng vào các phương thuốc chữa bệnh, Cinnamon còn được sử dụng phổ biến trong các công thức chế biến món ăn. Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu ngay nhé.
Quế được sử dụng nhiều trong chữa bệnh và chế biến món ăn (Ảnh: Internet)
Cinnamon là gì
Cinnamon là gì? Ở bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn một loại hương liệu dùng trong chế biến món ăn. Cinnamon là tên khoa học của một số loại thực vật, tên tiếng Việt là quế. Phần mà chúng ta thường sử dụng là phần thu được từ lớp vỏ thân, cành của cây quế, có vị cay, mùi thơm được dùng để để làm thuốc và gia vị trong chế biến thực phẩm. Quế là cây gỗ lớn cao 10-20m. Vỏ thân nhẵn, lá mọc so le, có cuống ngắn, cứng và giòn, đầu nhọn hoặc hơi tù, có 3 gân hình cung. Hoa màu trắng. Quả hạch, hình trứng, khi chín màu nâu tím, nhẵn bóng.
Hoa nở tháng 6-8, quả từ tháng 10-12 tới tháng 2-3 năm sau. Theo Đông y, quế có vị cay, ngọt, tính rất nóng, mùi thơm. Có tác dụng ôn trung bổ ấm, tán ứ chỉ thống và hoạt huyết thông kinh. Thường được sử dụng phối hợp với một số loại dược liệu khác trị đau dạ dày và đau bụng, tiêu chảy; choáng, cảm lạnh, buốt các ngón tay chân; ho hen, đau khớp và đau lưng; bế kinh, thống kinh; huyết áp cao, tê cóng,… Bên cạnh đó, quế còn được sản xuất thành nhiều sản phẩm khác nhau như nhan quế, tinh dầu quế, bột quế… Mỗi sản phẩm có mỗi công dụng và tính chất khác nhau, được áp dụng vào các hoạt động sinh hoạt của con người.
Thành phần dinh dưỡng của Cinnamon
Quế sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô. Trong quế khô có các thành phần như calo, chất xơ, 68% lượng mangan khuyến cáo hàng ngày, 8% lượng canxi khuyến cáo hàng ngày, 4% lượng sắt khuyến cáo hàng ngày, 3% lượng vitamin K. Và hàng loạt hợp chất hữu ích cho sức khỏe như cinnamaldehyde, acid cinnamic, cinnamate, phenolic, flavonoid, chất chống oxy hóa… Với hàm lượng các chất dinh dưỡng phong phú và khả năng chống oxy hóa hiệu quả, quế có vai trò quan trọng không chỉ trong việc chữa bệnh mà còn trong chế độ ăn uống.
Cách dùng Cinnamon
Món tôm nướng kết hợp bột quế thơm ngon (Ảnh: Internet)
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, chỉ cần một nửa thìa cà phê bột quế mỗi ngày, bạn có thể thoải mái hưởng thụ những công dụng của quế khô với lượng đường trong máu, hệ tiêu hóa, miễn dịch và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, liều lượng mạnh hơn là chìa khóa cho sức khỏe tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh. Trong chế biến món ăn, quế được dùng làm gia vị tăng thêm vị thơm và nồng, tạo nên hương vị đặc trưng. Bạn có thể sử dụng vỏ quế khô để nấu món bùn bò Huế nổi danh hoặc bột quế để nướng các nguyên liệu như tôm, sườn,…
Đặc biệt, với các món thực dưỡng, quế là một thành phần không thể thiếu. Việc sử dụng quế vào việc chế biến các món thực dưỡng không chỉ mang lại hương vị thơm ngon cho món ăn mà còn chúng còn phối hợp với các vị thuốc Đông y khác đem đến công dụng thực dưỡng hiệu quả cho các món ăn. Ví dụ như bạn chế biến món vịt tiềm hay gà ác tiềm thuốc bắc, gà hầm ngải cứu thì quế là một gia vị không thể thiếu. Có thể nói, thiếu quế, hương vị món ăn được chế biến ra sẽ không tròn vị.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng quế, các bạn cần lưu ý rằng sử dụng đúng liều lượng cho phép nhé. Chắc hẳn, sa tế và các món ăn từ sa tế không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, các bạn đã biết rõ sa tế là gì và có nguồn gốc từ đâu hay cách làm sa tế tại nhà vừa an toàn, đơn giản thế nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu các vấn đề này nhé!