Bệnh lý tuyến giáp là các bệnh thường gặp trong đời sống hiện nay. Vậy các bệnh lý này có những loại nào? Cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh lý tuyến giáp thường gặp qua bài viết dưới đây nhé!
1Bệnh tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở vùng cổ trước khí quản, hình con bướm, là nơi sản xuất hormone có tác động đến hầu như tất cả các chức năng của cơ thể như nhịp tim, nhiệt độ, nhịp thở, cân nặng, tiêu hoá, tâm trạng...
Bệnh tuyến giáp là tình trạng bất thường về chức năng hoặc cấu trúc gây nên những thay đổi của cơ thể. Các bệnh lý về tuyến giáp có thể chia thành 4 loại cơ bản như:[1]
- Bướu giáp đơn thuần: đây là bệnh lành tính. Bệnh là tình trạng một bướu giáp lan tỏa (tăng kích thước) nhưng không làm thay đổi về nồng độ hormone giáp, không có dấu hiệu của viêm giáp hay ung thư giáp.
- Viêm tuyến giáp: là tình trạng tuyến giáp xảy ra viêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy theo giai đoạn bệnh mà gây ra những thay đổi chức năng tuyến giáp như suy giáp, cường giáp.
- Bệnh Basedow: Dấu hiệu nhận biết bệnh này là tình trạng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, hay đổi tâm trạng, hồi hộp - gầy sút
- U tuyến giáp: xuất hiện khối u tăng sinh ở tuyến giáp gồm 2 loại u tuyến giáp lành tính (adenoma) và u tuyến giáp ác tính (carcinoma).
Bệnh tuyến giáp là những bệnh thay đổi cấu trúc hoặc chức năng tuyến giáp
2Nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp
- Bệnh tự miễn: trong đó có bệnh Hashimoto gây suy giáp, bệnh Graves gây cường giáp. Các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công vào mô lành tuyến giáp.
- Phẫu thuật, xạ trị vùng cổ: làm tổn thương tuyến giáp, gây suy giảm kích thước và chức năng.
- Viêm vùng tuyến giáp: rối loạn tự miễn hoặc do virus, vi khuẩn tấn công vào các tế bào tuyến giáp.
- Sử dụng thuốc: lithium (dẫn đến suy giáp), thuốc hormone tuyến giáp (gây ra cường giáp)
- Bệnh sơ sinh: trẻ bị lạc tuyến giáp, không có tuyến giáp.
- Rối loạn tuyến yên: tuyến yên là cơ quan sản xuất ra hormone kích thích tuyến giáp hoạt động. Bất cứ thay đổi nào ở tuyến này cũng ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp.
- Cung cấp thiếu iot hoặc thừa iot.
- Viêm tuyến giáp sau sinh: xảy ra khoảng 5% - 9% phụ nữ sau sinh, có thể hồi phục sau một thời gian.
3Dấu hiệu của bệnh giáp
Mỗi thay đổi của tuyến giáp có thể gây nên tình trạng cường giáp, suy giáp. Với mỗi trường hợp này thì thường biểu hiện những dâu hiệu khác nhau.[2]
Dấu hiệu Bệnh cường giáp Bệnh suy giáp Rối loạn điều hòa thân nhiệt nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều, run chi sợ lạnh, thân nhiệt giảm Nhịp tim nhanh (lớn hơn 100 lần/phút), hồi hộp đánh trống ngực chậm Huyết áp tăng (đặc biệt tăng huyết áp tâm thu) thấp Nhu động ruột tăng, hay gặp tiêu chảy giảm, táo bón kéo dài Mắt long lanh Thần kinh bồn chồn, lo âu, bứt rứt, khó tập trung triệu chứng chính thường là uể oải - mất ngủ Run tay tầm số cao, biên độ thấp, đều Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, có thể mất kinh, giảm khả năng tình dục Giấc ngủ mất ngủ, ngủ không sâu giấc Rối loạn giấc ngủ Tóc, móng mủn, dễ gãy Cân nặng giảm, dù ăn nhiều hơn bình thường tăng, dù không thay đổi chế độ ăn Sinh hoạt uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều uống ít, tiểu ít Phản xạ gân xương tăng giảm, cảm giác duỗi cứng cơMột số dấu hiệu của cường giáp thường gặp
4Biến chứng của bệnh tuyến giáp
Dựa vào tình trạng cường giáp hoặc suy giáp sẽ dẫn đến nhiều biện chứng khác nhau.
Nếu tình trạng cường giáp lâu dài có thể dẫn tới tình trạng sau:
- Rung nhĩ: nhịp tim không đều hình thành cục máu đông, có thể dẫn tới đột quỵ hoặc thiếu máu cơ tim.
- Suy tim sung huyết: Do nhịp nhanh giảm dự trữ khả năng co bóp cơ tim.
- Loãng xương: do hormone giáp tăng cao cản trở việc đưa canxi vào xương.
- Mắt: lồi mắt, nhạy cảm với ánh sáng, có thể nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
- Trong thai kỳ: có thể gặp tình trạng tiền sản giật, sinh non, sẩy thai.
- Cơn bão giáp: đây là tình trạng cấp cứu với một số đặc điểm: loạn nhịp tim, suy tim tiến triển, truỵ tim mạch, mất nước, lú lẫn...
Nếu tình trạng suy giáp kéo dài không được khắc phục có thể dẫn đén tình trạng:
- Rối loạn lipid máu: do suy giáp có xu hướng làm tăng cholesterol.
- Rối loạn thần kinh ngoại biên: gây ra đau, tê, ngứa cánh tay.
- Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tiết khác: làm tăng nguy cơ đái tháo đường, hạ đường huyết, vô sinh, suy vỏ thượng thận,...
- Hôn mê: hiếm gặp, khó nhận biết, xảy ra từ từ.
Bướu cổ có thể chèn vào các cấu trúc vùng cổ gây khó thở hoặc khó nuốt
5Các chẩn đoán phát hiện bệnh tuyến giáp
Bác sĩ tiến hành khám lâm sàng kích thước tuyến giáp có to hay không, vị trí tuyến giáp có lạc chỗ hay không và các đặc điểm của hiện tượng suy giáp hay cường giáp.
Xét nghiệm máu: nhằm đánh giá chính xác tình trạng của tuyến giáp là bình giáp, suy giáp hay cường giáp.
- Xét nghiệm TSH: đánh giá hormone được sản xuất từ tuyến yên chi phối tuyến giáp.
- fT3, fT4: các hormoen T3, T4 tự do. Đây là hai hormone chính của tuyến giáp được dùng để đánh giá chức năng.
- Ngoài ra có thể thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân như xét nghiệm kháng thể kháng giáp, xét nghiệm calcitonin, xét nghiêmh thyroglobulin,
Chẩn đoán hình ảnh: nhằm đánh giá tình trạng tuyến giáp và ảnh hưởng của đến các cơ quan khác vùng cổ một cách khách quan. Các phương pháp được sử dụng có thể là siêu âm, cắt lớp vi tính (CT-scanner), xạ hình tuyến giáp...
6Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ
Vì tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan của cơ thể nên nếu có các dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay:
- Nhịp tim thay đổi bất thường lớn hơn 100 lần/phút hoặc nhỏ hơn 60 lần/phút khi đang ở trạng thái nghỉ ngơi.
- Thay đổi tiết mồ hôi: quá nhiều hoặc quá ít.
- Thay đổi chức năng tiêu hóa: thường xuyên tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
- Cân nặng thay đổi nhưng không thay đổi chế độ sinh hoạt hoặc làm việc.
- Xuất hiện khối u ở cổ.
- Luôn ở mãi một trạng thái hoặc lo âu, bồn chồn hoặc thờ ơ, lạnh nhạt.
- Gặp phải rối loạn giấc ngủ, mất ngủ thường xuyên.
Nơi khám chữa bệnh uy tín
Nếu có nhu cầu, bạn có thể đến khoa nội tiết của bất kỳ phòng khám, bệnh viện nào để có thể nhận được sự điều trị từ các bác sĩ. Có thể tham khảo một số bệnh viện lớn sau:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viên Gia An 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM,...
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,...
7Phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp
Mục đích điều trị khi gặp các bệnh lý tuyến giáp là đưa nồng độ tuyến giáp về trạng thái bình giáp. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh cũng như nguyên nhân mà người ta sẽ có những phương pháp khác nhau.
Với bệnh nhân đang có nồng độ hormone giáp cao (cường giáp), sẽ được chỉ định:
- Sử dụng thuốc kháng giáp: để ngăn cản tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone. Một số thuốc được sử dụng là methimazole và propylthiouracil.
- Iot phóng xạ: tiêu diệt các tế bào giáp.
- Phẫu thuật: nhằm loại bỏ nguyên nhân gây cường giáp.
Với bệnh nhân suy giáp, bệnh nhân thường được sử dụng hormone giáp nhân tạo với tên gọi levothyroxine.
8Phương pháp phòng ngừa bệnh tuyến giáp
- Thường xuyên để ý vùng cổ và tự khám tuyến giáp.
- Kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ khi có yếu tố nguy cơ như có tiền sử mắc các bệnh lý tuyến giáp hoặc gia đình có người mắc các bệnh lý tuyến giáp.
- Đo nồng độ hormone giáp trong khi mang thai và 6 tháng sau sinh.
- Bổ sung vừa đủ lượng iot trong bữa ăn hàng ngày.
- Luyện tập thể dục đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quát về các bệnh lý tuyến giáp. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè để nhận biết được sớm các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp để được phát hiện và điều trị sớm nhé!