1. Biểu hiện của cận thị nhẹ
Cận thị được chia thành 3 mức độ khác nhau gồm cận nhẹ, trung bình. Trong đó người bị cận từ -0.25 đi-ốp đến dưới -3 đi-ốp được xếp vào nhóm cận thị nhẹ.
Mỗi mức độ cận thị sẽ có biểu hiện và thị lực khác nhau. Cận thị nhẹ có biểu hiện không quá rõ ràng và thường dễ nhầm lẫn với cận thị giả do đó bạn cần chú ý quan sát các thay đổi của cơ thể.
Những dấu hiệu cận thị nhẹ như:
- Nhìn gần rõ, nhìn xa mờ.
- Thị lực vào buổi tối, nơi có ánh sáng kém giảm.
- Chảy nước mắt, dụi mắt thường hơn và hay nheo mắt khi nhìn xa.
- Mắt trở nên nhạy cảm hơn với nguồn sáng mạnh.
- Cảm thấy đau đầu, nhức mắt.
Người bị cận thị nhẹ có các biểu hiện trên ở mức độ nhẹ, hình ảnh người cận thị nhìn thấy khi ở gần bình thường, chỉ thấy mờ khi vật ở khoảng cách xa 4m đến 5m và hình ảnh không quá mờ. Chính vì vậy càng quan sát kỹ mới có thể nhận biết chính xác mắt bị cận thị.
2. Cận thị nhẹ có nên đeo kính cận không?
Nếu không điều trị xóa cận, giảm độ cận thì người bị cận thị nhẹ cần đeo kính để cải thiện thị lực. Bạn cần đeo kính đúng độ và tuân thủ thời gian đeo kính theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể:
- Người bị cận thị dưới -1 đi-ốp: thị lực gần như không có thay đổi nhiều nên bạn có thể không cần đeo kính cận thường xuyên. Đặc biệt nên đeo kính khi lái xe, xem ti vi, làm việc,...
- Cận từ -1 đến -1.75 đi-ốp: Nên đeo kính khi nhìn xa, đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử, lái xe.
- Người cận nhẹ từ -2 đi-ốp đến -3 đi-ốp: Cần đeo kính thường xuyên trong hầu hết các sinh hoạt thường ngày để tránh mắt bị quá tải do phải điều tiết nhiều.
Rất nhiều bậc phụ huynh không mong muốn con mình phải đeo kính cận. Nhưng tình trạng cận thị ở trẻ em dù là nhẹ hay nặng vẫn cần được đeo kính để tránh ảnh hưởng tới chất lượng học tập, sinh hoạt hằng ngày.
Phụ huynh cần hiểu rằng, việc đeo kính cận không phải là tác nhân khiến tăng độ cận thị. Ngược lại, nếu trẻ cận dưới 1 độ mà bị trì hoãn đeo kính cận sẽ khiến thị lực giảm đi đáng kể. Vì vậy, nếu mắc chứng cận thị nhẹ vẫn nên đeo kính để giúp trẻ nhỏ (người bị cận thị) có thể nhìn xa.
2. Cận thị nhẹ có chữa được không?
- Cận thị nhẹ từ -0.75 độ trở lên: Chữa dứt điểm bằng cách mổ cận.
- Dưới -0.75 độ hoặc chưa đủ điều kiện mổ cận: Có thể khắc phục tình trạng bằng cách đeo kính gọng hoặc kính áp tròng Ortho-K thường xuyên.
Tuy nhiên bạn cần đến bệnh viện để được khám và tư vấn cách điều trị thích hợp với độ cận và tình trạng sức khỏe của mắt.
Cận thị nhẹ không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, học tập và làm việc nhưng có thể tiến triển, tăng độ cận nhanh đặc biệt là trong độ tuổi đi học nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Cận thị mức độ nhẹ cũng không thể chữa khỏi bằng phương pháp tự nhiên hay dùng thuốc. Để khắc phục tình trạng và tránh cận thị tiến triển bạn có thể áp dụng những cách làm sau:
2.1 Sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc bổ
Hiện nay không có thuốc uống chữa cận thị, nhưng bạn có thể dùng thuốc bổ mắt để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mắt, giúp mắt khỏe mạnh hơn, hạn chế cận thị tăng độ nhanh chóng.
Người bị cận thị nhẹ nên dùng các loại thuốc bổ mắt chứa Vitamin A, E, C, Vitamin nhóm B, dầu cá Omega 3, 6, Kẽm, Crom, Lutein, Zeaxanthin,... để bảo vệ mắt, tăng cường thị lực, mắt khỏe mạnh hơn ngăn ngừa tăng độ cận.
Cần lưu ý không nên tập trung bổ sung duy nhất một loại chất dinh dưỡng cho mắt mà nên có sự phối hợp đầy đủ các chất khác nhau.
2.2 Tập nhìn xa, massage mắt thường xuyên
Ngay tại nhà bạn cũng có thể sử dụng bài tập cho mắt cận thị, giúp mắt cải thiện thị lực, giảm các triệu chứng khó chịu do cận thị, giúp mắt sáng khỏe hơn như sau:
Người bị cận thị nhẹ nên cho mắt massage, tập nhìn xa để giúp các cơ xung quanh mắt được thư giãn, thoải mái, giảm căng thẳng từ đó mắt sẽ có thị lực tốt hơn, giảm mờ, mỏi, khó chịu.
Bạn có thể thực hiện các bài massage mắt dễ dàng, bất cứ lúc nào cảm thấy mắt bị quá tải và căng thẳng. Hãy dành từ 15 đến 20 phút mỗi ngày thực hiện theo các bài tập sẽ thấy mắt giảm mỏi mệt, thị lực tốt hơn và còn giúp ngăn ngừa tăng độ cận.
2.3 Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt cận
Ăn gì để giảm cận thị? - từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm trên Google. Tuy nhiên sẽ chẳng có loại thực phẩm nào giúp bạn giảm được độ cận thị.
Việc bổ sung các nhóm thực phẩm, chất dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tăng cường sức khỏe mắt và tránh tình trạng tăng độ cận. Một số loại thực phẩm bạn cần tăng cường như: các loại hạt, cá hồi, các loại trứng, bơ, trái cây có nhiều múi, khoai lang, các sản phẩm từ sữa,...
2.4 Dùng bài thuốc Đông Y, bài thuốc dân gian lưu truyền
Các bài thuốc Đông Y chữa cận thị là những phương thuốc có tác dụng bổ can thận, tăng cường sức khỏe, giúp lưu thông chất dinh dưỡng đến mắt tốt hơn.
Mặc dù không thể giúp chữa dứt điểm cận thị nhưng bài thuốc Đông Y giúp mắt khỏe mạnh hơn, phòng ngừa và ngăn chặn tăng độ cận.
2.5 Thay đổi thói quen sinh ngày thường ngày
Các thói quen sinh hoạt không hợp lý thường ngày như ngồi học không đúng tư thế, không đủ ánh sáng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị đặc biệt là cận thị học đường. Điều chỉnh các thói quen này là cách tốt giúp phòng ngừa, ngăn chặn cận thị tiến triển hiệu quả.
2.6 Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu, bấm huyệt chữa cận thị là phương pháp giúp lưu thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết mang lại hiệu quả cao với chứng cận thị giả. Đối với tật cận thị có công dụng hỗ trợ điều trị và giúp ngăn ngừa cận thị tiến triển nặng.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ về chứng cận thị nhẹ. Tuy đây chưa phải tình trạng bệnh lý làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống nhưng cũng khiến người mắc gặp phải không ít khó khăn trong sinh hoạt, làm việc. Để tránh cận thị tiến triển nặng, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất.