Trà là một đồ uống quen thuộc và phổ biến được sử dụng hằng ngày. Trà cũng đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “bà bầu có uống trà được không?” Hãy cùng Vinamilk tìm hiểu vấn đề đó trong bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu uống trà được không và nên uống như thế nào?
1. Bà bầu uống trà được không?
Theo kết quả các nghiên cứu khoa học vẫn chưa hoàn toàn xác định được tác hại của cafein có trong trà đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cafein là chất được các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng trong thai kỳ.
Để các bạn tham khảo, Vinamilk sẽ thống kê hàm lượng cafein trong một số loại trà ( dung tích 240ml) trong bảng dưới đây:
Loại trà
Hàm lượng cafein
Trà matcha
60 - 80mg
Trà ô long
38 - 58mg
Trà đen
47 - 53mg
Trà đóng chai
47 - 53mg
Trà anh
29 - 49mg
Cafein là một thành phần có trong trà và được coi là chất kích thích. Khi phụ nữ mang thai uống trà, cafein này sẽ đi qua nhau thai, sau đó sẽ đi vào máu của em bé. Thai nhi không thể chuyển hóa cafein nhanh chóng như người lớn, vì vậy các chuyên gia lo ngại nó sẽ gây tác hại với em bé đang phát triển.
Theo một số nghiên cứu, uống trà khi mang thai sẽ tăng nguy cơ sinh non, trẻ bị thiếu cân hoặc dị tật. Ngoài ra, theo một số phân tích, nếu bà bầu uống trà nạp vào cơ thể trên 300mg cafein thì những nguy cơ trên có khả năng sẽ tăng cao.
Ngoài việc gây ra ảnh hưởng xấu cho mẹ bầu, cafein còn dẫn đến nhiều tác hại cho em bé. Lá trà có 2 - 5% thành phần caffeine sẽ làm cho cơ thể đạt tới một độ hưng phấn nhất định, làm tăng yếu tố kích thích động thai, thậm chí còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, khiến em bé sinh ra có thể bị nhẹ cân.
Mặt khác, trong lá trà còn chứa acid tannic và theophylline, nhất là acid tannic khi kết hợp với nguyên tố sắt sẽ trở thành một hợp chất mà cơ thể khó hấp thu, từ đó khiến thai nhi không hấp thu được chất sắt. Nguy hiểm hơn nữa, nếu bé hấp thu quá nhiều caffeine còn dẫn đến suy giảm chức năng gan và dị tật.
Đối với các loại trà có hàm lượng cafein thấp hơn trong cafe nên mẹ bầu có thể sử dụng. Tuy không khẳng định sẽ ăn toàn tuyệt đối nhưng hầu hết là không ảnh hưởng quá lớn đến em bé và người mẹ.
Như vậy, bà bầu có uống trà được không? Câu trả lời là có. Nhưng trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu không nên sử dụng trà quá nhiều trà, đặc biệt là những loại trà chứa hàm lượng cafein cao. [FAQ] Bà bầu có uống trà được không? → Bà bầu có thể uống trà nhưng cần bảo lượng caffeine trong khuyến cáo cho mẹ bầu (tối đa 200mg caffeine/ngày)
Tham khảo thêm: Bà bầu uống sữa tươi không đường được không?
Có nên uống trà khi đang có bầu?
2. Mẹ bầu uống trà có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Việc uống nhiều trà cũng có một số tác động không tốt đến thai nhi:
- Nếu uống trà quá nhiều trong thời kỳ mang thai, lượng caffeine trong trà sẽ làm giảm hấp thụ Axit Folic, ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi
- Nếu mẹ bầu uống trà quá nhiều còn gây cản trở quá trình hấp thụ sắt và hemoglobin của cơ thể dẫn đến thiếu máu, oxy ở mẹ và các vấn đề về truyền dinh dưỡng cho thai nhi
- Trà chứa Caffeine là chất khuyến cáo nên tránh suốt thai kỳ, nếu uống các loại trà có chứa caffeine quá nhiều trong thai kỳ dễ sinh con nhẹ cân, thiếu tháng.
Tuy nhiên việc uống trà cũng đem lại cho thai nhi những lợi ích sau:
- Trà có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, protein rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi.
- Trà là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm hàng đầu trong các loại thực phẩm, 1 chất dinh dưỡng rất cần thiết và quan trọng cho quá trình mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.
- Trà xanh (chè tươi) còn giúp tăng cường chức năng tim và thận, thúc đẩy lưu thông máu, giúp tiêu hóa tốt hơn. Nó tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và qua đó ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi.
- Ngoài ra uống trà còn giúp nhiều mẹ bầu cảm thấy thư giãn hiệu quả; trà xanh còn hạn chế tình trạng phù nề thai kỳ của mẹ bầu.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống sữa tươi thay sữa bầu được không?
3. Mẹ bầu nên uống trà như thế nào?
Để tận dụng được những lợi ích và tránh những tác hại mà việc uống trà gây ra, mẹ bầu nên uống trà đúng cách.
3.1 Không uống trà trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với cả mẹ và bé. Bởi vâỵ, trong giai đoạn này, những thực phẩm có ảnh hưởng tới thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc uống trà xanh với lượng lớn EGCG có thể gây ra các vấn đề liên quan đến axit folic và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Do đó, bà bầu nên hạn chế sử dụng trà xanh với lượng lớn, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Đến tháng thứ 4 có thể uống một ít.
3.2 Lượng trà mẹ bầu nên dùng mỗi ngày
Mỗi tách trà xanh trung bình chứa khoảng 40 - 50 milligram caffeine. Bởi vậy, mẹ bầu có thể uống 2 - 3 ly trà xanh mỗi ngày vẫn đảm bảo lượng caffeine trong khuyến cáo cho mẹ bầu (tối đa 200mg caffeine/ngày). Thế nhưng nếu hàng ngày bạn còn có khả năng nạp lượng caffeine từ những thức uống khác vào cơ thể như cà phê. Cho nên để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên uống 1 ly trà xanh mỗi ngày.
Tham khảo: Bà bầu uống trà atiso được không?[FAQ] Bà bầu nên dùng bao nhiêu ly trà xanh một ngày?→ Bà bầu có thể uống 2 - 3 ly trà xanh mỗi ngày vẫn đảm bảo lượng caffeine trong khuyến cáo cho mẹ bầu (tối đa 200mg caffeine/ngày)
3.3 Thời điểm uống trà mẹ bầu nên lưu ý
- Không uống trà vào lúc đói hay ngay sau bữa ăn. Nên uống trà sau ăn khoảng 1 giờ.
- Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nước trà xanh để qua đêm không tốt cho mẹ bầu.
- Không uống trà cùng với thuốc, đặc biệt là khi uống bổ sung viên sắt.
- Và khi mẹ bầu đã uống trà thì không uống thêm cà phê hoặc nhâm nhi 1 cốc bia.
4. Những loại trà mẹ bầu có thể uống
- Trà bạc hà: giúp mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như ốm nghén, ợ nóng, khó tiêu… Hơn nữa, trà bạc hà còn là một “liều thuốc an thần”, giúp mẹ bầu bị chứng khó ngủ cải thiện chất lượng giấc ngủ. Loại trà này có hương thơm nhẹ nhàng, kích thích hoạt động hô hấp, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống quá nhiều trà bạc hà vì chúng vẫn chứa một lượng nhỏ caffein, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
- Trà gừng: giúp mẹ giảm bớt sự khó chịu do ốm nghén, giúp mẹ bầu làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, bầu cũng không nên uống thường xuyên.
- Trà xanh: có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe, chứa các thuộc tính giúp ngăn ngừa các thiệt hại cho các tế bào da, đồng thời, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh huyết áp cao, các bệnh tim mạch và tiểu đường. Chất chống oxy hóa catechin trong trà xanh có thể ức chế vi khuẩn liên quan đến bệnh nướu và sâu răng cũng như có thể cải thiện sức khỏe xương khớp. Thêm vào đó, trà xanh cũng tăng khả năng miễn dịch, giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 1 ly trà xanh mỗi ngày.
Tham khảo: Bà bầu uống sữa hạt có tốt không?
Trà gừng giúp bà bầu làm ấm cơ thể
5. Những loại trà mẹ bầu nên tránh
Bên cạnh những loại trà an toàn cho mẹ bầu, cũng có những loại trà cần tránh như:
- Trà xanh: mẹ bầu không nên sử dụng quá nhiều trà xanh khi mang thai. Trong trà xanh có nhiều caffeine gây cản trở việc hấp thụ axit folic, làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống.
- Trà sả: với tác dụng phụ có thể gây hạ huyết áp và co bóp cổ tử cung nếu sử dụng không cẩn thận, trà sả bị chống chỉ định đối với mẹ bầu.
- Trà sâm: bà bầu dùng nhân sâm lại gây tác hại đối với sự phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, chảy máu khi sinh, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, khô miệng, mất cân bằng lượng đường trong máu.
- Trà rễ cam thảo: tác dụng phụ của cam thảo có thể dẫn đến một số biến chứng đối với sức khỏe sinh sản. Trong cam thảo có hợp chất glycyrrhizin có thể gây căng thẳng cho thai nhi trong bụng, giảm chỉ số thông minh và gia tăng các vấn đề hành vi của trẻ sau này.
- Trà cây dâm bụt: do trà này chiết xuất từ phần rễ cây có nguy cơ can thiệp vào nồng độ estrogen của cơ thể sẽ làm cản trở quá trình phát triển của phôi thai.
Trà hoa dâm bụt gây cản trở quá trình phát triển phôi thai
6. Lưu ý cho mẹ bầu khi uống trà trong thai kỳ
Tuy chưa có nghiên cứu nào có thể chứng minh phụ nữ mang thai không được sử dụng trà. Nhưng bạn nên sử dụng với hàm lượng cafein không vượt quá mức chỉ định là 200 - 300mg mỗi ngày.
Để tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi, bạn nên lựa chọn những loại trà có nhãn mác, bao bì đúng chuẩn, được bán tại các cửa hàng uy tín. Vì ngày nay, những nhà sản xuất trà kém chất lượng thường trộn những tạp chất có hại vào trà, điều này rất có hại cho mẹ và bé.
Nếu trà bạn dùng chứa một hay một số thành phần sau sẽ không gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai.
- Lá mâm xôi: trà từ lá mâm xôi được cho là an toàn cho cơ thể của bạn. Khi sử dụng có thể giảm bớt thời gian chuyển dạ hỗ trợ tử cung sinh nở tốt hơn.
- Bạc hà: bạc hà được dùng để điều trị đầy hơi. buồn nôn hay ợ chua.Tuy nhiên những cống
- Gừng: theo khoa học thì gừng là một thực vật có tính ấm khá tốt với phụ nữ đang mang thai.Nếu tiêu thụ không quá 1g khô mỗi ngày bạn sẽ hạn chế được những khó chịu khi ốm nghén
- Tía tô: đây là một loại thảo dược làm giảm lo lắng, khó chịu bất ngủ. Tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nói đến công dụng và sự an toàn do họ không nhìn nhãn mác bao bì.
Tìm hiểu thêm: Mẹ uống nước lạnh cho con bú có sao không?
Tuy nhiên, những thành phần kể trên cũng có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách. Tốt nhất là dùng sau 12 tuần để thai ổn định hơn và giảm bớt nguy hiểm từ trà đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc bà bầu có uống trà được không. Hi vọng những thông tin này sẽ đem lại giá trị cho các bạn. Mẹ bầu cũng cần nhớ rằng để bảo vệ cho cả mẹ và bé một cách tốt nhất, hãy sử dụng trà đúng cách, đúng với liều lượng đã chỉ định. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều cafein và chất kích thích nhé