1. Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi có sao không?
Hoa mắt, chóng mặt kèm theo triệu chứng toát mồ hôi là hiện tượng thường gặp ở thai phụ. Trong đó, toát mồ hôi thường xuất hiện nhiều hơn 2 triệu chứng còn lại. Bởi thể trạng mẹ bầu thường có nhiệt độ cao hơn trước khi mang thai nên dễ toát mồ hôi. Nên đây là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi là hiện tượng khá phổ biến
Tuy nhiên, nếu biểu hiện toát mồ hôi thường xuyên xuất hiện kèm theo triệu chứng chóng mặt, hoa mắt thì đây có thể là dấu hiệu cơ thể mẹ bầu đang gặp vấn đề về sức khỏe. Những bệnh lý về huyết áp, thần kinh, đường huyết,... trong thai kỳ là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi. Khi mẹ bầu mắc các triệu chứng này sẽ dễ bị té ngã hoặc ngất xỉu đột ngột, điều này có thể gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm cho mẹ và bé. Chính vì thế, nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu trên nên thăm khám và thông báo với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi
Mỗi mẹ bầu đều có thể trạng, cơ địa và cách sinh hoạt khác nhau nên nguyên nhân gây hoa mắt, chóng mặt và toát mồ hôi cũng rất đa dạng. Nhưng đối với bất kỳ nguyên nhân nào thì mẹ bầu cũng nên kiểm tra sức khỏe ngay khi cơ thể xuất hiện các bất thường.
2.1. Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng toát mồ hôi và triệu chứng tăng dần là hoa mắt và chóng mặt. Khi chỉ số đường huyết dưới mức bình thường do cơ thể tạo ra nhiều hormone adrenaline khiến mạch máu co hẹp lại khiến cơ thể toát mồ hôi, chóng mặt.
Đường huyết thấp khiến cơ thể dễ toát mồ hôi và chóng mặt
Trong thời gian mang thai, việc hạ đường huyết thường xuất hiện do mẹ bầu bị nghén, chán ăn, thiếu chất dinh dưỡng hoặc thai phụ bị tiểu đường thai kỳ và đang trong quá trình sử dụng thuốc insulin.
2.2. Cơ thể thiếu nước
Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng chất điện giải từ đó dễ khiến bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi. Đặc biệt, thân nhiệt của mẹ bầu thường cao và có tần suất đi tiểu nhiều hơn thông thường. Điều này khiến cho cơ thể thai phụ luôn cần phải bổ sung lượng nước để bù lại cho lượng nước thoát ra ngoài.
2.3. Thay đổi tuần hoàn máu
Cơ thể mẹ bầu thay đổi không chỉ về hormone, thể trạng mà hệ tuần hoàn cũng có nhiều sự khác biệt để thích nghi với quá trình phát triển của thai nhi. Trong thai kỳ, cơ thể của mẹ cần tăng cường tạo và chuyển lượng máu nhiều hơn thông thường khoảng 50% để nuôi dưỡng thai nhi. Khi cơ thể chưa kịp thích ứng để tái tạo lượng máu lớn cùng với nhịp tim cao hơn so với khi chưa mang thai khiến cho bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi.
Hệ tuần hoàn chưa thích nghi khi cơ thể mang thai dễ gây chóng mặt
Tình trạng này thường gặp ở đầu thai kỳ, khi cơ thể của mẹ đang bắt đầu làm quen và thích ứng với sự xuất hiện của thai nhi. Đồng thời, một số thai phụ cũng gặp các triệu chứng này ở cuối thai kỳ khi cơ thể thai nhi cần bổ sung máu và dưỡng chất nhiều hơn để phát triển hoàn thiện trước khi chào đời.
2.4. Tụt huyết áp
Các hiện tượng chóng mặt, hoa mắt và toát mồ hôi cũng là dấu hiệu phổ biến khi mẹ bầu ở trạng thái huyết áp thấp hay còn gọi là tụt huyết áp. Trong những tháng đầu của thai kỳ, chỉ số huyết áp của mẹ thường thấp hơn do mạch máu giãn nở để phục vụ quá trình truyền máu cho tử cung và bánh nhau.
Ngoài ra, nguyên nhân tụt huyết áp cũng có thể do kích thước của thai lớn lên, khiến cho kích thước tử cung thay đổi tạo ra lực ép lên các vị trí mạch máu quan trọng. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu chuyển máu trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Tụt huyết áp kéo dài khi mang thai không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vì không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết.
2.5. Nôn nghén quá mức
Buồn nôn và nôn là tình trạng quen thuộc khi mẹ bầu thai nghén. Tuy nhiên, nếu nôn quá mức sẽ dễ khiến mẹ hoa mắt, chóng mặt. Do khi nôn nghén, cơ thể mẹ bầu không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng và dễ bị mất nước. Từ đó gây ra tình trạng chóng mặt đi kèm buồn nôn, nôn ngay cả khi ở trạng thái nằm hoặc ngồi.
Nôn nghén khiến cơ thể mẹ dễ mất nước và thiếu chất
2.6. Thiếu máu lên não
Khi mang thai, cơ thể cần cung cấp lượng máu nhiều hơn đến tử cung và bánh nhau để đáp ứng quá trình phát triển của bé. Chính vì thế, khi cơ thể không kịp tái tạo đủ lượng máu cần thiết sẽ khiến não thiếu máu và đó là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, mẹ bầu thiếu máu dễ nhận biết qua làn da xanh xao hoặc dễ bị mất sức, khó thở khi vận động hoặc làm việc.
3. Cần làm gì khi thai phụ chóng mặt hoa mắt?
- Thai phụ nên vận động nhẹ nhàng, đặc biệt hạn chế đi lại, vận động khi chóng mặt để tránh bị té ngã hoặc ngất xỉu.
- Nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe thai kỳ tổng quát, đảm bảo an toàn và tầm soát sớm tình trạng tiền sản giật.
- Mở cửa sổ hoặc mở quạt để tạo không khí thoáng mát cho thai phụ hít thở đều, cải thiện triệu chứng chóng mặt.
Thai phụ chóng mặt hoa mắt dễ bị té ngã, ngất xỉu
- Uống đủ nước, khoảng 2 - 2.5l mỗi ngày, có thể đa dạng như nước lọc, nước hoa quả và nước canh. Bổ sung nước từ từ bằng từng ngụm nước nhỏ và có thể pha thêm một ít đường để giúp đường huyết nhanh chóng trở lại bình thường.
- Nếu thai phụ đang đứng, hãy nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh để ngồi hoặc nằm xuống chậm rãi để tránh khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế sốc hoặc di chuyển mạnh cơ thể của mẹ bầu.
- Nên nằm ở tư thế nghiêng để giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Khi đổi tư thế thì nên từ từ, nhẹ nhàng, không thay đổi đột ngột.
- Nên tránh ăn với những loại thức ăn có mùi, nhiều dầu mỡ, nhiều carbohydrates,... gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.
- Không nên ăn quá no nhưng cũng không được để bụng đói. Bà bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa khác nhau. Khi buồn nôn thì không nên ăn.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng.
- Mẹ bầu có thể bổ sung khoảng 1 gram gừng (gừng tươi, bánh gừng, trà gừng,...) để giảm cảm giác buồn nôn.
Có thể thấy hiện tượng bà bầu bị hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi khá phổ biến tuy nhiên gia đình không được chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý hoặc biến chứng thai kỳ. Chính vì thế, thai phụ nên đảm bảo việc khám thai đều đặn và nếu có những dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế được được thăm khám và điều trị. Một địa chỉ mẹ bầu có thể tham khảo là Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị y tế đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.